3 vị vua gây tranh cãi nhất sử Việt

Tuy họ đều là những đấng minh quân với nhiều cải cách tiến bộ, giúp dân chúng an cư lạc nghiệp, nhưng con đường tiến đến ngai vàng lại không hề bằng phẳng.

Vị vua đầu tiên: Hồ Quý Ly - nhà cách tân nhầm thời
Hồ Quý Ly, tên húy Hồ Nhất Nguyên, là vị hoàng đế đầu tiên của nhà nước Đại Ngu trong lịch sử Việt Nam. Sau khi đỗ thi Hương, Hồ Quý Ly gia nhập chốn quan trường triều Trần. Ông có hai người cô ruột là vợ của vua Trần Minh Tông, một người sinh ra vua Trần Nghệ Tông còn người kia sinh ra Trần Duệ Tông. Hoạn lộ của Hồ Quý Ly lên như diều gặp gió. Năm 1387, ông được phong làm Tể tướng, thao túng gần như tuyệt đối quyền lực trong triều. 
Năm 1400, Hồ Quý Ly chiếm ngôi nhà Trần, đặt quốc hiệu là Đại Ngu. Trong thời gian trị vì, Hồ Quý Ly đã thực hiện một loạt canh tân tiến bộ: chế tạo súng thần công, phát hành tiền giấy, xây dựng thành nhà Hồ đầy kiên cố, thể hiện một tầm nhìn xa trông rộng, đầy bứt phá, hiếm ai có thể sánh kịp.
Tuy nhiên, trong mắt dân chúng đương thời, Hồ Quý Ly chỉ là một kẻ phản phúc, vong ân phụ nghĩa. Vậy nên, dù là một nhân tài về quân sự, sở hữu binh lực hùng hậu, ông nhanh chóng thất bại trước cuộc xâm lược của quân Minh dưới lá cờ "phù Trần diệt Hồ". Giống như câu nói của Hồ Nguyên Trừng, con trai ông, như sau: "Thần không sợ đánh, chỉ sợ lòng dân không theo mà thôi!"
Vị vua thứ 2: Lê Hoàn - tấm hoàng bào đầy nghị kỵ
Lê Đại Hành, tên thật là Lê Hoàn. Thủa còn thiếu thời, ông làm quan cho nhà Đinh dưới thời Đinh Tiên Hoàng, giữa chức Thập đạo tướng quân. Đến năm 979, sau khi hoạn quan Đỗ Thích giết vua Đinh và Thái Tử, người con thứ tên Đinh Toàn nối ngôi lúc 6 tuổi, Lê Hoàn làm Nhiếp chính, xưng là Phó vương, nắm đại quyền triều đình.
Giữa thế sự rối ren, Nhà Tống lấy cớ Lê Hoàn chuyên quyền để phát binh xâm lược Đại Cồ Việt. Thái hậu Dương Vân Nga bèn khoác chiếc hoàng bào cho ông, như một hành động ẩn dụ cho cuộc chuyển giao quyền lực. Từ đó, triều Đinh chấp dứt, triều Tiền Lê chính thức ra đời.
Vớt tài thao lược hơn người, Lê Đại Hành đã nhanh chóng đánh tan quân phương Bắc, giúp muôn dân an cư lạc nghiệp, lưu danh vào lịch sử như một vị anh hùng kiệt xuất. Tuy nhiên, cuộc chuyển giao quyền lực giữa ông và Thái hậu Dương Vân Nga vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Nhất là lúc ấy lại xảy ra cái chết bất thường của 2 người đàn ông quyền lực nhất nhà Đinh.
Tuy nhiên, "Dân không thờ sai ai bao giờ", người bất nhân khó thu được lòng dân. Nếu không có Lê Hoàn tại thời điểm lịch sử đầy biến cố ấy, cùng chiến thắng vang dội trên sông Bạch Đằng, chắc chắn hậu thế chúng ta sẽ không có được ngày hôm nay.
Vị vua thứ 3: Vua Gia Long- tội nhân bán nước hay là vị minh quân sáng suốt, tài hoa?
