40 năm xe tăng huyền thoại T-72

T-72 là một trong những dòng xe tăng thành công nhất của Liên Xô, được sách kỷ lục Guinness ghi nhận là xe tăng phổ biến nhất trong thế giới hiện đại.

Tròn 40 năm kể từ ngày đầu xe tăng T-72 được lực lượng vũ trang Liên xô đưa vào biên chế. Sách kỷ lục Guinness liệt kê T-72 như loại tăng phổ biến nhất trong thế giới hiện đại. T-72 đồng thời được công nhận là xe tăng tốt nhất của 25 năm cuối thế kỷ 20. Các biến thể khác nhau của dòng tăng vẫn còn đang phục vụ quân đội hơn 40 quốc gia.
“Tương tự, nhưng đơn giản hơn”
Vào cuối những năm 1960, thiết kế xe tăng T-64 bắt đầu được lực lượng xe tăng Liên Xô tiếp nhận. Chiếc xe có vỏ thép phức hợp nhiều tầng, nòng pháo trơn đường đạn cao với hệ thống tự động nạp đạn và các đặc tính động lực xuất sắc. T-64 là một trong những xe tăng chiến đấu đầu tiên trên thế giới đã kết hợp hài hòa tính tự vệ và hỏa lực của tăng hạng nặng có khả năng cơ động trung bình.
Cỗ xe tăng mang tính cách mạng của Liên Xô, T-64.
 Cỗ xe tăng mang tính cách mạng của Liên Xô, T-64.
Cỗ máy bánh xích đã đặt khuôn hình cho tất cả các xe tăng chiến đấu của Liên Xô và Nga, kể cả đời xe T-90. Đặc thù của T-64 là kích thước và trọng lượng tương đối nhỏ so với các đối thủ phương Tây, quân số đội lái giảm xuống 3 người và bố cục sắp xếp chặt chẽ.
T-64 là xe tăng mang tính cách mạng, nhưng việc thực hiện sản xuất vấp phải những khó khăn lớn: động cơ, khung gầm và loạt thành phần cũng như thiết bị thế hệ mới buộc nhiều nhà máy tái triển khai, tái trang bị cơ sở. Điều đó kéo theo các chi phí lớn và kéo dài thời gian. Do đấy, xuất hiện quyết định chế tạo cỗ máy mới với chi phí thấp hơn.
Nguyên mẫu của sản phẩm tiếp theo là "chủ thể 172M" được thai nghén tại văn phòng thiết kế chế tạo tăng Ural. Đơn vị ngày nay tiếp tục giữ vai trò "đầu não" của ngành sản xuất tăng ở Ural. Áp dụng một số yếu tố thiết kế đơn giản hóa, động cơ hoàn thiện tối đa, tính năng chiến đấu của xe tăng mới hầu như không thua kém T-64 nhưng cho phép quân đội khẩn trương tái trang bị tăng thế hệ mới. Đó chính là xe tăng chiến đấu chủ lực T-72.
Vào cuối những năm 1970, T-72 trở thành nền tảng của lực lượng xe tăng Liên Xô trên biên giới phía Tây, được tích cực xuất khẩu sang khối Hiệp ước Warszawa và cac nước đồng minh của Liên Xô. Thậm chí, có loạt trường hợp chuyển giao công nghệ sản xuất như ở Ba Lan, Nam Tư, Romania, Ấn Độ và các nước khác.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 hội tụ tính năng không kém T-64 nhưng giá rẻ, đơn giản, tin cậy cao.
