5 lý do Chiến tranh Triều Tiên thứ 2 khác cuộc chiến 1950-1953

(Kiến Thức) - Nếu chẳng may cuộc Chiến tranh Triều Tiên thứ hai nổ ra, chắc chắn nó sẽ khác hẳn cuộc chiến lần thứ nhất trong giai đoạn 1950-1953.

Trong bài viết đăng trên tạp chí The National Interest, nhà phân tích Michael Peck đã nêu ra 5 điểm khác biệt chính trong hai cuộc Chiến tranh Triều Tiên:
1 - Không có chiến tranh chớp nhoáng (Blitzkrieg)
Lý do lớn nhất là qui mô của hai lực lượng quân đội chống đối nhau. Hàn Quốc hiện có hơn 500.000 binh sĩ thường trực được trang bị tận răng (so với 95.000 binh sĩ được đào tạo sơ sài trong năm 1950), với sự hỗ trợ của 37.000 binh sĩ Mỹ. Đó là lực lượng khổng lồ, nhưng vẫn chỉ bằng một nửa qui mô của Quân đội Nhân dân Triều Tiên với 1,2 triệu binh sĩ và được 21.000 trọng pháo yểm trợ. Phần lớn lực lượng của hai bên lại tập trung vào Khu phi quân sự (DMZ) chỉ dài có 250 dặm.
5 ly do Chien tranh Trieu Tien 2.0 khac cuoc chien 1950-1953
Quân đội Nhân dân Triều Tiên có 1,2 triệu binh sĩ và hơn 21.000 trọng pháo. Ảnh: Sputnik International 
Một cuộc tấn công bộ binh bất ngờ qua DMZ của Quân đội Nhân dân Triều Tiên (với sự yểm trợ của lực lượng pháo binh khổng lồ và lực lượng đặc biệt) được cho là đủ sức vượt qua các tuyến phòng thủ biên giới và tiến đến Seoul. Nhưng với rất nhiều binh sĩ hai bên bị nhồi nhét trong một chiến trường rất nhỏ hẹp và quá trình đô thị hóa ở Hàn Quốc gần 70 năm qua, đây sẽ là một cuộc đụng độ vô cùng đẫm máu, chứ không phải là một cuộc chiến chớp nhoáng. Ngược lại, chiến dịch phản công của liên quân Mỹ-Hàn Quốc qua vĩ tuyến 38 đến Bình Nhưỡng sẽ phải vượt qua những ngọn đồi đẫm máu trong những năm 1950-53. Thậm chí, nhưng lần này những quả đồi đó còn kiên cố gấp bội.
2 - Cuộc chiến công nghệ cao
Chiến tranh Triều Tiên lần thứ nhất được cho là cuộc xung đột đầu tiên thời Chiến tranh Lạnh. Mặc dù có một số loại vũ khí mới - đặc biệt là máy bay chiến đấu, hầu hết các loại vũ khí mà hai bên sử dụng đều là loại tồn kho từ Chiến tranh Thế giới thứ II như xe tăng T-34 và chiến đấu cơ P-51 Mustang. Tuy nhiên, cuộc Chiến tranh Triều Tiên lần 2 sẽ bao gồm các loại vũ khí tiên tiến nhất (ít nhất từ phía liên quân Mỹ-Hàn) như máy bay tàng hình, tên lửa dẫn đường chính xác và bom phá công sự (nhưng hy vọng không sử dụng vũ khí hạt nhân).
Tuy tiến bộ công nghệ không thể thay thế những người lính chiến đấu trên mặt đất, nhưng chắc chắn nó sẽ làm thay đổi đặc tính của cuộc chiến hồi những năm 1950.
3 - Mỹ không muốn đánh nhau với Trung Quốc
Đây được cho là sự khác biệt lớn nhất giữa hai cuộc chiến. Có thể nói, giai đoạn cuối của Chiến tranh Triều Tiên lần thứ nhất chính là Chiến tranh Trung Quốc-Mỹ. Thật khó tưởng tượng, 300.000 tình nguyện quân Trung Quốc một lần nữa lại vượt sông Áp Lục để cứu nhà lãnh đạo Kim Jong-un. Nhưng nếu Trung Quốc can thiệp thì tốt nhất là không nên nghĩ về hậu quả khủng khiếp của cuộc chiến. Mỹ không muốn tiến hành một cuộc chiến trên đất liền với Trung Quốc ngay trước ngưỡng cửa nước này. Người Trung Quốc cũng không muốn đánh nhau với một siêu cường hạt nhân đồng thời cũng là khách hàng kinh tế lớn nhất của họ.
4 - Quân đội Mỹ sẽ không sử dụng lính nghĩa vụ quân sự
Trong Chiến tranh Triều Tiên thứ nhất, Mỹ đã tổng động viên 1,5 triệu lính nghĩa vụ quân sự và quân dự bị, nhiều người trong số đó đã chiến đấu trong Chiến tranh thế giới II. Lần này, Mỹ sẽ sử dụng lực lượng tình nguyện. Sử dụng một đội quân chuyên nghiệp ít gây vấn đề chính trị hơn, nhưng điều này cũng có nghĩa là Quân đội Mỹ sẽ bị căng trải quá nhiều vì còn phải cam kết với châu Âu, Trung Đông và châu Á.
5 - Triều Tiên có vũ khí hạt nhân
CHCDND Triều Tiên không có vũ khí hạt nhân trong Chiến tranh Triều Tiên lần thứ nhất , nhưng bây giờ thì khác. Nguy cơ sử dụng vũ khí hủy diệt hàng loạt trên chiến trường sẽ lớn gấp bội so với cuộc chiến 1950-1653, khi tướng Douglas MacArthur kêu gọi sử dụng vũ khí nguyên tử trên Bán đảo Triều Tiên.
Tuy nhiên, ở đây, ít nhất cũng có một sự tương đồng giữa những năm 1950 và năm 2017. Ngay cả trong thời kỳ đen tối nhất của Chiến tranh Triều Tiên lần thứ nhất, Tổng thống Mỹ thời đó là Harry Truman vẫn không cho phép sử dụng vxu khí hạt nhân có thể gây ra Chiến tranh Thế giới thứ III với Liên Xô. Ngày nay, CHDCND Triều Tiên có một kho vũ khí hạt nhân mà không thể sử dụng , nếu muốn tránh bị xóa sổ bởi chính thứ vũ khí hủy diệt hàng loạt này. Hoa Kỳ có trong tay vũ khí hạt nhân tiên tiến hơn, nhưng xem ra, không một vị Tổng thống Mỹ nào muốn đi vào lịch sử như một người đã ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân đầu tiên Sau Chiến tranh Thế giới thứ II.
Nhà bình luận Michael Peck khẳng định Chiến tranh Triều Tiên lần thứ II, nếu chẳng may xảy ra, sẽ là một cuộc xung đột đẫm máu những nó sẽ không phải là một bản sao của cuộc chiến 1950-1953.

