Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
  • Tài chính - Ngân hàng
  • Bất động sản
  • Golf & Doanh nhân
  • Doanh nghiệp
  • Tin 24/7
  • Hitech - Xe
  • Tiêu dùng - Bạn đọc
VietnamDaily Relax
Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H
Tài chính - Ngân hàng Bất động sản Golf & Doanh nhân Doanh nghiệp Tin 24/7 Hitech - Xe Tiêu dùng - Bạn đọc

Kho tri thức

5 giai thoại lạ về ao nước hình vuông nổi tiếng nhất Nam Bộ

26/10/2022 07:12

Ao Bà Om thu hút đông đảo du khách gần xa nhờ cảnh quan độc đáo và hấp dẫn. Phía sau ao nước này là những giai thoại đã được lưu truyền hàng trăm năm qua.

Quốc Lê

Giải mã giai thoại ly kỳ về Dinh Cậu linh thiêng nhất VN

Giai thoại ly kỳ về ngôi chùa “sát” tình duyên gần TP. HCM

Tọa lạc phường 8 của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, ao Bà Om hay ao Vuông là một thắng cảnh rất nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ. Cộng đồng người Khmer trong khu vực lưu truyền rất nhiều giai thoại lịch sử thú vị để giải thích nguồn gốc của ao nước này.
Tọa lạc phường 8 của thành phố Trà Vinh, tỉnh Trà Vinh, ao Bà Om hay ao Vuông là một thắng cảnh rất nổi tiếng của vùng đất Nam Bộ. Cộng đồng người Khmer trong khu vực lưu truyền rất nhiều giai thoại lịch sử thú vị để giải thích nguồn gốc của ao nước này.
1. Theo giai thoại được kể lại nhiều nhất, ngày xưa, có một nhóm con trai và một nhóm con gái thi nhau đào ao. Bà Om dẫn đầu phái nữ. Cả hai phái đặt điều kiện với nhau: bên nào thua thì bên đó phải cưới hỏi bên kia và giao ước đến khi sao Mai mọc thì cuộc thi kết thúc.
1. Theo giai thoại được kể lại nhiều nhất, ngày xưa, có một nhóm con trai và một nhóm con gái thi nhau đào ao. Bà Om dẫn đầu phái nữ. Cả hai phái đặt điều kiện với nhau: bên nào thua thì bên đó phải cưới hỏi bên kia và giao ước đến khi sao Mai mọc thì cuộc thi kết thúc.
Nhóm nam ỷ sức mạnh nên vừa làm vừa chơi, trong khi nhóm nữ dưới sự chỉ huy của bà Om đã dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, nhóm nữ còn cho thả đèn lồng ở phía Đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm.
Nhóm nam ỷ sức mạnh nên vừa làm vừa chơi, trong khi nhóm nữ dưới sự chỉ huy của bà Om đã dùng nhiều mưu mẹo để trì hoãn nhóm nam. Khi đào gần xong, nhóm nữ còn cho thả đèn lồng ở phía Đông làm cho nhóm nam tưởng là sao Mai đã mọc nên nghỉ sớm.
Cuối cùng nhóm nữ chiến thắng, và ao của họ được đặt tên là ao Bà Om, theo tên của người trưởng nhóm mưu lược. Cũng từ đó mà có tục lệ người con trai phải sắm lễ để đi cưới người con gái...
Cuối cùng nhóm nữ chiến thắng, và ao của họ được đặt tên là ao Bà Om, theo tên của người trưởng nhóm mưu lược. Cũng từ đó mà có tục lệ người con trai phải sắm lễ để đi cưới người con gái...
2. Theo một dị bản khác của giai thoại trên, xưa kia có một vị hoàng tử tên là Pa-tu-ma-vông trấn nhậm vùng đất Trà Vinh rất độc đoán. Ông bắt dân chúng phải dâng gái đẹp cho ông ta, ai bất tuân sẽ bị trừng trị nặng. Ông ta còn bắt đàn bà phải đem lễ vật đi cưới đàn ông.
2. Theo một dị bản khác của giai thoại trên, xưa kia có một vị hoàng tử tên là Pa-tu-ma-vông trấn nhậm vùng đất Trà Vinh rất độc đoán. Ông bắt dân chúng phải dâng gái đẹp cho ông ta, ai bất tuân sẽ bị trừng trị nặng. Ông ta còn bắt đàn bà phải đem lễ vật đi cưới đàn ông.
Một cô gái xinh đẹp đến bày tỏ sự phản đối hoàng tử. Bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của cô gái nên hoàng tử cho mở một cuộc thi đào ao, bên đào xong trước sẽ thắng cuộc, được bên thua đi cưới. Sau đó, mọi chuyện diễn ra như đã kể ở trên.
