3 trực thăng Trung đoàn 916 tham gia cứu hộ ở Yên Bái, Cao Bằng

3 trực thăng thuộc Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn người dân vùng lũ tại tỉnh Yên Bái và Cao Bằng.

Ngày 11/9, theo Cổng thông tin điện tử Bộ Quốc phòng, trước diễn biến phức tạp của mưa lũ trên phạm vi toàn miền Bắc, thực hiện mệnh lệnh của cấp trên, Trung đoàn 916, Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không - Không quân (PK-KQ) đã xây dựng các phương án sử dụng máy bay, trực thăng tổ chức cứu hộ, cứu trợ nhân dân vùng lũ.
Quân chủng PK-KQ cho biết, ba trực thăng thuộc Trung đoàn Không quân 916, Sư đoàn 371 sẽ tham gia công tác cứu hộ, cứu nạn người dân vùng lũ tại tỉnh Yên Bái và Cao Bằng.
3 truc thang Trung doan 916 tham gia cuu ho o Yen Bai, Cao Bang
 Đại tá Tạ Mộng Vũ quán triệt nhiệm vụ bay cứu hộ cho các phi công, thành viên tổ bay. Ảnh: BQP

Theo đó, căn cứ chỉ đạo của Tham mưu trưởng Quân chủng PK-KQ về việc sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ bay cứu hộ cứu nạn vùng lũ phía Bắc, Trung đoàn Không quân 916 sẽ có hai trực thăng trực tiếp tham gia cứu trợ là Mi 171 và Mi 17 (01 chiếc Mi 7 dự bị).
Đoàn sẽ chia làm hai tổ bay tham gia tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn đường không tại khu vực lũ của các tỉnh Yên Bái và Cao Bằng; vận chuyển hàng hóa, lương thực thiết yếu để cứu trợ người dân vùng lũ như mì tôm, nước uống, bánh mì, phao cứu sinh.
Sau khi xác định được phương án thực hiện nhiệm vụ, trực thăng thực hiện cứu hộ, cứu nạn bằng phương pháp treo cẩu hoặc hạ cánh tại bãi, thả hàng để vận chuyển nhu yếu phẩm.
Đến thời điểm hiện tại, Trung đoàn Không quân 916 hoàn thành mọi công tác chuẩn bị, sẵn sàng lên đường thực hiện nhiệm vụ.

GS Nguyễn Quốc Dũng: Cần xem lại quy trình vận hành liên hồ chứa

GS Nguyễn Quốc Dũng cho rằng, cần phải xem lại quy trình vận hành liên hồ chứa theo quy định số 740. Phải thay đổi quy trình một cách linh hoạt hơn.

Hồ chứa thủy điện có vai trò quan trọng trong bảo đảm an toàn công trình phòng chống lũ lụt, cấp nước cho vùng hạ du và trong trường hợp mưa lũ lớn xảy ra như hiện nay thì việc đảm bảo vận hành mỗi hồ chứa và liên hồ chứa có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết và giảm thiểu thiệt hại cho vùng hạ du, đặc biệt là các hồ chứa có dung tích phòng lũ lớn, có khả năng chứa các trận lũ thường xuyên xảy ra.
GS Nguyen Quoc Dung: Can xem lai quy trinh van hanh lien ho chua
GS Nguyễn Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam. 
Theo GS Nguyễn Quốc Dũng, Phó Chủ tịch Hội Đập lớn và Phát triển nguồn nước Việt Nam (Hội thành viên Liên hiệp các Hội KH&KTVN), để không xảy ra lũ nhân tạo và góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, giải pháp quan trọng nhất lúc này là phải vận hành hồ chứa theo đúng quy trình đã được phê duyệt. Vấn đề thứ hai là phải tăng cường quan trắc, dự báo khí tượng thủy văn để phục vụ cho công tác chỉ đạo điều hành. Thứ ba là công tác kích hoạt các phương án ứng phó tình huống khẩn cấp ở hạ du, tức là người dân vùng hạ du đã bắt đầu phải sơ tán.

Núi nứt toác, nhiều hộ dân ở Thanh Hóa phải di dời khẩn cấp

Một vết nứt lớn, kéo dài hơn 200m trên núi ở xã Phú Thanh, huyện Quan Hoá (Thanh Hoá) khiến hàng chục hộ dân sống phía dưới phải di dời khẩn cấp.

Ngày 11/9, một lãnh đạo UBND huyện Quan Hóa (Thanh Hóa) cho biết, vị trí vết nứt nằm tại Km20+829.32 trên tuyến QL15 đoạn qua địa phận xã Phú Thanh. Vết nứt kéo dài 200m, rộng 0,5-1m, đất đá bắt đầu rơi xuống đường.

Nui nut toac, nhieu ho dan o Thanh Hoa phai di doi khan cap
 Lực lượng chức năng cắm biển cảnh báo sạt lở đất. Ảnh: Trần Thắng.
Nhận được thông tin, Sở GTVT tỉnh Thanh Hóa đã đến hiện trường kiểm tra, đưa ra phương án xử lý. Hiện, đơn vị quản lý đã lắp đặt biển cảnh báo ở 2 đầu vị trí, căng dây an toàn, cử người trực gác 24/24h để theo dõi, hướng dẫn cho người và phương tiện giao thông khi đi qua đoạn đường này.