Xe tăng chiến đấu chủ lực T-72 hội tụ tính năng không kém T-64 nhưng giá rẻ, đơn giản, tin cậy cao.
Theo đánh giá nhận xét của các chiến sĩ lái tăng, T-72 là cỗ máy tối ưu, kết hợp sự giản tiện và độ tin cậy, hiệu suất cao và tiềm năng nâng cấp. Các biến thể mới của T-72 có hệ thống điều khiển hỏa lực được cải thiện, tính bảo vệ cơ động không hề thua kém T-64 và sản phẩm kế tiếp là T-80.
Tuy nhiên, tính chất kinh tế kế hoạch của Liên Xô đã không cho phép T-72 trở thành loại xe tăng chiến đấu chủ lực duy nhất của ngành công nghiệp cũng như quân đội. T-64 tiếp tục được duy trì và chỉ ngừng sản xuất vào năm 1987, cũng như T-80 bắt đầu xuất xưởng năm 1976 và dừng lại ở phiên bản T-80U hồi giữa thập niên 1990.
Từ 72 đến 90 với hy vọng có Armata
Sau khi Liên Xô sụp đổ, Nga đứng trước sự lựa chọn, đất nước không đủ khả năng duy trì sản xuất cả T-72 và T-80. T-90 với các công cụ cải tiến và T-80UM kỳ vọng vai trò xe tăng chủ lực của Quân đội Nga.
T-90 được ủng hộ cũng như T-72 cách đây 20 năm, nhờ thiết kế đơn giản và trị giá tương đối thấp. Kết quả là T-90 được chọn đưa vào sản xuất dây chuyền, trang bị cho lực lượng vũ trang trong nước và xuất khẩu. Đơn đặt hàng của Ấn Độ vào đầu những năm 2000 là phương tiện duy nhất hỗ trợ sản xuất loại tăng này.
Những cải thiện không ngừng ngày càng đẩy xa T-90 khỏi nguyên mẫu cơ bản. Trong khi đó điều kiện kinh tế không cho phép đáp ứng nhu cầu cần thiết, T-72 vẫn là phương tiện cơ động chính của quân đội Nga.
Tuy đã có T-90, nhưng Quân đội Nga vẫn duy trì số lượng lớn T-72 đã qua hiện đại hóa mạnh mẽ hệ thống phòng vệ, hỏa lực.
 Tuy đã có T-90, nhưng Quân đội Nga vẫn duy trì số lượng lớn T-72 đã qua hiện đại hóa mạnh mẽ hệ thống phòng vệ, hỏa lực.
Tuy nhiên, sự phát triển công nghệ và mở rộng kinh phí quân sự dần tạo cơ hội hiện đại hóa và cải thiện hiệu suất chiến đấu của đội tăng T-72.
Hy vọng được đặt vào tháp pháo mới thiết kế cho T-90AM (phiên bản xuất khẩu là T-90SM). Cấu hình có khả năng lắp đặt trên T-90 các phiên bản đầu cũng như trên T-72, đem lại cho T-72 chất lượng tăng thế hệ kế tiếp với khả năng phát hiện đối phương cao, nâng cấp thông tin liên lạc và điều khiển hỏa lực.
Khả năng tự vệ của xe tăng cũng được chú trọng với tháp pháo mới và các tấm bảo vệ chi phí của tấm bảo vệ động lực gắn trên thân xe thế hệ mới. Ở hình thức mới, T-72 sẽ tiếp tục phục vụ cho tới khi quân đội được đáp ứng các xe tăng thế hệ mới. Đó sẽ là xe tăng do các nhà thiết kế của Ural thực hiện trên nền tảng chiến đấu Armata.

