5 khu chợ nổi gần Bangkok

Ghé thăm các khu chợ nổi là trải nghiệm du khách không nên bỏ lỡ trong chuyến du lịch Thái Lan.

Không chỉ có các trung tâm thương mại sầm uất hay chợ đêm ở trung tâm thành phố, các khu chợ nổi đậm chất địa phương cũng là điểm nhấn văn hóa ở xứ chùa Vàng.

Cách thủ đô Bangkok chưa đầy một giờ di chuyển, các khu chợ nổi nhộn nhịp hấp dẫn du khách ghé thăm. Các chợ nổi này thường mở cửa vào cuối tuần, bán đủ các mặt hàng nông sản, hải sản, trái cây... Du khách có thể tham khảo 5 khu chợ nổi dưới đây cho chuyến food tour khi ghé thăm Bangkok dịp hè này.

Damnoen Saduak

Địa chỉ: Damnoen Saduak, Ratchaburi

Giờ mở cửa: 7-17h (thứ bảy và chủ nhật)

Đây là ngôi chợ nổi lâu đời nhất ở Thái Lan, cũng là khu nhộn nhịp các hoạt động mua bán, đông khách du lịch ghé thăm. Các thương lái địa phương luôn bắt đầu phiên chợ từ sớm.

5 khu cho noi gan Bangkok

Ảnh: hannahbabyya, somethingwanderfull.

5 khu cho noi gan Bangkok-Hinh-2

Ảnh: hannahbabyya, somethingwanderfull.

Họ thường chèo thuyền dọc theo kênh rạch để giới thiệu hàng hóa đến du khách. Mặt hàng phổ biến ở đây thường là các loại trái cây, rau củ quả nhiệt đới, các món đặc sản, đồ ăn vặt Thái Lan như kem dừa, kem xoài...

Khu chợ nổi này cách trung tâm thủ đô Bangkok khoảng một giờ di chuyển. Đến đây, du khách có thể thưởng thức đồ ăn địa phương ngay trên xuồng, mua đồ lưu niệm làm quà.

Chợ nổi Damnoen Saduak cũng có những góc chụp hình với background đầy màu sắc từ những chiếc dù, trái cây chất đầy trên ghe, xuồng. Để tiện di chuyển đến đây, bạn có thể đặt tour đưa đón tại khách sạn.

Amphawa

Địa chỉ: Amphawa, Samut Songkhram

Giờ mở cửa: 12-20h (từ thứ sáu đến chủ nhật)

Chuyến du lịch Thái Lan sẽ thêm màu sắc khi bạn ghé qua chợ nổi Amphawa. Ngôi chợ này cách Bangkok khoảng 50 km về phía tây nam. Chợ Amphawa không quy mô bằng Damnoen Saduak nhưng mang đậm hơi thở văn hóa địa phương của người dân xứ chùa Vàng.

5 khu cho noi gan Bangkok-Hinh-3

Ảnh: miyo_pic, slee816.

5 khu cho noi gan Bangkok-Hinh-4

Ảnh: miyo_pic, slee816.

Ngoài ra, khu chợ là điểm đến không thể bỏ qua với các tín đồ mê hải sản. Tại đây bán các loại hải sản tươi sống với mức giá khá mềm. Du khách có thể thưởng thức các món hải sản chế biến ngay trên xuồng gỗ.

Mặc dù giá hải sản ở đây rẻ, du khách vẫn nên khảo giá trước khi mua hoặc nhờ hướng dẫn viên mua hộ tại địa điểm bán đồ ngon với giá tốt.

Taling Chan

Địa chỉ: Taling Chan, Bangkok

Giờ mở cửa: 8-16h (thứ bảy và chủ nhật)

Đây là khu chợ nằm ngay tại thủ đô Bangkok. Du khách lần đầu đến xứ chùa Vàng hoặc đang tìm kiếm một khu chợ truyền thống có thể ghé đến địa điểm này.

5 khu cho noi gan Bangkok-Hinh-5

Ảnh: bkksecrets, meidadstabinsky.

5 khu cho noi gan Bangkok-Hinh-6

Ảnh: bkksecrets, meidadstabinsky.

Từ trung tâm thành phố, du khách di chuyển khoảng 12 km là đến khu chợ. Chợ Taling Chan khá nhỏ, không nhộn nhịp và đông đúc như Damnoen Saduak hay Amphawa.

Không khí khu chợ cho du khách cảm giác như hòa mình vào miền quê sông nước yên bình. Khu chợ tập trung các thuyền nhỏ, chủ yếu bán các loại nông sản, trái cây tươi.

