4 loại bột trong nhà bếp chính là 'thần dược' nên dùng mỗi ngày

Nhiều người không biết rằng có những thực phẩm tốt cho sức khỏe lại nằm ngay trong căn bếp nhà mình.

Bột cacao

Bột cacao có vị đắng, mùi thơm có thể thêm vào các loại sinh tố có vị ngọt. Nhưng ít ai biết chúng còn rất tốt cho sức khỏe.

Theo các chuyên gia, cacao có chất chống oxy hóa tự nhiên tên là flavonoid, chất này có thể cải thiện chức năng của tim và giảm viêm.

Bột đậu nành

Với phụ nữ nói riêng, loại bột này có rất nhiều công dụng làm đẹp và chăm sóc sức khỏe. Một trong những tác dụng tuyệt vời của bột đậu nành là cải thiện làn da, giảm bớt các dấu hiệu lão hóa.

Tất cả là nhờ hàm lượng axit béo omega-3 và omega-6 trong bột đậu nành khá cao, có khả năng ức chế tác động từ quá trình oxy hóa, hỗ trợ bảo vệ cơ thể khỏi những ảnh hưởng xấu do tuổi tác.

Các sản phẩm từ đậu nành đều chứa một lượng lớn canxi cần thiết cho sức khỏe xương. Bên cạnh đó, isoflavone trong đậu nành cũng có tác dụng ngăn ngừa loãng xương và tăng cường khả năng hấp thụ canxi của cơ thể. Vì thế bột đậu nành có thể bảo vệ xương một cách toàn diện.

4 loai bot trong nha bep chinh la 'than duoc' nen dung moi ngay

Bột nấm

Theo Viện Ung thư Quốc gia Hoa Kỳ, nấm là loại dược liệu đang được sử dụng để điều trị các bệnh như ung thư ở châu Á hàng trăm năm nay. Mỗi loại nấm đều có những lợi ích sức khỏe khác nhau, chẳng hạn như tốt cho giấc ngủ, sức khỏe nhận thức, sự tập trung, năng lượng, sự lo lắng, trầm cảm...

Các chuyên gia gợi ý mọi người có thể thêm bột nấm vào trà, bánh pudding, sinh tố, latte và súp. Cô ấy khuyên mọi người nên tiêu thụ một cách điều độ vì dùng quá nhiều có thể dẫn đến buồn nôn.

4 loai bot trong nha bep chinh la 'than duoc' nen dung moi ngay-Hinh-2

Bột nghệ

Bột nghệ có chứa curcumin, được biết đến với đặc tính chống oxy hóa và chống viêm. Nghệ có tác động tích cực đến các bệnh như tiểu đường loại 2, bệnh viêm ruột, ung thư và béo phì.

Người mắc bệnh dạ dày, đường ruột nên uống tinh bột nghệ đen, mật ong, nước lọc trước bữa ăn. Không nên thấy nghệ tốt mà sử dụng quá nhiều vì chất curcumin liều cao sẽ gây kích thích tuyến thượng thận bài tiết cortisone (chất có tính kháng viêm), từ đó khả năng kháng viêm của cơ thể sẽ giảm đi. 

Thói quen sai lầm trong nhà bếp có thể gây hại sức khỏe

Một số thói quen sai lầm khi chế biến và bảo quản thực phẩm khá phổ biến có thể dẫn đến hậu quả nghiêm trọng đối với sức khỏe.

Dùng chung dao, thớt cho thực phẩm sống và chín

Theo TS Đặng Xuân Sinh, Viện nghiên cứu Chăn nuôi Quốc tế, nguy cơ đối với sức khỏe người tiêu dùng là ngộ độc do lây nhiễm chéo giữa các thực phẩm sống - chín. Ông chỉ ra sai lầm của nhiều người Việt là sơ chế, luộc, thái… thịt bằng việc dùng chung dao, thớt dẫn đến lây nhiễm chéo vi khuẩn.

Vì vậy, người dân cần sát khuẩn, sử dụng tách biệt dụng cụ chế biến thịt sống và thực phẩm chín. Đồng thời, sử dụng các bề mặt thớt dễ lau rửa, vệ sinh để giảm nguy cơ vi khuẩn sinh sôi.

Bảo quản thực phẩm sai cách

PGS.TS Nguyễn Xuân Ninh - Phó Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, cảnh báo tủ lạnh là vật dụng không thể thiếu trong mỗi gia đình nhưng cũng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm đối với sức khỏe con người. Chuyên gia này chỉ ra các thói quen sai lầm trong bảo quản thực phẩm người Việt thường mắc phải:

- Sau bữa ăn 2-3 tiếng, thức ăn thừa (thịt cá…) mới được cất vào tủ lạnh. Trong thời gian đó, thức ăn để ngoài trời, vi khuẩn đã phát triển, chúng ta mới bỏ vào tủ lạnh như vậy cũng không tốt.