Quốc gia ĐNA nào có nhiều loại xe tăng nhất?

Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar sở hữu nhiều loại xe tăng nhất khu vực với 8 loại khác nhau gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet. Ngoài ra, trong khu vực tuy Thái Lan và Việt Nam sở hữu số lượng lớn xe tăng nhưng về chủng loại thì ít hơn Myanmar.
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar sở hữu nhiều loại xe tăng nhất khu vực với 8 loại khác nhau gồm: T-55; T-72; Type 59D; Type 69-II; Type 63; Type 62; MBT-2000 và Comet. Ngoài ra, trong khu vực tuy Thái Lan và Việt Nam sở hữu số lượng lớn xe tăng nhưng về chủng loại thì ít hơn Myanmar.

Theo một số nguồn tin, Myanmar sở hữu 10 chiếc xe tăng chiến đấu T-55 mua từ Ấn Độ. Ảnh minh họa
Theo một số nguồn tin, Myanmar sở hữu 10 chiếc xe tăng chiến đấu T-55 mua từ Ấn Độ. Ảnh minh họa

Quân đội Myanmar sở hữu xe tăng chiến đấu T-72S khá hiện đại với việc tăng cường giáp phản ứng nổ ERA bọc tháp pháo, thân xe giúp đối phó với vũ khí diệt tăng. Đặc biệt, pháo chính 2A46 125mm của T-72S có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Svir qua nòng.
Quân đội Myanmar sở hữu xe tăng chiến đấu T-72S khá hiện đại với việc tăng cường giáp phản ứng nổ ERA bọc tháp pháo, thân xe giúp đối phó với vũ khí diệt tăng. Đặc biệt, pháo chính 2A46 125mm của T-72S có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển 9M119 Svir qua nòng.

Hiện nay, Quân đội Myanmar sở hữu khoảng 139 chiếc T-72S.
Hiện nay, Quân đội Myanmar sở hữu khoảng 139 chiếc T-72S.

Ngoài xe tăng có nguồn gốc từ Nga, chiếm số đông trong lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar là những loại tăng đến từ Trung Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu Type 59D nhập khẩu từ Trung Quốc của Myanmar.
Ngoài xe tăng có nguồn gốc từ Nga, chiếm số đông trong lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar là những loại tăng đến từ Trung Quốc. Trong ảnh là xe tăng chiến đấu Type 59D nhập khẩu từ Trung Quốc của Myanmar.

Type 59D là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng T-54/55). Biến thể Type 59D trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ bọc tháp pháo và mặt trước thân xe, trên xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và khí tài đánh đêm.
Type 59D là biến thể hiện đại hóa của xe tăng Type 59 (Trung Quốc sao chép công nghệ xe tăng T-54/55). Biến thể Type 59D trang bị hệ thống giáp phản ứng nổ bọc tháp pháo và mặt trước thân xe, trên xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực hiện đại và khí tài đánh đêm.

Type 59D trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng.
Type 59D trang bị pháo nòng xoắn cỡ 105mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng có điều khiển qua nòng.

Loại xe tăng thứ 2 có xuất xứ từ Trung Quốc của Myanmar là 105 chiếc xe tăng Type 69-II. Đây là thiết kế xe tăng cải tiến nhỏ từ dòng Type 59 với kiểu dáng tương tự, sử dụng pháo nòng trơn 100mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS, trang bị thêm khí tài đo xa lade và hồng ngoại. Ảnh minh họa
Loại xe tăng thứ 2 có xuất xứ từ Trung Quốc của Myanmar là 105 chiếc xe tăng Type 69-II. Đây là thiết kế xe tăng cải tiến nhỏ từ dòng Type 59 với kiểu dáng tương tự, sử dụng pháo nòng trơn 100mm có khả năng bắn đạn xuyên giáp APFSDS, trang bị thêm khí tài đo xa lade và hồng ngoại. Ảnh minh họa

Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar có 50 xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên theo công nghệ xe PT-76 (Liên Xô). Type 63 thiết kế với khung thân giống với PT-76 nhưng sử dụng tháp pháo mới trang bị pháo nòng xoắn cỡ 85mm (thay vì pháo 76,2mm). Ảnh minh họa
Lực lượng tăng – thiết giáp Myanmar có 50 xe tăng lội nước hạng nhẹ Type 63 cũng do Trung Quốc sản xuất dựa trên theo công nghệ xe PT-76 (Liên Xô). Type 63 thiết kế với khung thân giống với PT-76 nhưng sử dụng tháp pháo mới trang bị pháo nòng xoắn cỡ 85mm (thay vì pháo 76,2mm). Ảnh minh họa

Pháo 85mm của Type 63 được đánh giá là có độ ổn định không cao. Trong ảnh là pháo 85mm trên chiếc Type 63 Myanmar khai hỏa trong một cuộc tập trận.
Pháo 85mm của Type 63 được đánh giá là có độ ổn định không cao. Trong ảnh là pháo 85mm trên chiếc Type 63 Myanmar khai hỏa trong một cuộc tập trận.

