3 tác dụng đại bổ của ngồng tỏi ít người biết

Một là sát trùng, hai là hạ huyết áp, ba là dưỡng gan, đó chính là tác dụng của ngồng tỏi, tiếc là nhiều người không biết lại bỏ đi, thực sự lãng phí.

Tỏi còn được xem là một loại "penicillin tự nhiên", mùa xuân tới, những cây tỏi được nhổ sớm để bán lá, tuy nhiên cũng có một bộ phận nữa được xem như đặc sản, tiếc là nhiều người không biết, lại chê tỏi già, bỏ đi, đó chính là ngồng tỏi.
Theo tìm hiểu, ngồng tỏi chính là mầm hoa cũng là bộ phận ngon nhất của cây tỏi. Ngồng tỏi có màu xanh mướt, dáng thon dài giống như bông hành, có hương vị nhẹ hơn củ tỏi nhưng vẫn đảm bảo làm dậy mùi món ăn khi kết hợp với các nguyên liệu khác.
3 tac dung dai bo cua ngong toi it nguoi biet
 Ảnh minh hoạ.
Nghiên cứu cho thấy, ngồng tỏi có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nó chứa các loại vitamin A, B1, B2, caroten, Niacin, cùng các loại khoáng chất như đồng, sắt, canxi, phốt pho, kali, natri, magie, kẽm, selen, có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.
Ngồng tỏi được chứng minh giúp giảm nồng độ oxy hóa trong máu, thúc đẩy tuần hoàn máu, cải thiện và phòng ngừa bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, chúng còn rất tốt cho tiêu hóa, phòng ngừa táo bón, giúp chắc khỏe xương, giảm nguy cơ viêm khớp, thoái hóa khớp, giúp tăng cường miễn dịch, phòng ngừa bệnh ung thư, cải thiện tâm trạng lo âu. Ngoài ra, chúng còn giúp tăng cường thị lực, bảo vệ gan thận, tốt cho não bộ.
3 tac dung dai bo cua ngong toi it nguoi biet-Hinh-2
  Ảnh minh hoạ.
Theo nhiều chuyên gia dinh dưỡng, nhờ sở hữu nhiều khoáng chất, hợp chất thực vật cần thiết cho cơ thể, không quá khó hiểu khi ngồng tỏi được xếp vào nhóm thực phẩm “vàng” cho sức khỏe.
Khoảng thời gian này, ngồng tỏi sẽ ngon nhất, ngọt nhất, tươi nhất. Để tìm được ngồng tỏi tươi, ngon, bạn có thể quan sát màu sắc của nó. Những ngồng còn xanh lá cây, không bị biến màu, phần ngồng còn tươi sẽ cho trải nghiệm vị giác tuyệt vời hơn sau khi chế biến. Những ngồng còn tươi cũng sẽ đảm bảo được hương vị thơm ngon nguyên bản.
3 tac dung dai bo cua ngong toi it nguoi biet-Hinh-3
  Ảnh minh hoạ.
Ngồng tỏi cũng có rất nhiều cách chế biến khác nhau như ngồng tỏi xào, ngâm, chiên, làm bánh... Bên cạnh những phương pháp làm chín này, bạn cũng có thể sử dụng ngồng tỏi làm gia vị đi kèm cho các món pizza, salad…, thực sự rất tốt cho sức khoẻ.
>>> Mời quý độc giả xem thêm video: Món ăn bài thuốc từ cây Sake 

Nguồn video: Vui sống mỗi ngày

Cách ăn tỏi trở nên vô ích

Tỏi có tác dụng chống ung thư? Đúng là như vậy nhưng nếu bạn ăn theo cách này, tất cả tỏi bạn đã tiêu thụ trong nhiều năm đều chỉ là vô ích.

Tất cả chúng ta đều nghe nói rằng tỏi chống ung thư, nhiều người theo xu hướng, ăn cả tỏi sống và nấu chín, nghĩ rằng chỉ cần ăn tỏi thường xuyên là có thể chống lại bệnh ung thư. Vậy có thật là như thế không?

Dùng tỏi ngâm giấm thường xuyên cực có ích cho cơ thể

Tỏi ngâm giấm tuy không phải là "thần dược" nhưng kiên trì sử dụng cũng có thể mang đến một số lợi ích cho cơ thể, chỉ cần dùng hợp lý là được.

1. Diệt khuẩn và ngăn ngừa nhiễm trùng
Tỏi chứa một chất đặc biệt gọi là "propylene sulfide" có tác dụng diệt khuẩn. Đặc biệt, nó có thể loại bỏ một số vi khuẩn gây bệnh và ký sinh trùng trong cơ thể, ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương, đồng thời có tác dụng trị cảm cúm.

Vinamilk đặt kế hoạch doanh thu năm 2023 kỷ lục, hơn 63.300 tỷ đồng

Công ty CP Sữa Việt Nam đã tổ chức Đại hội đồng cổ đông năm 2023 theo hình thức trực tuyến, với giao diện đổi mới tạo sự thuận tiện và trải nghiệm ngày càng tốt cho cổ đông tham dự.

Đây là Đại hội kết thúc năm đầu tiên của giai đoạn chiến lược 05 năm 2022-2026.