Gia Long, húy là Nguyễn Phúc Ánh, là vị vua sáng lập nhà Nguyễn, Triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt Nam. Gia Long là vị vua gây nhiều lĩnh tranh cãi nhất từ xưa đến nay: ông là tội nhân bán nước hay vị minh quân sáng suốt, tài hoa? Bởi để đánh bại nhà Tây Sơn, ông đã mượn lực quân Phát và ký Hiệp ước Versailles vào năm 1787 với vua Pháp là Louis XVI.
3 vi vua gay tranh cai nhat su Viet
Ảnh minh họa. 
Nội dung cụ thể: Nếu Gia Long đồng ý cắt lãnh thổ Việt Nam cho Pháp, đổi lại Pháp sẽ đưa quân và vũ khí sang đánh bại nhà Tây Sơn. Thế nhưng cuộc cách mạng tư sản Pháp 1789 đã chấm dứt chế độ quân chủ tại đất nước hình lục lăng, thế nên không hề có sự viện trợ nào cho Gia Long cả. Toàn bộ tàu thuyền súng ống hầu hết là do Bá Đa Lộc cung cấp. Và cuộc xâm lược của Pháp nổ ra vào năm 1858 là do nhiều nguyên nhân đương thời.
Quả thật, vua Gia Long có hành động cầu viện ngoại bang. Thế nhưng, đó không phải là nguyên nhân trực tiếp dâng nước ta vào Pháp. Và dưới sự cai trị của ông, Việt Nam cũng đã phát triển hưng thịnh với nhiều cải cách tiến bộ.

Vì sao vua Lý Nam Đế xây dựng nhiều chùa trên đất Việt?

(Kiến Thức) - Lý Nam Đế không chỉ là vị hoàng đế đầu tiên của nước ta mà còn là vị vua rất quan tâm đến Phật giáo. Việc cho xây dựng ngôi chùa Khai Quốc ngay sau khi lên ngôi đã là minh chứng rõ nhất cho điều đó. 

Tuy nhiên ngoài ngôi chùa nổi tiếng ấy, cuộc đời và sự nghiệp của ông còn gắn liền với một số ngôi chùa nổi tiếng khác.
Lý Nam Đế tên thật là Lý Bí, còn gọi là Lý Bôn sinh vào giờ Thìn, ngày 12 tháng 9 năm Qúy Mùi (17.10.503) trong một gia đình thế gia, “đời đời là hào hữu” ở đất Thái Bình, phủ Long Hưng, quận Giao Chỉ. Có nhiều ý kiến khác nhau về quê hương của Ngài, ý kiến cho rằng nơi đó là đất Thụy Anh (Thái Bình) bây giờ; ý kiến khác nói đất đó nay thuộc thị xã Sơn Tây (Hà Nội). Tuy nhiên qua thời gian dài tìm hiểu, các nhà nghiên cứu hiện nay cho rằng đất Thái Bình xưa là một địa danh thuộc huyện Đồng Hỷ (Thái Nguyên), nơi đây còn nhiều dấu tích liên quan đến Lý Nam Đế.
Vi sao vua Ly Nam De xay dung nhieu chua tren dat Viet?
 Tranh cổ về Lý Nam Đế. (Hình minh họa – Nguồn: bahviet18.com). 
Ở Thái Bình hiện còn lưu truyền câu chuyện về một ngôi chùa có liên quan đến vị Hoàng đế đầu tiên của nước ta. Chuyện kể rằng khi thân mẫu của vua đang mang thai sắp đến ngày sinh nở nhưng vì có chuyện cần kíp nên phải đi lo công việc. Bà cùng một số tùy tùng lên đường, lúc đi đến chùa Quang Lang, hương Thái Bình (nay thuộc xã Thụy Hải, huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình) thì đã chiều tà lại gặp trời mưa lớn nên ghé vào chùa trú chân qua đêm. Nửa đêm, bà bỗng trở dạ hạ sinh một người con trai, lúc đó hào quang sáng rực cả chùa, hương thơm bay ngào ngạt; sư trụ trì thấy điềm lạ liền sai các vãi chăm sóc, giúp cho “mẹ tròn con vuông”. Sau này, khi làm lên sự nghiệp, Lý Nam Đế đã ban cho chùa này tên là “Hộ Quốc tự” (chùa có công với nước) và cho tu sửa chùa.