10 cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại

Chiến tranh bao giờ cũng tiêu tốn rất nhiều tiền của và để lại hậu quả nặng nề. Sau đây là 10 cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai
1. Chiến tranh Mỹ - Mexico (1846-1849): Cuộc chiến tranh giữa Mỹ và Mexico xảy ra giữa năm 1946 và 1948 làm 40.000 người chết, kéo theo các bệnh truyền nhiễm. Phí tổn cho cuộc chiến tranh này rất lớn, người ta ước tính rằng số tiền chi phí cho chiến tranh lên tới 98 triệu đô la lúc bấy giờ, nếu tính theo tỉ giá hiện nay thì sẽ là vào khoảng 2,8 tỷ đô la Mỹ. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-2
 2. Cuộc cách mạng Mỹ (1775-1783): Cuộc chiến giành lại độc lập từ thực dân Anh với 1.547 trận chiến lớn nhỏ hay còn gọi là cuộc cách mạng Mỹ. Cuộc chiến ấy kéo dài hơn 8 năm, biết bao nhiêu người đã ngã xuống. Một số chết bởi lưỡi lê, giáo mác, súng còn một số lại chết vì bệnh truyền nhiễm không thể phòng ngừa, chữa trị. Đây là một trong những cuộc chiến tốn kém nhất trong lịch sử nhân loại, 2,4 tỷ đô la đúng là một con số khủng khiếp.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-3
 3. Cuộc chiến Tây Ban Nha – Mỹ (1898-1899): Nguyên nhân của cuộc chiến này chính là sự kiện đánh chìm tàu sân bay USS Maine, vào ngày 21/4/1898, Mỹ đã tuyên chiến với Tây Ban Nha. Cuộc chiến này kéo dài tới 12/1898, Cuba độc lập cũng như Guam và Puerto Rico rơi vào tay Mỹ. Mỹ đã dùng 20 triệu đô la để mua Philipines. Tuy nhiên hậu quả của các cơn sốt vàng da, sốt rét dẫn đến cái chết cho nhiều người. Cái giá của cuộc chiến đó phải tầm gần 7 tỉ đô la Mỹ tính theo giá hiện tại.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-4

4. Cuộc nội chiến Mỹ (1861-1865): Giữa năm 1861 và 1865, cuộc nội chiến Mỹ đẫm máu đã cướp đi sinh mạng của khoảng 620.000 người. Cuộc nội chiến Mỹ đã để lại những hậu quả ảnh hưởng tới kinh tế và buộc chính phủ phải có kế hoạch để huy động mọi nguồn vốn. Cái giá cho cuộc chiến lúc bấy giờ là 4,2 tỷ đô la Mỹ lúc ấy tương đương với 88 tỷ đô la tính theo thời điểm hiện tại. 