- Nhiều bà nội trợ giữ nguyên tô, đĩa thậm chí cho xoong nồi chứa thức ăn thừa vào tủ lạnh sau đó, bữa tiếp theo lại đem ra sử dụng. Việc này làm tăng khả năng nhiễm khuẩn chéo và khiến chúng ta dễ bị ngộ độc. Vì vậy, sau khi ăn, chúng ta cần cho thực phẩm thừa vào hộp đựng hoặc bọc lại bằng túi nilon chuyên dụng để bảo quản sau đó nhanh chóng cho vào ngăn mát.

- Không sơ chế thực phẩm hoặc sơ chế sơ sài trước khi cho vào tủ lạnh. Ví dụ cá, thịt khi mua từ chợ có thể bị nhiễm bẩn, vi khuẩn. Việc không rửa sạch cho vào tủ lạnh tiếp tục lây nhiễm vi khuẩn ra thực phẩm khác. Lúc này, thực phẩm mới mang về trở thành nguồn lây nhiễm nguy hiểm.

Lười vệ sinh tủ lạnh

Ngoài thói quen sai lầm là để đồ chín lẫn đồ sống, để đồ trong tủ lạnh quá lâu, ít vệ sinh tủ lạnh cũng là thói quen nhiều gia đình mắc phải.

Bên cạnh đó, nhiều người còn thói quen bảo quản tất cả thực phẩm vào tủ lạnh khiến tủ chật cứng, không khí không lưu thông, nhiệt độ không đảm bảo nên thực phẩm dễ bị hỏng.

“Việc tủ lạnh chật kín, không gọn gàng khiến hơi lạnh khó lưu thông sẽ làm mất khả năng bảo quản thực phẩm. Bên cạnh đó, xếp chật kín thực phẩm, chúng ta sẽ không để ý được thực phẩm bên trong để lâu ngày, hư hỏng. Đây là môi trường thuận lợi để các loại vi khuẩn, virus sinh sôi phát triển”, PGS.TS Ninh nói.

Dùng chung dụng cụ trên bàn ăn

TS.BS Trương Hồng Sơn, Viện Trưởng Viện y học ứng dụng Việt Nam, cho biết người Việt có thói quen ăn chung. Nét ẩm thực truyền thống đó được thể hiện qua cách ăn của những người ngồi chung trong mâm cỗ.

"Điều này có những điểm hay, thể hiện sự chia sẻ, đoàn kết. Tuy nhiên chúng ta có thể cải tiến thói quen ăn uống này để đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm hơn", TS.BS Sơn nói.

Cụ thể, trên mâm cơm vẫn có các tô, đĩa đựng thức ăn chung nhưng khi lấy đồ ăn về bát của mỗi người cần dùng thìa, muôi chung, tránh thói quen dùng thìa, đũa riêng của mình lấy trực tiếp sẽ không đảm bảo an toàn vệ sinh.

“Chúng ta phải có sự kết hợp giữa thói quen ăn chia sẻ của người phương Đông và sự riêng tư về dụng cụ ăn của người phương Tây trong bữa cơm. Gần đây, ở Việt Nam, nhiều gia đình cũng đã thực hiện việc này bằng cách mỗi cá nhân có bát nước chấm riêng…. Sự tách riêng đảm bảo vệ sinh an toàn sức khỏe. Bởi như chúng ta biết, có nhiều bệnh lây qua đường ăn uống như bệnh về hô hấp, nhiễm khuẩn…”, TS.BS Hồng Sơn cho biết.

Bộ ảnh độc đáo về bữa ăn của các gia đình khắp thế giới

Không chỉ phản ánh sự đa dạng văn hóa ẩm thực, bộ ảnh này còn cho thấy cái nhìn rõ nét về sự khác biệt về lối sống, nền kinh tế ở nhiều quốc gia.

Với những gia đình nhỏ trên khắp thế giới, những bữa tối cùng nhau luôn là thời điểm quan trọng để cả gia đình quây quần chia sẻ về một ngày của mình. Để giúp người xem hình dung rõ nét hơn về việc một gia đình chuẩn bị thực phẩm trong một tuần như thế nào trên khắp thế giới, nhiếp ảnh gia Peter Menzel và Faith D'Aluisio đã quyết định thực hiện ý tưởng táo bạo của mình.

Để thực hiện ý tưởng này, Menzel và D'Aluisio đã đi đến hơn 24 quốc gia và thăm 30 gia đình từ Bhutan và Bosnia đến Mexico và Mông Cổ, đồng thời ghi lại những gì họ đã ăn trong một tuần.