Cũng trên đất Thái Bình, tương truyền khi còn nhỏ có thời gian Lý Nam Đế sinh sống ở đây và kết bạn cùng lũ trẻ ở Kẻ Giai; hàng ngày đi chăn trâu, cắt cỏ, đánh trận giả rất là vui vẻ. Một hôm đám trẻ cùng nhau chọn một chỗ đất đẹp, lập bát hương, dựng phên tre, đắp tượng Phật để thờ. Về sau chỗ đó được người dân xây sửa, mở rộng quy mô gọi là chùa Mục Đồng, gần chùa có ngôi mộ gọi là mộ Thần Đồng, tương truyền đó là em họ của Lý Nam Đế mất năm 7 tuổi. Sau khi đăng quang ngôi vị, Lý Nam Đế cho sửa chùa, đến nay chùa vẫn còn với tên gọi chùa Mục Đồng, nằm trên địa phận làng Cổ Trai (xã Hồng Minh, huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình).
Vi sao vua Ly Nam De xay dung nhieu chua tren dat Viet?-Hinh-2
Chùa Hương Ấp ở thôn Cổ Pháp, xã Tiên Phong. (Hình minh họa – Nguồn: azi.vn).  
Theo bản thần tích “Việt Thường thị Tiền Lý Nam Đế ngọc phả cổ lục” (gọi tắt là Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền) được lưu giữ ở đình làng Giang Xá (nay thuộc Thị trấn Trôi, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội) cho biết gia đình ông có hai anh em. Năm Lý Bí lên 5 tuổi, Lý Bảo (tức Lý Thiên Bảo) 11 tuổi thì cha qua đời vì bạo bệnh; hai năm sau thì mẹ mất; thương cảm hoàn cảnh các cháu, người chú ruột đón về chăm sóc, nuôi dưỡng.
Một hôm có vị Pháp tổ thiền sư đến làm lễ tại ngôi chùa trong làng, người dân kính trọng đức độ của Ngài nên xin ở lại trụ trì chùa, ngôi chùa đó có tên gọi là Châu Ấp (sau đổi là chùa Hương Ấp, nay thuộc xã Tiên Phong, huyện Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên). Một hôm, tình cờ thiền sư nhìn thấy Lý Bí, ngắm dung mạo cậu bé khôi ngô, ông biết đây là người sau này có thể làm lên sự nghiệp. Khi hỏi chuyện mới hay hoàn cảnh đáng thương của Lý Bí, thiền sư liền đến gặp người chú xin đem cậu bé về làm “con nuôi cửa Phật”. Từ đó Lý Bí trở thành chú tiểu, theo Thiền sư tu đạo Phật tại chùa Châu Ấp được khoảng vài năm, sau đó theo Pháp Tổ Thiền sư về tu hành tại chùa Linh Bảo (sau đổi là chùa Bảo Phúc) ở làng Giang Xá, xã Lưu Xá, huyện Đan Phượng, phủ Quốc Oai, trấn Sơn Tây (nay thuộc Thị trấn Trôi, huyện Hoài Đức, Thành phố Hà Nội).
Cơ duyên nào đưa Lý Bí từ quê hương Cổ Pháp đến với đất Giang Xá? Bản Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền có đoạn viết: “… Khi này có nhà sư hiệu Pháp Tổ Thiền sư trụ trì tại chùa trong ấp, thấy vua diện mạo khác thường, có khí chất lẫm liệt. Thiền sư nói với người chú rằng nhà ông có phúc lớn, nên hai cháu có thiên bẩm, tất về sau thành danh vậy.