10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-5
5. Chiến tranh vùng Vịnh (1990-1991): Thời điểm bắt đầu cuộc chiến là vào ngày 2/8/1990, để đáp trả cuộc xâm lược Kuwait của Iraq. Với sự tham gia của 670.000 binh sĩ từ 28 quốc gia cuộc chiến ấy kéo dài và kết thúc vào ngày 6/4/1991. Theo ước tính, số lượng người thương vong không quá lớn nhưng số tiền phải chi trả cho nó lại là một con số lớn khủng khiếp. Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính chi phí cho trận chiến này là vào khoảng 61 tỷ đô la nhưng con số này còn lớn hơn rất nhiều trên thực tế. Nó tương đương với 110 tỷ đô la theo giá hiện nay. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-6
6. Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953): Cuộc chiến tranh Triều Tiên kéo dài từ ngày 25/6/1950 đến ngày 27/7/1953. Thời gian chiến tranh kéo dài chỉ khoảng 3 năm trời nhưng chi phí cho chiến tranh thì không nhỏ. Theo ước tính về số người có đến 3 triệu người bị thiệt mạng, về kinh tế thì tiêu tốn gần 67 tỷ đô la. Tính theo thời điểm hiện tại phải lên tới 671 tỷ đô la. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-7
 7. Chiến tranh tại Việt Nam (1965-1975): Mỹ bắt đầu cuộc không kích vào năm 1966, có tới 190.000 lính Mỹ ở Việt Nam. Số lính Mỹ đã lên đến con số 500.000 người vào đầu năm 1968. Đến tận năm 1975 thì Mỹ rút khỏi Việt Nam. Theo ước tính thì số tiền mà Mỹ chi cho trận chiến này lên tới 173 tỉ đô la, tương đương với 1,1 nghìn tỷ đô la theo giá hiện nay. Không chỉ có tiền tệ mà số lượng người bị thương vong cũng nhiều không kể xiết.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-8
8. Chiến tranh Thế giới thứ nhất (1917-1921): Trong cuộc Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, số người chết lên tới 9,4 triệu người, 15 triệu phụ nữ và đàn ông bị thương kéo theo hàng triệu cuộc di dời. Chi phí cho cuộc chiến này ước tính vào khoảng 208 tỷ đô la, tương đương với 3,2 nghìn tỷ đô la theo giá hiện nay. Cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất đã tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế toàn cầu, nguyên nhân gây ra cuộc suy thoái kinh toàn cầu nhiều năm sau đó. 

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-9
 9. Chiến tranh Thế giới thứ hai (1941-1945): Cuộc chiến tranh thế giới lần thứ 2 không chỉ để lại bao thương vong mà còn cuốn đi bao tiền của của nhân loại. Theo tính toán, Mỹ đã phải chi ít nhất 341 tỷ USD cho cuộc chiến này, tương đương với 4,5 nghìn tỷ đô la bây giờ. Ngoài ra, các quốc gia khác cũng tiêu tốn một lượng tiền không hề nhỏ.Tổng chiến phí của tất cả các quốc gia cộng vào lên tới 1 nghìn tỷ USD tương đương với 14 nghìn tỷ USD hiện giờ.

10 cuoc chien ton kem nhat trong lich su nhan loai-Hinh-10
10. Chiến tranh chống khủng bố (2001-2010): Cuộc chiến chống khủng bố ở Lầu Năm vào năm 2011 đã mất khoảng 1,1 nghìn tỷ USD . Hội đồng các nhà khoa học ở Mỹ đã tính toán là 5 nghìn tỷ USD. Viện Nghiên cứu Quốc tế của Watson đã thực hiện một nghiên cứu, chỉ tính riêng chi phí của các cuộc chiến tranh ở Iraq, Pakistan và Afghanistan đã đã lên đến 3,7 nghìn tỷ USD và có thể tăng lên tới 4 nghìn tỷ USD. 

Ảnh hiếm chưa từng công bố về đất nước Triều Tiên

(Kiến Thức) - Loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Reuben Teo ghi lại phong cảnh thiên nhiên ngoạn mục cũng như cuộc sống thường nhật ở đất nước Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien
 Bộ ảnh phần nào hé mở cuộc sống thường nhật ở đất nước Triều Tiên cùng những cảnh quan thiên nhiên ngoạn mục ở quốc gia bí ẩn này.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-2
 Bức ảnh cố lãnh tụ Kim Il-sung và cố Chủ tịch Kim Jong-il được treo trong một phòng học lớn ở Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-3
“Triều Tiên dường như 'bế tắc' trong những năm 1980”, nhiếp ảnh gia Reuben từng nói. 

