5 ngày nghỉ Tết: 62 người chết, 77 người bị thương do TNGT

Cục Cảnh sát giao thông, Bộ Công an cho biết trong 5 ngày nghỉ Tết Quý Mão, toàn quốc xảy ra 107 vụ tai nạn giao thông, làm chết 62 người, bị thương 77 người

Cục Cảnh sát giao thông (CSGT) cho biết trong 5 ngày nghỉ Tết Quý Mão (từ ngày 20-1 đến 24-1), toàn quốc xảy ra 107 vụ tai nạn giao thông, làm chết 62 người, bị thương 77 người. So với 5 ngày cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2022 giảm 7 vụ, giảm 4 người chết, tăng 13 người bị thương.

5 ngay nghi Tet: 62 nguoi chet, 77 nguoi bi thuong do TNGT

Trong đó, tuyến đường bộ xảy ra 102 vụ tai nạn giao thông, làm chết 58 người, bị thương 75 người. So với 5 ngày cùng kỳ Tết Nguyên đán năm 2022 giảm 11 vụ, giảm 7 người chết, tăng 11 người bị thương.

Tuyến đường sắt xảy ra 4 vụ, làm chết 4 người, bị thương 1 người. So với 5 ngày cùng kỳ Tết nguyên đán năm 2022 tăng 3 vụ, tăng 3 người chết, tăng 1 người bị thương.

Tuyến đường thủy xảy ra 1 vụ tại nạn, làm bị thương 1 người. So với 5 ngày cùng kỳ Tết nguyên đán năm 2022 tăng 1 vụ, tăng 1 người bị thương.

Trong 5 ngày nghỉ Tết, lực lượng CSGT toàn quốc đã kiểm tra, phát hiện xử lý 14.620 trường hợp vi phạm; phạt tiền 32 tỉ 323 triệu đồng; tạm giữ 452 xe ôtô, 6.628 xe mô tô, 45 phương tiện khác; tước 3.202 giấy phép lái xe các loại; trong đó vi phạm nồng độ cồn xử lý 5.171 trường hợp (so với 5 ngày cùng kỳ Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 tăng 4.321 trường hợp vi phạm nồng độ cồn), 725 trường hợp vi phạm tốc độ, 1 trường hợp vi phạm ma túy.

Các đội tuần tra kiểm soát giao thông đường bộ cao tốc kiểm tra, lập biên bản 77 trường hợp, phạt tiền 322,3 triệu đồng. Tước giấy phép lái xe 38 trường hợp, tạm giữ 14 phương tiện. Trong đó, vi phạm nồng độ cồn 14 trường hợp.

Giá tăng dựng đứng, cua hoàng đế vẫn ‘cháy hàng’ ngày Tết

Sát Tết Quý Mão, nhiều người vẫn mạnh tay chi hàng chục triệu, thậm chí cả trăm triệu mua hoàng đế dù giá tăng dựng đứng. Các cửa hàng hải sản nhập khẩu vận chuyển không xuể, một số nơi thông báo “cháy hàng”.

Chiều tối 27 Tết, anh Lê Anh Tú, chủ cửa hàng hải sản trên đường Nguyễn Hữu Thọ (Hoàng Mai, Hà Nội), thông báo, hiện trong bể chỉ còn vài chục con cua hoàng đế. Tất cả số cua này đã có chủ. Từ ngày 28 Tết, khách muốn mua loại cua nhập khẩu này cũng không có vì “cháy hàng”.

Anh Tú cho biết, dịp này giá cua hoàng đế tăng mạnh, từ mức 1,45 triệu đồng/kg tăng lên 1,9 triệu đồng/kg với loại cua sống đang bơi size 2-5 kg/con. Tính ra, một con cua loại này có giá từ 3,8-9,5 triệu đồng tuỳ trọng lượng.

Nguyên nhân, do sát Tết Quý Mão hàng không về kịp, thị trường khan hiếm, trong khi đây là cao điểm tiêu thụ các mặt hàng hải sản cao cấp nhập khẩu.

Gia tang dung dung, cua hoang de van ‘chay hang’ ngay Tet
Giá cua hoàng đế tăng mạnh những ngày sát Tết (Ảnh: Anh Tú)

“Dù năm nay kinh tế khó khăn nhưng Tết đến, dân đặt mua cua hoàng đế để ăn và đem đi biếu tặng vẫn rất nhiều. Thậm chí, nhiều khách đặt mua cua đem về quê ăn Tết”. Anh nói và tiết lộ, có đơn khách đặt 24 con cua hoàng đế với tổng số tiền lên tới hơn 100 triệu đồng. Ngoài ra, rất nhiều đơn hàng khách mua từ 3-4 con cua, tính ra cũng khoảng chục triệu cho tới vài chục triệu đồng.