Xe tăng hạng nhẹ Type 62 (Myanmar có 105 chiếc) do Trung Quốc sản xuất dựa trên Type 59 với trọng lượng nhẹ hơn, pháo cỡ nòng bé hơn (pháo nòng xoắn 85mm có độ chính xác không cao, thiếu khí tài điều khiển, đánh đêm). Ảnh minh họa
Xe tăng hạng nhẹ Type 62 (Myanmar có 105 chiếc) do Trung Quốc sản xuất dựa trên Type 59 với trọng lượng nhẹ hơn, pháo cỡ nòng bé hơn (pháo nòng xoắn 85mm có độ chính xác không cao, thiếu khí tài điều khiển, đánh đêm). Ảnh minh họa

Xe tăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá hiện đại nhất trong biên chế Quân đội Myanmar là những chiếc MBT-2000. Đây là biến thể xuất khẩu của dòng tăng Type 90-II thiết kế với nhiều công nghệ mới về giáp bảo vệ, hỏa lực. Ảnh minh họa
 Xe tăng do Trung Quốc sản xuất được đánh giá hiện đại nhất trong biên chế Quân đội Myanmar là những chiếc MBT-2000. Đây là biến thể xuất khẩu của dòng tăng Type 90-II thiết kế với nhiều công nghệ mới về giáp bảo vệ, hỏa lực. Ảnh minh họa

Xe tăng MBT-2000 trang bị giáp phức hợp cùng giáp phản ứng nổ cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước nhiều loại vũ khí diệt tăng. MBT-2000 trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong ảnh là hình hiếm hoi về xe tăng MBT-2000 hoạt động trong Quân đội Myanmar (ước tính họ có khoảng 200 chiếc).
Xe tăng MBT-2000 trang bị giáp phức hợp cùng giáp phản ứng nổ cung cấp khả năng bảo vệ tốt trước nhiều loại vũ khí diệt tăng. MBT-2000 trang bị pháo nòng trơn 125mm có khả năng phóng tên lửa chống tăng qua nòng. Trong ảnh là hình hiếm hoi về xe tăng MBT-2000 hoạt động trong Quân đội Myanmar (ước tính họ có khoảng 200 chiếc).

Quân đội Myanmar được cho là còn duy trì sự phục vụ của một số lượng nhỏ xe tăng hành trình Comet (khái niệm xe tăng của Anh Quốc thời hậu Thế chiến 1) được bọc giáp dày 102mm, trang bị pháo 77mm. Ảnh minh họa
Quân đội Myanmar được cho là còn duy trì sự phục vụ của một số lượng nhỏ xe tăng hành trình Comet (khái niệm xe tăng của Anh Quốc thời hậu Thế chiến 1) được bọc giáp dày 102mm, trang bị pháo 77mm. Ảnh minh họa

“Săm soi” xe tăng đắt thứ 3 thế giới

(Kiến Thức) - Với đơn giá lên tới 8,5 triệu USD/chiếc, xe tăng chiến đấu chủ lực "báo đen" K2 của Hàn Quốc được xem là loại tăng đắt thứ 3 thế giới.