Khi đó người em là Bí cầu Phật đạo dựa vào nhà chùa tế độ có biệt danh là Thọ. Thiền sư nhận làm con nuôi. Được 3- 4 năm, vua đã 13 tuổi, lúc này Thiền sư đến xã Lưu Xá huyện Đan Phượng phủ Quốc Oai. Làng có ba dòng họ lớn là Lê, Nguyễn, Trần, thấy nhà sư đạo đức kinh pháp tinh thông, nên rước về lập trai đàn phổ độ gia tiên, suốt 7 ngày đêm. Khi đó ở Giang Xá có ngôi chùa nhỏ dựng ở bên sông, nhân dân thấy thiền sư đức hạnh, liền rước về ở lại trong ấp, nhờ coi giữ cảnh chùa. Thiền sư thấy cảnh quang sáng sủa, dân thuần tục hậu, nên nhận lời. Từ đó nhà sư về sống ở đất Giang Xá, trụ trì chùa. Nhà sư cho vua thụ giới nhập học, vua khí bẩm thông minh, đức độ, được tú khí chung linh là do trời sinh ra vậy…”. Từ đó ngôi chùa Linh Bảo đã trở thành nơi Lý Bí tu luyện, học hành và trưởng thành.
Được vị thiền sư hết lòng dạy bảo, lại là người thông minh chăm chỉ nên qua hơn 10 năm đèn sách chuyên cần, chịu khó rèn luyện, Lý Bí trở thành nhân vật thiên tư lỗi lạc, văn võ toàn tài. Mọi người ai cũng quý mến, tin phục, sau đó đồng lòng suy tôn ông lên làm thủ lĩnh địa phương.
Có một thời gian Lý Bí tham gia chính quyền đô hộ của nhà Lương, giữ chức Giám quan chỉ huy một đạo binh ở quận Cửu Đức (nay thuộc Đức Thọ, Hà Tĩnh) nhưng không lâu sau, do bất bình với chính sách của chính quyền đô hộ, thấy sự khổ đau của dân chúng đang bị đèn nặng, lại chịu ảnh hưởng của tinh thần bất khuất từ nhân dân địa phương nên ông đã bỏ quan về quê chiêu tập lực lượng, thao luyện binh lực, tích trữ lương thực, rèn đúc vũ khí chờ ngày nổi dậy.
Vi sao vua Ly Nam De xay dung nhieu chua tren dat Viet?-Hinh-3
Gác chuông chùa Linh Bảo. (Hình minh họa – Nguồn: www.youtube.com).  
Để chuẩn bị đại nghiệp, ngoài các đồn trại, căn cứ được xây dựng ở Giã Năng, Chu Diên, Liêu Đỗng, Tân Xương, Gia Ninh, Giang Tây… (nay thuộc địa phận các xã huyện ở Đan Phượng, Hoài Đức của TP. Hà Nội và Vĩnh Phúc, Phú Thọ), Lý Bí đã đem một bộ phận quân sĩ về đóng ở làng Lưu Xá (nay thuộc xã Đức Giang, huyện Hoài Đức, TP Hà Nội) và xây dựng một số cơ sở chuẩn bị cho khởi nghĩa nhưng dưới hình thức chùa chiền để che mắt quân Lương như chùa Giáo (còn có tên là Linh Giáo tự) là nơi tập luyện gươm giáo; chùa Đúc là nơi rèn đúc sản xuất vũ khí; chùa Rộc là nơi phát tín hiệu luyện quân...
Một điều ít tư liệu nào nhắc đến, đó là chùa Linh Bảo ở Giang Xá chính là nơi mà sau thời gian chuẩn bị lực lượng, Lý Bí đã làm lễ phất cờ khởi nghĩa; trong bản Lý Nam Đế Ngọc phả cổ truyền có viết như sau: “… Lại nói, khi đó vua ở với Thiền sư tại chùa Giang Xá, được hơn 10 năm, lúc đó vua 25 tuổi rất thông minh, trí tuệ hơn người. Vua mộ được trong huyện các xã Lưu Xá, Giang Xá, Dã Năng, Chu Diên tuyển hơn 3 nghìn người, hôm đó ngày 4 tháng 2, hợp binh tại chùa Giang Xá cầu đảo thiên địa bách thần âm phù. Đến ngày 10 tháng 3 vua khao quân sĩ, tả hữu văn võ, rồi tiến quân trở về châu Dã Năng lập đồn sở cắt đất chia dân, sai tướng lĩnh lập đồn đóng chống Thái thú nhà Lương…”.