Lượng khách đặt cua hoàng đế tăng vọt vào những ngày giáp Tết nên 3 shipper của cửa hàng anh Tú giao không xuể. Những đơn không cần thu tiền hoặc ứng tiền ít, anh phải đặt shipper qua các app để giao cua kịp cho khách.

Tại cửa hàng hải sản nhập khẩu cao cấp của chị Trần Thị Nhung ở Long Biên (Hà Nội), cua hoàng đế cũng đang “xếp hàng” chờ giao cho khách.

Gia tang dung dung, cua hoang de van ‘chay hang’ ngay Tet-Hinh-2
Có khách đặt hàng chục con cua để đem biếu tặng Tết (Ảnh: Anh Tú)

Giá cua ở mức 2,1 triệu đồng/kg áp dụng cho loại 2-6 kg/con, tăng 600.000 đồng/kg so với thời điểm tháng 12/2022. Vậy nhưng, hôm nay chị Nhung vẫn chốt tổng cộng 45 đơn cua hoàng đế. Có khách ở Hà Nội, có khách ở tỉnh đặt mua. Theo chị, dù khách ở đâu thì cua giao vẫn phải đóng thùng xốp cẩn thận để đảm bảo cua còn sống. Do vậy, mỗi lần đi giao hàng shipper chỉ chở được khoảng 3-4 đơn.

“Mấy ngày nay, có những khách cần lấy cua gấp mà shipper bận hết nên tôi phải trực tiếp đi giao hàng”, chị nói. Theo chị Nhung, năm nay cửa hàng chị mở bán xuyên Tết. Song, với tốc độ đặt cua hoàng đế như những ngày này, chị dự tính chỉ đến mai nữa loại hải sản nhập khẩu này sẽ hết sạch. Khách muốn ăn phải chờ ít nhất mùng 6 tháng Giêng cua mới về chuyến mới.

Trên thị trường hải sản cao cấp, so với thời điểm cách đây một tháng, giá cua hoàng đế được các cửa hàng điều chỉnh tăng thêm 500.000-700.000 đồng/kg, lên mức 1,8-2,1 triệu đồng/kg với hàng sống đang bơi loại 2-6 kg/con. Theo đó, mua một con cua hoàng đế dịp này, khách phải chi thêm từ 1-4 triệu đồng.

Gia tang dung dung, cua hoang de van ‘chay hang’ ngay Tet-Hinh-3
Cửa hàng hải sản phải thuê shipper ngoài để kịp thời giao cua theo đơn khách đặt (Ảnh: Anh Tú)

Riêng giá chân cua hoàng đế vẫn ổn định ở mức 1,4-1,5 triệu đồng/kg. Bởi đây là mặt hàng đông lạnh, các cửa hàng thường nhập sẵn một lượng lớn bảo quản trong kho bán dần.

Với các mặt hàng hải sản khác, giá vẫn giữ nguyên do nguồn cung dồi dào. Đơn cử, hôm hùm Alaska có giá 1-1,2 triệu đồng/kg size 1-6 kg/con; ghẹ Canada giá từ 900 nghìn đồng đến 1 triệu đồng/kg; tôm hùm bông loại 1-2 kg/con giá 1,65-2,5 triệu đồng/kg; bào ngư Hàn Quốc giá gần 1 triệu đồng/kg loại 12-14 con/kg; bào ngư Úc loại 3-4 con/kg giá 1,45 triệu đồng/kg; ốc vòi voi ngà Canada size 1-2 kg/con giá gần 900 nghìn đồng/kg; ốc vòi voi trắng Canada giá 1,3 triệu đồng/kg; cua nâu Bắc Âu giá 750 nghìn đồng/kg.

Các loại cua thịt Cà Mau giá dao động từ 850.000-900.000 đồng/kg tuỳ size; cua gạch và cua cốm giá 1 triệu đồng/kg size 3-4 con/kg...

Một số chủ hàng cho biết, ngoài giá cua hoàng đế và cua Cà Mau tăng dựng đứng thì các loại hải sản khác giá khá ổn định dịp Tết. Tuy nhiên, những ngày cận Tết Quý Mão, nếu khách có nhu cầu hấp sẵn thì cửa hàng tính phí thêm 80.00-100.000 đồng/kg tuỳ loại. Phí giao hàng cũng được điều chỉnh tăng thêm 20.000-30.000 đồng/đơn. 