Một cô gái xinh đẹp đến bày tỏ sự phản đối hoàng tử. Bị lôi cuốn bởi vẻ đẹp của cô gái nên hoàng tử cho mở một cuộc thi đào ao, bên đào xong trước sẽ thắng cuộc, được bên thua đi cưới. Sau đó, mọi chuyện diễn ra như đã kể ở trên.
3. Một giai thoại khác thì kể rằng Bà Om và ông Lũy ở với nhau đã có một đứa con nhưng không biết đặt tên cho nó theo họ cha hay họ mẹ nên mới bày cách thi nhau làm công việc: Đào ao (do bà Om chỉ huy) và đắp lũy (do ông Lũy chỉ huy).
3. Một giai thoại khác thì kể rằng Bà Om và ông Lũy ở với nhau đã có một đứa con nhưng không biết đặt tên cho nó theo họ cha hay họ mẹ nên mới bày cách thi nhau làm công việc: Đào ao (do bà Om chỉ huy) và đắp lũy (do ông Lũy chỉ huy).
Bà Om thắng cuộc thi này nên đứa con phải theo họ mẹ. Đó là tục lệ mà người Khmer đã duy trì trong suốt nhiều thế kỷ. Đến khi quân Pháp xâm lược, theo đúng thủ tục hành chính, người Khmer mới đặt tên con cái theo họ cha.
Bà Om thắng cuộc thi này nên đứa con phải theo họ mẹ. Đó là tục lệ mà người Khmer đã duy trì trong suốt nhiều thế kỷ. Đến khi quân Pháp xâm lược, theo đúng thủ tục hành chính, người Khmer mới đặt tên con cái theo họ cha.
4. Theo giai thoại thứ 4, ngày xưa có một hoàng tử cùng em gái đền trấn nhậm. Hoàng tử đóng dinh ở Prasat, tức Sóc Trăng ngày nay, còn công chúa thì chọn khoảng đất gần ao Bà Om ngày nay để dừng chân. Do không tìm được người con gái vừa ý, hoàng tử đã sang hỏi cưới em gái.
4. Theo giai thoại thứ 4, ngày xưa có một hoàng tử cùng em gái đền trấn nhậm. Hoàng tử đóng dinh ở Prasat, tức Sóc Trăng ngày nay, còn công chúa thì chọn khoảng đất gần ao Bà Om ngày nay để dừng chân. Do không tìm được người con gái vừa ý, hoàng tử đã sang hỏi cưới em gái.
Nhưng công chúa đã cự tuyệt điều trái luân thường. Nàng cho binh lính đắp lũy hào quanh dinh thự để ngăn anh trai qua quấy rối. Nàng cũng cho đào ao lấy nước ngọt dùng trong dinh và giao cho bà Om chỉ huy quân đội canh gác bốn phía. Dân trong vùng tới lui lấy nước, gọi là ao Bà Om...
Nhưng công chúa đã cự tuyệt điều trái luân thường. Nàng cho binh lính đắp lũy hào quanh dinh thự để ngăn anh trai qua quấy rối. Nàng cũng cho đào ao lấy nước ngọt dùng trong dinh và giao cho bà Om chỉ huy quân đội canh gác bốn phía. Dân trong vùng tới lui lấy nước, gọi là ao Bà Om...
5. Giai thoại thứ 5 thì kể rằng, vào thời Thủy Chân Lạp, nhà vua cho đào ao để công chúa tắm. Trên mặt ao, vào mùa mưa mọc rất nhiều rau mò om (loại rau để nấu canh chua). Người dân gọi đó là ao mò om, theo thời gian đọc trại thành ao Bà Om...
5. Giai thoại thứ 5 thì kể rằng, vào thời Thủy Chân Lạp, nhà vua cho đào ao để công chúa tắm. Trên mặt ao, vào mùa mưa mọc rất nhiều rau mò om (loại rau để nấu canh chua). Người dân gọi đó là ao mò om, theo thời gian đọc trại thành ao Bà Om...
Ngày nay, ao Bà Om thu hút đông đảo du khách gần xa nhờ cảnh quan độc đáo và hấp dẫn. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 mét, dài 500 mét, xung quanh là các gò đất mấp mô với nhiều cây cổ thụ có rễ nổi lên tạo thành những hình thù kì lạ.
Ngày nay, ao Bà Om thu hút đông đảo du khách gần xa nhờ cảnh quan độc đáo và hấp dẫn. Ao có hình chữ nhật, rộng 300 mét, dài 500 mét, xung quanh là các gò đất mấp mô với nhiều cây cổ thụ có rễ nổi lên tạo thành những hình thù kì lạ.
Mời quý độc giả xem video: Hương Vị Nhiệt Đới ở Phú Quốc | VTV Travel.