Theo sử sách, ngày 10 tháng 3 năm Nhâm Tuất (10.4.542) cuộc khởi nghĩa do Lý Bí phát động đã bùng nổ và nhanh chóng lan rộng với sự hưởng ứng của nhiều địa phương. Không chống nổi sức mạnh của quân khởi nghĩa, giặc Lương tan vỡ khắp nơi, tên thứ sử Tiêu Tư khiếp sợ bỏ chạy về phương Bắc. Ngay sau khi giành độc lập cho đất nước, Lý Bí đã chỉ huy đánh bại liên tiếp hai cuộc tấn công xâm lược của quân Lương ở phía Bắc và quân Lâm Ấp ở phía Nam rồi lo việc bình định trong nước. Đến tháng giêng năm Giáp Tý (544) Lý Bí chính thức lên ngôi xưng là Nam Việt Đế (sử quen gọi là Lý Nam Đế). Với mong muốn đất nước vững bền lâu dài, trường tồn mãi mãi, Lý Nam Đế đặt quốc hiệu là Vạn Xuân “có ý mong xã tắc truyền đến muôn đời vậy” (Đại Việt sử ký toàn thư).
Trong cuốn Đại Việt sử ký tiền biên có bình rằng: “Vua chán ghét loạn lạc, thời nội thuộc dấy nghĩa binh đánh đuổi Tiêu Tư, phá tan Lâm Ấp, dựng nước đổi niên hiệu, đúng là bậc hào kiệt một thời”.
Vi sao vua Ly Nam De xay dung nhieu chua tren dat Viet?-Hinh-4
 Chùa Trấn Quốc bên hồ Tây. (Hình minh họa – Nguồn: hpa.hanoi.gov.vn). 
Ngoài các hoạt động xây dựng thiết chế chính trị, như chọn thành Long Biên vốn là phủ đô hộ cũ để làm kinh đô, lấy niên hiệu là Thiên Đức (có sách chép là Đại Đức), phân định quan chức... Lý Nam Đế còn cho dựng một ngôi Quốc tự (chùa của quốc gia) đặt tên là chùa Khai Quốc (mở nước) ở đất Yên Hoa, về sau trở thành một trung tâm Phật học lớn ở nước ta và chùa Khai Quốc chính là tiền thân của chùa Trấn Quốc nằm trên đảo Cá Vàng (Kim Ngư) ở Hồ Tây, thuộc quận Tây Hồ, TP Hà Nội ngày nay.
Có thể thấy, ngay từ lúc ra đời, ở thuở thiếu thời cho đến khi dấy cờ khởi nghĩa đánh đuổi quân xâm lược, mở ra một triều đại, Lý Nam Đế đã gắn bó với nhiều ngôi chùa khác nhau. Mái chùa không chỉ là nơi nuôi dưỡng ông trưởng thành mà còn là nơi bồi đắp trí tuệ, tình thần, lòng yêu nước của vĩ hoàng đế vĩ đại và những ngôi chùa ấy cũng góp phần không nhỏ vào sự nghiệp cứu nước của Ngài cũng như tinh thần từ bi, nhân ái đối với muôn dân. Công ơn, sự nghiệp của Lý Nam Đế được ngợi ca, ghi nhớ đến đời đời, như câu đối sau đã khái quát:
Diệt Lương tặc, sáng Lý triều, Vạn Xuân kiến quốc khôi độc lập,
Trấn dân an kỳ, vật phụ, Thiên Đức kỷ nguyên hướng thái bình.
Nghĩa là:
Diệt giặc Lương, lập triều Lý, dựng nước Vạn Xuân lấy lại nền độc lập.
Giúp dân an, cầu vạn vật sung túc, kỷ nguyên Thiên Đức hướng thái bình.

Lóa mắt trước bộ sưu tập rồng bằng vàng khối nhà Nguyễn

(Kiến Thức) - Những món cổ vật mang hình tượng rồng bằng vàng bạc nguyên khối là minh chứng cho sự xa hoa của triều đình nhà Nguyễn xưa.

Loa mat truoc bo suu tap rong bang vang khoi nha Nguyen
 Rồng trang trí trên ấn vàng “Mệnh đức chi bảo”, niên hiệu Gia Long (1802 – 1819). Hiện vật được trưng bày trong một triển lãm chuyên đề của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia Hà Nội.