Độc đáo chùa Dâu - ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam

Chùa Dâu là một trong những ngôi chùa cổ nhất Việt Nam, nơi khởi nguồn của đạo Phật. Chùa đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang đậm bản sắc dân tộc.

Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam
 Chùa Dâu còn có tên là chùa Cả, Cổ Châu tự, Diên Ứng tự, Pháp Vân tự, tọa lạc tại xã Thanh Khương, huyện Thuận Thành (Bắc Ninh). Chùa là công trình văn hóa tín ngưỡng có giá trị lớn về lịch sử văn hóa, tôn giáo tín ngưỡng và kiến trúc nghệ thuật.
Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-2

Chùa Dâu được xây dựng theo kiến trúc nội công ngoại quốc, gồm các hạng mục công trình: Tiền thất, tháp Hòa Phong, Tiền Đường, nhà Tả vu – Hữu vu, Tam Bảo, Hậu đường, hành lang và các công trình phụ trợ.

Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-3
 Nổi bật nhất trong các công trình của chùa là tòa tháp Hòa Phong được xây bằng gạch nung già, với 3 tầng, cao 15 m. Theo thư tịch cổ, vào thời Trần, Trạng nguyên Mạc Đĩnh Chi cho trùng tu chùa Dâu, xây tháp cao 9 tầng. Nhưng kiến trúc của tòa tháp hiện còn là của thời Lê Trung Hưng.
Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-4
 Trong lòng tháp, phía dưới có bệ thờ “Tứ trấn” (Tứ Thiên Vương), bằng gỗ phủ sơn, cao 1,60 m. Phía trên treo một quả chuông đồng đúc năm 1793 và một chiếc khánh đúc năm 1817.             
Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-5
Phía trước tam cấp cửa phía Tây có 2 tượng sóc đá mang phong cách nghệ thuật thời Lê Trung Hưng. Bên trái có một tượng cừu đá dài 1,33 m, cao 0,8 m (dấu ấn của văn hoá phương Bắc, phản ánh sự hiện diện của Thái thú Sĩ Nhiếp khi đóng trị sở ở thành Luy Lâu).
Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-6
 Tiền đường được dựng trên nền thấp hơn thượng điện gồm 7 gian, 2 chái, hai hồi xây bít theo kiểu cột trụ cánh phong. Trước nền nhà là tam cấp chạy suốt 5 gian giữa. Ở gian chính giữa có 2 thành bậc đá chạm rồng, mang phong cách nghệ thuật thời Trần.
Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-7

Tượng Pháp Vân được thờ trong nhà Thượng điện. Đây là một trong 4 pho tượng trong hệ thống tượng Tứ pháp vùng Dâu -Luy Lâu được công nhận là Bảo vật quốc gia. Tượng Pháp Vân uy nghi, trầm mặc, màu đồng hun, cao gần 2m. Tượng có gương mặt đẹp với nốt ruồi to đậm giữa trán.

Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-8
 Tại tiền đường có các ban thờ Hộ Pháp, Đức Ông, Đức Thánh Hiền, Bát Bộ Kim Cương.
Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-9

18 pho tượng La Hán thờ trong khuôn viên chùa Dâu.

Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-10

Đây là các đệ tử đắc đạo của Phật đã tu đến cảnh giới La Hán.

Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-11
 Khu vực nhà thờ Tổ và thờ Mẫu.
Doc dao chua Dau - ngoi chua Phat giao co nhat Viet Nam-Hinh-12

Theo ghi chép trong sách sử và bia đá, đây là ngôi chùa Phật giáo cổ nhất Việt Nam, là nơi giao lưu của hai luồng văn hóa Phật giáo, một từ Ấn Độ sang, một từ phương Bắc xuống. Chùa được xây dựng từ thế kỉ thứ 2 (khởi công xây dựng năm 187 và hoàn thành năm 226) dưới thời Sĩ Nhiếp làm thái thú. Năm 2013, chùa Dâu được công nhận là Di tích Quốc gia đặc biệt. Chùa đã tạo nên một trung tâm tín ngưỡng, tôn giáo mang đậm bản sắc dân tộc.

>>> Mời độc giả xem thêm video Báo động tình trạng trộm cắp tài sản trong chùa (Nguồn: VTV24)