3 ứng viên nặng ký cho chức Tổng thống Ukraine

(Kiến Thức) - Theo các nhà quan sát, các ứng viên nặng ký cho chức tổng thống Ukraine lần này gồm Quyền Tổng thống Alexander Turchinov, Quyền Thủ tướng Arseny Yatsenyuk và doanh nhân Pyotr Poroshenko.

Bốn đảng lớn Ukraine gồm Batkivshchyna, UDAR, Svoboda và Đảng Các khu vực vừa tổ chức đại hội để lên danh sách ứng viên tham gia tranh cử tổng thống tháng 5.
Đối với Đảng Các khu vực (PR), từng là đảng cầm quyền ở Ukraine, cuộc bỏ phiếu tìm ra ứng viện tổng thống của đảng mình để tham gia tranh cử đợt này sẽ là một thử nghiệm để lấy lại niềm tin của các cử tri. Trong bài diễn văn hôm 28/3, Tổng thống kiêm cựu chủ tịch đảng Yanukovych bày tỏ khuyến nghị các lãnh đạo đảng không nên khai trừ ông ta.
Theo các nhà quan sát, 3 ứng viên nặng ký cho chức tổng thống Ukraine bao gồm: quyền Tổng thống Alexander Turchinov, ...
Theo các nhà quan sát, 3 ứng viên nặng ký cho chức tổng thống Ukraine bao gồm: quyền Tổng thống Alexander Turchinov, ...
Chưa kể, Chủ tịch PR Nikolai Azarov đang ở nước ngoài. Trước tình thế này, PR cần phải bầu ra lãnh đạo mới trước khi giới thiệu ứng viên tổng thống của đảng mình. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, đảng này khó có thể tìm ra người lãnh đạo mới trong tương lai gần. Trước tình hình cuộc bầu cử đang tới gần, đảng PR đã quyết định chọn ra 4 đại diện của các khu vực quan trọng như Donetsk, Lugansk, Dnepropetrovsk và Kharkov làm ứng viên tham gia tranh cử tổng thống.
Trong khi đó, các chuyên gia cho hay, 4 ứng viên tự ứng cử của PR gồm Sergei Tigipko, Mikhail Dobkin, Yuri Boiko và Oleg Tsarev đã phản ảnh phần nào mối bất hòa trong nội bộ đảng này. Đại biểu quốc hội tới từ đảng này Vadim Kolesnichenko cho tờ Itar-Tass biết rằng, lãnh đạo đảng Alexander Yefremov cũng có ý định chạy đua vào chiếc ghế tổng thống.
... Quyền Thủ tướng Arseny Yatsenyuk...
... Quyền Thủ tướng Arseny Yatsenyuk...
Đối với đảng Batkivshchyna, đây cũng không phải là thời gian tốt nhất đối với họ. Lãnh đạo và là cựu Thủ tướng Yulai Tymoshenko, người vừa được trả tự do sau quyết định phóng thích của Quốc hội, cũng quyết định tham gia tranh cử lần này. Sau khi được ra tù, bà quyết định nhanh chóng thành lập một ban cố vấn gồm những cộng sự tin cậy để hỗ trợ mình trong cuộc đua này. Tuy rằng vẫn giữ cương vị là lãnh đạo đảng, song bà thực chất không tham gia vào những quyết sách quan trọng. Thậm chí, một số thành viên trong đảng còn bày tỏ nghi ngờ rằng, bà sẽ khó lòng giành chiến thắng vào tháng 5 tới.
... và doanh nhân Pyotr Poroshenko.
 ... và doanh nhân Pyotr Poroshenko.
Theo các nhà quan sát, các ứng viên nặng ký cho chức tổng thống Ukraine lần này bao gồm Quyền Tổng thống Alexander Turchinov, Quyền Thủ tướng Arseny Yatsenyuk và doanh nhân Pyotr Poroshenko. Trong số ba nhân vật trên, các chuyên gia phân tích dự đoán, ông Poroshenko có cơ hội cao nhất để trở thành tổng thống thứ năm của Ukraine.

Những câu hỏi không lời giải về cuộc khủng hoảng Ukraine?

(Kiến Thức) - Từ sau khi chính quyền của Tổng thống Ukraine Yanukovych bị lật đổ, dư luận khá quan tâm tới những vấn đề “nhạy cảm” mà phương Tây thường né tránh trả lời.

1. Tại sao phe đối lập lật đổ Tổng thống Yanukovych sau khi ông thực hiện theo yêu cầu của họ?

Tại sao phía tây mới là mối đe dọa lớn với Ukraine?

(Kiến Thức) - Phương Tây đang tập trung vào khả năng Nga lấy nốt phần phía đông Ukraine mà ít chú ý đến mối nguy lớn từ phía tây nước này.

Sau khi Nga sáp nhập thành công bán đảo Crimea vào lãnh thổ nước này mà không tốn một viên đạn nào cũng không mất mát hoặc phải đánh đổi bất cứ thứ gì, phần lớn giới chuyên gia Ukraine lẫn phương Tây đều cho rằng, Moscow có thể sử dụng chiến lược tương tự để thâu tóm phần phía đông Ukraine – nơi cộng đồng người Nga sinh sống đông đảo.

Chính sách Mỹ - châu Âu “lộn tùng phèo” vì... Ukraine

(Kiến Thức) - Tầm nhìn quan hệ hợp tác chiến lược giữa Mỹ-châu Âu trong thế kỷ 21 đã bị “một phen khốn đốn” bởi cuộc khủng hoảng Ukraine.

Trong bài phát biểu phác thảo nội dung của chính sách đối ngoại của Mỹ trong thế kỉ 21 ở Paris, Ngoại trưởng Mỹ khi đó là Hillary Clinton từng nói: “Những chia rẽ gay gắt của cuộc chiến tranh Lạnh đã được thay thể bởi sự đoàn kết, hợp tác và hòa bình. Nga không còn là đối thủ của chúng tôi. Giờ họ là đối tác mà thôi”. Phát ngôn trên được bà Clinton đưa ra vào năm 2010, một năm sau khi chính quyền Washington tìm cách “tái thiết lập với Nga”.
Tuy nhiên, mối quan hệ giữa Nga-Mỹ đã “sứt mẻ” đi ít nhiều sau khi điện Kremlin chính thức sáp nhập Crimea và tập trung quân đội dọc biên giới với Ukraine. Các chuyên gia phân tích, cựu quan chức hay nhà ngoại giao Mỹ cho hay, sự bất ổn mới của châu Âu này cho thấy điểm yếu lâu dài trong tầm nhìn đối tác của Tổng thống Obama đối với nước Nga.