
Từng khiến nhiều người mê mẩn bởi vẻ hiện đại, thoáng đãng và tiện lợi, bếp mở cho phép người nấu vừa nấu ăn vừa trò chuyện với người thân lại giúp ăn gian diện tích với ánh sáng tự nhiên. Ảnh: Dolcevita

Tuy nhiên, khi sử dụng, dầu mỡ, mùi thức ăn bay khắp nhà khiến tường, quần áo ám mùi, sàn nhà đều dính dầu. Nếu lười dọn, bếp mở sẽ phơi bày mọi ngóc ngách lộn xộn. Ảnh: Dolcevita

Nếu muốn bếp có cảm giác mở, có thể dùng cửa kính trượt, cửa xếp để đóng mở khi cần. Ảnh: Dolcevita

Tủ bếp treo cao kín tường từng là "bảo bối" cho những căn bếp nhỏ bởi giúp tận dụng không gian tối đa. Nhưng thực tế, phần lớn các ngăn tủ cao chót vót không tiện lợi. Đồ đạc để lên đó rất dễ quên, phải trèo ghế mới lấy được. Ảnh: Noithathuykhanh

Thay vì tủ treo kín tường, hãy ưu tiên tủ thấp, tủ mở hoặc thiết kế xen kẽ các ngăn hở/kín để dễ quan sát và sử dụng. Với phần trên cùng ít dùng, có thể để đồ dự trữ, đồ theo mùa để nhà cửa gọn gàng hơn. Ảnh: Minh Long Home

Rổ xoay ở góc tủ từng được tung hô là "cứu cánh" cho những góc tủ bếp khó khai thác cách dùng. Ảnh: Homedit

Tuy nhiên, giá thành cao, sức chứa không nhiều, chuyển động không mượt và dễ hỏng sau thời gian sử dụng khiến nhiều người phải "quay xe". Ảnh: Mộc Gia Sài Gòn

Từng được coi là món đồ tiện lợi, nhưng sau một thời gian sử dụng thùng rác âm tủ bộc lộ hàng loạt nhược điểm như gây mùi nặng, dễ đọng nước, bẩn và khó vệ sinh. Ảnh: Toutiao

Theo các chuyên gia, chỉ cần một chiếc thùng rác treo cửa tủ hoặc thùng dạng kéo có nắp, hoặc thùng nhỏ bên cạnh khu vực sơ chế là đủ. Ảnh: Toutiao

Thiết kế tủ bếp toàn ngăn tầng từng rất phổ biến. Nhưng với thực tế việc phải cúi xuống và lục tung các ngăn kệ mỗi khi cần lấy món đồ là một cực hình. Ảnh: Toutiao

Hơn nữa, đồ đạc đủ loại kích cỡ khiến việc sắp xếp trong kệ ngăn dễ trở nên lộn xộn và khó giữ sạch. Thay vì chỉ làm ngăn kệ, hãy chuyển sang hệ tủ dạng ngăn kéo, giúp phân chia rõ ràng, lấy đồ dễ, giữ cho bếp luôn gọn gàng. Ảnh: Nội thất Sen Việt