4 dấu hiệu thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi, tuyệt đối không mua

Để tránh mua phải thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi, người tiêu dùng cần nắm những dấu hiệu nhận biết  bằng mắt thường về màu sắc, mùi...

Theo Cục Chăn nuôi và Thú y (Bộ Nông nghiệp và Môi trường), trong tháng 6 và 7/2025, bệnh dịch tả lợn châu Phi gia tăng tại các tỉnh thành phía Bắc (Cao Bằng, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Nội...) và duyên hải miền Trung (Quảng Ngãi, Quảng Trị...).

Trước tình hình dịch tả lợn hiện nay, chất lượng thịt lợn bán trên thị trường là mối lo ngại của người dân. Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế) cho biết, thịt lợn bị nhiễm bệnh tả lợn châu Phi có những dấu hiệu đặc trưng, người tiêu dùng có thể phân biệt bằng mắt thường.

Thịt lợn có nốt xuất huyết

Lợn nhiễm dịch tả châu Phi có các nốt xuất huyết nằm dưới da hoặc trên vành tai giống như vết muỗi đốt. Chân, bụng và ngực của lợn màu tím xanh. Khi mổ ra có dịch lẫn máu ở bụng và khoang ngực.

Toàn bộ nội tạng và cơ thể của lợn đều xuất huyết, lá lách phình to, phổi không bị xẹp, hạch bạch huyết lớn, khí quản dính máu, chứa nhiều bọt, thận xuất huyết, niêm mạc dạ dày loét, ruột tắc và chứa máu.

thit-lon.jpg
Thịt lợn nhiễm dịch tả châu Phi thường nốt xuất huyết. Ảnh minh họa

Thịt lợn màu lạ

Thịt lợn tươi, khỏe mạnh có màu đỏ tươi tự nhiên, đều màu, mỡ trắng sáng, da không có các đốm hay các vết khác thường. Thớ thịt thường săn chắc, mịn màng.

Trái lại, thịt lợn nhiễm bệnh có màu lạ như nâu, xám, đỏ thẫm, xanh nhạt, phần bì lấm chấm xuất huyết, tai lợn bị tím,.

Thịt lợn rỉ nước

Khi chạm tay vào, miếng thịt chảy nhớt hoặc rỉ nước là thịt ôi thiu, thịt lợn bệnh. Thịt lợn khỏe mạnh khi ấn vào không bị rỉ nước, thịt lợn săn chắc, có độ đàn hồi.

Mùi lạ

Thịt lợn tươi có mùi đặc trưng, không gây khó chịu. Trong khi đó, thịt lợn bị bệnh, ôi thiu hoặc nhiễm khuẩn thường có mùi lạ, khó ngửi như tanh nồng, ôi chua, mùi kháng sinh hoặc thuốc sát trùng, mùi ẩm mốc, mùi men...

Theo các chuyên gia, để tránh mua phải thịt lợn bệnh, người tiêu dùng nên mua ở những địa chỉ uy tín như siêu thị, cửa hàng chuyên cung cấp thịt sạch. Không nên ham rẻ mà chọn mua thịt lợn tại địa điểm bán không rõ nguồn gốc xuất xứ, nơi nhiều khói bụi, ruồi nhặng, không có biện pháp che chắn.

Thịt lợn, rau xanh đắt hàng trước giờ bão Wipha đổ bộ

Trước thời điểm bão số 3 ảnh hưởng đến Hà Nội, sáng ngày 22/7, nhiều người dân tranh thủ đi chợ sớm, chủ động mua thực phẩm, đồ khô để dự trữ.

Theo ghi nhận của phóng viên Tri thức & Cuộc sống, tại các khu chợ dân sinh ở Hà Nội, sức mua tăng cao hơn ngày thường, đặc biệt là với nhóm hàng thiết yếu như rau xanh, thịt lợn.

Chị Lâm (bán thịt tại một khu chợ ở xã Đại Thanh, Hà Nội) cho biết: "Theo dự báo trưa nay bão sẽ về đến Hà Nội, từ sáng sớm tôi chủ động lấy thịt lợn nhiều hơn mọi hôm. Mọi ngày, tôi chỉ lấy thịt và sườn, nhưng nay lấy thêm lòng lợn, lưỡi về bán. Bắt đầu từ 6h sáng, đã có nhiều khách đến mua thịt. Khách cũng không mua quá nhiều, người ít 5 lạng, người nhiều 2 - 3 kg. Đông khách nên khoảng 9h30 sáng tôi gần như đã hết 3/4 hàng".

Vụ giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh - hành vi táng tận lương tâm

Theo luật sư Đặng Văn Cường, hành vi của các đối tượng này là rất táng tận lương tâm, coi thường pháp luật, coi thường tính mạng, sức khỏe của người tiêu dùng.

Phòng Cảnh sát Kinh tế – Công an TP Hà Nội phát hiện dấu hiệu nghi vấn liên quan đến hoạt động giết mổ, tiêu thụ thịt lợn nhiễm bệnh tại xã Hòa Xá (huyện Thường Tín cũ) và tại chợ Phùng Khoang (phường Đại Mỗ, Hà Nội). Với thủ đoạn hoạt động tinh vi, các đối tượng tổ chức giết mổ gia súc ban đêm, cảnh giới nghiêm ngặt, vận chuyển thịt qua đường làng, tránh tuyến chính, sau đó trà trộn thịt lợn chết vào thịt tươi tại chợ. Bằng biện pháp nghiệp vụ, lực lượng trinh sát thu thập đủ tài liệu, chứng cứ tiến hành triệt phá. Ngày 2 và 3/7, Cơ quan CSĐT Công an TP Hà Nội đã ra lệnh giữ người trong trường hợp khẩn cấp, lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp và quyết định tạm giữ hình sự đối với Lê Văn Tươi và Đặng Văn Huy, Nguyễn Viết Chiếm, Dư Đình Hợi.

6.jpg
Các lực lượng chức năng tiến hành kiểm tra đột xuất kiot của các đối tượng.

Hãi hùng lời khai các đối tượng giết mổ, tiêu thụ thịt lợn chết

Trung bình mỗi ngày, nhóm này giết mổ hơn 50 con lợn, sau đó bán ra thị trường với giá khoảng 60.000 đồng/kg thịt.

Ngày 9/7, CSĐT Công an TP Hà Nội vừa ra quyết định tạm giữ hình sự bốn đối tượng trong đường dây thu gom lợn bị bệnh về giết mổ, bán ở các chợ và nhà hàng trên địa bàn thành phố.

e3c0a849e75d5103084c-7221.jpg
Lực lượng chức năng phát hiện đường dây giết mổ lợn chết, lợn bệnh quy mô lớn ở Thủ đô.