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-4
 Thủ đô Bình Nhưỡng thanh bình nhìn từ trên cao.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-5
Các em nhỏ Triều Tiên thích thú khi tham quan một địa điểm nào đó. 

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-6
 Những tòa nhà chọc trời ở thủ đô Bình Nhưỡng vào ban đêm.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-7
Người dân Triều Tiên trò chuyện với nhau trên đường phố. 

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-8
 Reuben chia sẻ anh nhận thấy nét đẹp của người dân Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-9
Cảnh đẹp thiên nhiên ở Triều Tiên cũng được tái hiện trong loạt ảnh của nhiếp ảnh gia Reuben. 

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-10
 Cảnh đông đúc trong một nhà ga ở Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-11
Theo Mirror, Reuben (31 tuổi) đến từ Sarawak, Malaysia, đã chụp những bức ảnh này trong chuyến thăm Triều Tiên. 

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-12
 Phong cảnh ở vùng nông thôn Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-13
 Reuben cho biết anh muốn cho thấy “mặt khác” về đất nước Triều Tiên.

Anh hiem chua tung cong bo ve dat nuoc Trieu Tien-Hinh-14
Thêm một bức ảnh được nhiếp ảnh gia Reuben ghi lại ở Triều Tiên. (Nguồn ảnh: Mirror) 

15 bức ảnh hiếm về Chiến tranh Triều Tiên

(Kiến Thức) - Đài CNN đăng tải loạt ảnh đen trắng phần nào lột tả sự khốc liệt của cuộc Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien
Theo Wikipedia, trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên, lực lượng hỗ trợ chính cho Triều Tiên là Trung Quốc còn Hàn Quốc được lực lượng Liên Hợp Quốc, chủ yếu là quân đội Mỹ, hỗ trợ. Ảnh: Một binh sĩ Mỹ an ủi đồng đội trên chiến trường vào khoảng năm 1950. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-2
Người phụ nữ cõng đứa trẻ đi qua đống đổ nát ở thủ đô Bình Nhưỡng, Triều Tiên, sau khi nơi này bị không kích vào khoảng năm 1950. Được biết, hơn 2 triệu dân thường đã thiệt mạng trong cuộc Chiến tranh Triều Tiên khốc liệt, bắt đầu bùng nổ vào ngày 25/6/1950. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-3
 Nhà sáng lập Triều Tiên Kim Il-Sung (trái) ký vào một tài liệu ở thủ đô Seoul, Hàn Quốc. Được biết, cuộc chiến kết thúc khi hai miền Triều Tiên đạt được một thỏa hiệp đình chiến vào ngày 27/7/1953. Tuy nhiên, do không có hiệp định hòa bình nên về mặt kỹ thuật, cuộc chiến này cho đến nay vẫn chưa kết thúc. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-4
Một binh sĩ Mỹ đứng giữa đống đổ nát ở Hamhung, Triều Tiên. Theo CNN, ngày 30/6/1950, Tổng thống Mỹ khi đó là Harry S.Truman đã chỉ thị quân đội Mỹ tham gia vào cuộc chiến này nhằm hỗ trợ Hàn Quốc. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-5
Một lính Mỹ cầu nguyện bên các binh sĩ bị thương tại bệnh viện dã chiến hồi tháng 8/1950. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-6
Lính Thủy quân lục chiến Mỹ tấn công Hagaru-ri, Triều Tiên, hồi tháng 12/1950. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-7
 Một em nhỏ bị bỏ rơi ngồi khóc trên đường phố Incheon, Hàn Quốc, hồi tháng 9/1950. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-8
Một lính Mỹ trên chiến trường hồi tháng 2/1951. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-9
 Tướng Mỹ Douglas MacArthur (trung tâm) cùng các quân nhân khác quan sát theo dõi một trận đánh từ tàu USS Mount McKinley hồi tháng 9/1950. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-10
 Lính Mỹ nhảy dù ở Hàn Quốc vào khoảng năm 1951. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-11
 Các tù nhân chiến tranh Triều Tiên trong nhà tù vào khoảng năm 1951. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-12
Lính thủy đánh bộ Mỹ sử dụng súng phun lửa trên chiến trường hồi tháng 4/1951. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-13
Tàu USS Missouri tấn công Chongjin, Triều Tiên, vào khoảng tháng 5/1951. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-14
 Thủy quân lục chiến Mỹ trên chiến trường hồi tháng 4/1952. Ảnh: CNN.

15 buc anh hiem ve Chien tranh Trieu Tien-Hinh-15
 Lính Mỹ vừa xuống trực thăng vào khoảng năm 1953. Ảnh: CNN.