KhLong Lat Mayom

Địa chỉ: Taling Chan, Bangkok

Giờ mở cửa: 7-17h (thứ bảy và chủ nhật)

Cũng nằm ở quận Taling Chan, khu chợ này gần ngay chợ nổi Taling Chan, cách trung tâm thủ đô Bangkok khoảng 20 km.

5 khu cho noi gan Bangkok-Hinh-7

Ảnh: crystalpuiyan.

Khác với một số chợ nổi, KhLong Lat Mayom có khá ít thuyền hoạt động, hàng hóa chủ yếu được bày bán nhiều tại các sạp mặt đất. Điểm thu hút của các mặt hàng tại khu chợ này là trái cây có kích cỡ khá lớn. Từ xoài, chuối, dứa đến bưởi, đu đủ đều to hơn kích thước thông thường. Khu chợ cũng bày bán nhiều mặt hàng quần áo, phụ kiện lạ mắt.

Bang Nam Pheung

Địa chỉ: Phra Pradaeng, Samut Prakan

Giờ mở cửa: 8h30-17h (thứ bảy và chủ nhật)

Chợ nổi Bang Nam Pheung cách Bangkok hơn 20 km, tọa lạc trên dòng sông Bang Nam Pheung. Điểm đặc biệt của khu chợ này là không gian xanh xung quanh.

5 khu cho noi gan Bangkok-Hinh-8

Ảnh: kao___bkk.

5 khu cho noi gan Bangkok-Hinh-9

Ảnh: kao___bkk.

Nếu là người ngại náo nhiệt, du khách có thể lựa chọn ghé chợ Bang Nam Pheung vào buổi sáng sớm.

Khu chợ cũng là địa điểm lý tưởng để thưởng thức các món ăn địa phương xứ chùa Vàng như trứng rán Hoy Tod, xiên gà nướng Gai Yang, mì Ba Mee Moo, gỏi Miang Kum.

Giống như chợ KhLong Lat Mayom, chợ nổi Bang Nam Pheung không có nhiều xuồng qua lại. Các quầy hàng chủ yếu được bày bán trên mặt đất.

“Cưng xỉu” chiếc ghe full màu hồng nổi bật ở chợ nổi Cái Răng

Những hình ảnh về chiếc ghe bán thức ăn được sơn toàn màu hồng ở chợ nổi Cái Răng đang khiến tín đồ mê du lịch vô cùng thích thú.

“Cung xiu” chiec ghe full mau hong noi bat o cho noi Cai Rang
 Mới đây cư dân mạng vô cùng thích thú với những hình ảnh chiếc ghe bán bún riêu màu hồng xinh xắn xuất hiện ở chợ nổi Cái Răng. Ảnh: Phạm Đỗ Minh Trung

Cuộc sống ở chợ nổi miền Tây giữa Sài Gòn

Gần trăm hộ lấy ghe làm nhà neo đậu dọc dòng sông Tẻ, hình thành chợ nổi bán đủ các loại trái cây miệt vườn từ miền Tây lên Sài Gòn.

Cuoc song o cho noi mien Tay giua Sai Gon
Họ vốn là những thương hồ thứ thiệt, từng buôn bán ở các chợ nổi miền Tây Nam Bộ như chợ nổi Ngã Bảy (Hậu Giang), chợ nổi Ngã Năm ( Sóc Trăng), chợ nổi cái Răng (Cần Thơ), chợ nổi Cái Bè ( Tiền Giang)...Mỗi ghe đều đến từ những vùng đất khác nhau của xứ sở chín rồng, dạt về dòng sông Tẻ này neo đậu buôn bán, cung ứng đủ các lọai cây từ miền Tây lên cho người dân TP. Hồ Chí Minh. Chiếc ghe đã trở thành bạn tri kỷ, vừa nhà vừa là phương tiện để họ kiếm sống bằng nghề buôn bán nhỏ. Trong số hộ ở đây, có những gia đình đã neo đậu, bám trụ ở đây gần nửa đời người. Các thế hệ cứ chen chúc ăn uống, ngủ nghỉ, sinh hoạt và buôn bán trong những chiếc ghe chật chội, cũ kỹ. 

Tạo dáng phản cảm ở Chợ Nổi, Trần Đức Bo gây tranh cãi

Mới đây những hình ảnh Trần Đức Bo mặc dồ da beo, tạo dáng phản cảm check in ở Chợ Nổi đang gây tranh cãi dữ dội.

Tao dang phan cam o Cho Noi, Tran Duc Bo gay tranh cai
 Vừa qua, mạng xã hội đã lan truyền bộ ảnh đặc biệt của Trần Đức Bo khi check in ở Chợ Nổi Cái Răng, Cần Thơ.