Nhằm thay thế dòng xe tăng chiến đẩu chủ lực M48 Patton lỗi thời và bổ sung thêm vào lực lượng xe tăng đối phó “mối đe dọa” từ Triều Tiên, năm 1995 Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) đã thực hiện chương trình thiết kế xe tăng thế hệ mới. Và K2 Black Panther (báo đen) chính thức ra đời từ giữa những năm 2000.
Nhằm thay thế dòng xe tăng chiến đẩu chủ lực M48 Patton lỗi thời và bổ sung thêm vào lực lượng xe tăng đối phó “mối đe dọa” từ Triều Tiên, năm 1995 Cơ quan Phát triển Quốc phòng Hàn Quốc (ADD) đã thực hiện chương trình thiết kế xe tăng thế hệ mới. Và K2 Black Panther (báo đen)  chính thức ra đời từ giữa những năm 2000.

K2 Black Panther được tích hợp công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới biến nó trở thành một trong những loại xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Nhưng vì ứng dụng quá nhiều công nghệ tối tân nên K2 cũng ngốn khoản chi phí không nhỏ “giúp” nó trở thành xe tăng đắt thứ 3 thế giới sau loại Type 10 của Nhật và AMX-56 Leclerc của Pháp.
K2 Black Panther được tích hợp công nghệ hiện đại bậc nhất thế giới biến nó trở thành một trong những loại xe tăng hiện đại hàng đầu thế giới hiện nay. Nhưng vì ứng dụng quá nhiều công nghệ tối tân nên K2 cũng ngốn khoản chi phí không nhỏ “giúp” nó trở thành xe tăng đắt thứ 3 thế giới sau loại Type 10 của Nhật và AMX-56 Leclerc của Pháp.

Theo một số nguồn tin, trong năm 2012 Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt mua 397 chiếc K2 trang bị cho lục quân.
Theo một số nguồn tin, trong năm 2012 Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt mua 397 chiếc K2 trang bị cho lục quân.

K2 nặng 55 tấn, dài tới 10m, rộng 3,6m, cao 2,5m và nặng tới 55 tấn.
 K2 nặng 55 tấn, dài tới 10m, rộng 3,6m, cao 2,5m và nặng tới 55 tấn.

Hệ thống phòng vệ của K2 được cho là tương tự xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ. Xe được trang bị lớp giáp phức hợp tuyệt mật (gồm nhiều vật liệu cấu thành) và giáp phản ứng nổ (ERA). Ngoài ra, nó còn trang bị hệ thống phòng vệ chủ động chống vũ khí diệt tăng có điều khiển.
Hệ thống phòng vệ của K2 được cho là tương tự xe tăng M1A2 Abrams của Mỹ. Xe được trang bị lớp giáp phức hợp tuyệt mật (gồm nhiều vật liệu cấu thành) và giáp phản ứng nổ (ERA). Ngoài ra, nó còn trang bị hệ thống phòng vệ chủ động chống vũ khí diệt tăng có điều khiển.

K2 trang bị động cơ diesel MTU cực khỏe, công suất 1.500 mã lực và động cơ tuốc bin khí phụ trợ công suất 400 mã lực (cung cấp điện cho hệ thống trong xe khi động cơ chính tắt). K2 có khả năng đạt tốc độ tới 70km/h.
K2 trang bị động cơ diesel MTU cực khỏe, công suất 1.500 mã lực và động cơ tuốc bin khí phụ trợ công suất 400 mã lực (cung cấp điện cho hệ thống trong xe khi động cơ chính tắt). K2 có khả năng đạt tốc độ tới 70km/h.

Ngoài ra, K2 cũng có khả năng lội nước sâu 4,2m với thiết bị hỗ trợ. Trong ảnh là ống thông khí và đồng thời là điểm quan sát của kíp xe khi xe tăng “lặn” dưới mặt nước (xe tăng nặng hàng chục tấn vượt sống bằng cách đi ngầm dưới nước thay vì “bơi” trên mặt nước như xe bọc thép hay xe tăng hạng nhẹ).
Ngoài ra, K2 cũng có khả năng lội nước sâu 4,2m với thiết bị hỗ trợ. Trong ảnh là ống thông khí và đồng thời là điểm quan sát của kíp xe khi xe tăng “lặn” dưới mặt nước (xe tăng nặng hàng chục tấn vượt sống bằng cách đi ngầm dưới nước thay vì “bơi” trên mặt nước như xe bọc thép hay xe tăng hạng nhẹ).