Top tin bài hot nhất

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

Lọt trúng hố vàng, 3 con giáp 7 ngày tới giàu lên vun vút

12/05/2025 20:12
Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

Dự đoán ngày mới 15/5/2025 cho 12 con giáp: Sửu may mắn

14/05/2025 07:34
Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

Tử vi 12 cung hoàng đạo 15/5: Thiên Bình đầy tiềm năng

14/05/2025 14:00
4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

4 con giáp tài lộc đi xuống, đen đủ đường 2 tuần tới ​

13/05/2025 08:00
5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

5 con giáp không thành tỷ phú cũng là đại gia 2 tháng tới

02/05/2025 07:14

Bạn có thể quan tâm

Tìm thấy yên ngựa gỗ cổ nhất thế giới, chuyên gia sốc vì...

Tìm thấy yên ngựa gỗ cổ nhất thế giới, chuyên gia sốc vì...

Tận mục mảnh vỡ thiên thạch 34 tấn sừng sững trong bảo tàng

Tận mục mảnh vỡ thiên thạch 34 tấn sừng sững trong bảo tàng

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Có nên hồi sinh các loài động vật đã tuyệt chủng?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

Tôn Ngộ Không giết 6 người phàm, sao Phật tổ không phạt?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 "Hổ tướng" võ công cao thủ nhất Lương Sơn Bạc, là ai?

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

5 trận đánh để đời của Tôn Tử

Giấy phép hoạt động báo chí số 29/GP-CBC, Bộ TTTT cấp ngày 24/12/2020

Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Thị Mai Hương.

Phó Tổng biên tập: Nhà báo Nguyễn Danh Châu

Tòa soạn: 70 Trần Hưng Đạo, phường Trần Hưng Đạo, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.

VPĐD tại TP.HCM: 54 Phạm Huy Thông, phường 7, quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Điện thoại: 024 6 254 3519

Hotline: 096 523 77 56 (Toà soạn Hà Nội) / 091 122 12 22 (VPĐD TPHCM)

Email: tkts@kienthuc.net.vn

Chuyên trang của Báo

Báo Tri thức và Cuộc sống - TIN TỨC PHỔ BIẾN KIẾN THỨC 24H

Liên hệ quảng cáo

Email: quangcao.kienthuc@gmail.com

Powered by ePi Technologies

DMCA.com Protection Status