K2 trang bị pháo nòng trơn cỡ 120mm kết hợp thiết bị nạp tự động cho phép đạt tốc độ bắn tới 15 phát/phút. Xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép theo dõi và tấn công không chỉ xe tăng mà còn trực thăng bay thấp. Hơn nữa, hệ thống điều khiển hỏa lực này có thể phát hiện, theo dõi và điều khiển pháo bắn tự động mục tiêu nhìn thấy mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người.
K2 trang bị pháo nòng trơn cỡ 120mm kết hợp thiết bị nạp tự động cho phép đạt tốc độ bắn tới 15 phát/phút. Xe trang bị hệ thống điều khiển hỏa lực tiên tiến cho phép theo dõi và tấn công không chỉ xe tăng mà còn trực thăng bay thấp. Hơn nữa, hệ thống điều khiển hỏa lực này có thể phát hiện, theo dõi và điều khiển pháo bắn tự động mục tiêu nhìn thấy mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào từ con người.

Pháo 120mm của K2 có thể bắn nhiều loại đạn, đặc biệt nhất là đạn thông minh KSTAM đạt tầm bắn 2-8km. Đạn KSTAM có hệ thống dẫn đường và tránh vật cản riêng với bộ cảm ứng bức xạ, radar băng tần mm và đầu nổ EFP. Sau khi bắn ra, đạn KSTAM sẽ được ổn định với 4 cánh trên đuôi và bay thẳng đến khu vực mục tiêu đã tính toán. Khi bay gần đến mục tiêu, một chiếc dù được bung ra giúp viên đạn chuyển động chậm lại và rơi xuống. Trong quá trình đó, radar sẽ phát tín hiệu và các cảm ứng có đủ thời gian để tìm kiếm mục tiêu phía dưới. Khi xác định được mục tiêu (cố định hoặc di động), viên đạn sẽ bắt đầu nổ vào trúng nóc xe tăng – đây thường là điểm bọc giáp mỏng, dễ xuyên phá.
Pháo 120mm của K2 có thể bắn nhiều loại đạn, đặc biệt nhất là đạn thông minh KSTAM đạt tầm bắn 2-8km. Đạn KSTAM có hệ thống dẫn đường và tránh vật cản riêng với bộ cảm ứng bức xạ, radar băng tần mm và đầu nổ EFP. Sau khi bắn ra, đạn KSTAM sẽ được ổn định với 4 cánh trên đuôi và bay thẳng đến khu vực mục tiêu đã tính toán. Khi bay gần đến mục tiêu, một chiếc dù được bung ra giúp viên đạn chuyển động chậm lại và rơi xuống. Trong quá trình đó, radar sẽ phát tín hiệu và các cảm ứng có đủ thời gian để tìm kiếm mục tiêu phía dưới. Khi xác định được mục tiêu (cố định hoặc di động), viên đạn sẽ bắt đầu nổ vào trúng nóc xe tăng – đây thường là điểm bọc giáp mỏng, dễ xuyên phá.

Ngoài pháo chính 120mm, K2 còn trang bị súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm K6 lắp trên giá điều khiển tự động (xạ thủ ngồi bắn trong xe). Với trang bị hiện đại như vậy, K2 được đánh giá là vượt trội hơn mọi loại xe tăng của Triều Tiên. “Điểm yếu” nhất của K2 chỉ là giá quá cao.
Ngoài pháo chính 120mm, K2 còn trang bị súng máy đồng trục 7,62mm và súng máy phòng không 12,7mm K6 lắp trên giá điều khiển tự động (xạ thủ ngồi bắn trong xe). Với trang bị hiện đại như vậy, K2 được đánh giá là vượt trội hơn mọi loại xe tăng của Triều Tiên. “Điểm yếu” nhất của K2 chỉ là giá quá cao.