2 chuyên gia Việt lọt top 10.000 nhà khoa học hàng đầu thế giới

GS.TSKH Nguyễn Đình Đức và PGS.TS Lê Hoàng Sơn, đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội đã lọt vào top 10.000 nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới năm 2022.

Nhà xuất bản Elsevier vừa công bố danh sách 100.000 nhà khoa học có bài báo khoa học được trích dẫn nhiều nhất trong giai đoạn từ năm 1960 đến tháng 9/2022.
Trong số 100.000 nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới mới, Việt Nam có tên 37 nhà khoa học. Còn trong top 10.000, Việt Nam có 2 đại diện đến từ Đại học Quốc gia Hà Nội là PGS.TS Lê Hoàng Sơn và GS.TSKH. Nguyễn Đình Đức.
2 chuyen gia Viet lot top 10.000 nha khoa hoc hang dau the gioi
 Danh sách các nhà khoa học Việt Nam lọt top những nhà khoa học có tầm ảnh hưởng nhất thế giới. Nguồn: TTXVN.
Theo thứ tự trong bảng xếp hạng này, PGS.TS Lê Hoàng Sơn xếp hạng 5.817 và vị trí 222 trong lĩnh vực Công nghệ thông tin và Truyền thông.
GS. TSKH Nguyễn Đình Đức, xếp hạng 7.455 và vị trí 94 thế giới trong lĩnh vực Engineering.
Với kết quả này, GS Nguyễn Đình Đức và PGS Lê Hoàng Sơn đã có mặt trong nhóm 10.000  nhà khoa học có trích dẫn ảnh hưởng nhất thế giới trong 4 năm liên tiếp từ 2019 đến nay.
Các nhà khoa học được phân chia vào 22 lĩnh vực khoa học và 176 lĩnh vực phụ (ngành/chuyên ngành).
Xếp hạng dựa trên cơ sở dữ liệu của Scopus từ năm 1960 đến 1/9/2022 trong hơn 7 triệu nhà khoa học và lọc ra top 100.000 người có ảnh hưởng nhất trên một số chỉ số quan trọng như : chỉ số ảnh hưởng trong giới khoa học (composite score); tổng số trích dẫn (không bao gồm các tự trích dẫn); chỉ số Hirsch h-index; chỉ số Schreiber hm-index;
Số trích dẫn cho các bài báo được đăng với tư cách là tác giả duy nhất (single author); số trích dẫn cho các bài báo là tác giả chính (tên đầu tiên - first author và tác giả liên hệ - corresponding author), và tác giả cuối cùng - last author…
Những kết quả đáng tự hào này một lần nữa tiếp tục khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của các nhà khoa học Việt Nam được ghi nhận trong cộng đồng khoa học quốc tế. Và cũng là thành quả của sự đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học và khoa học công nghệ Việt Nam hội nhập mạnh mẽ với trình độ và các hướng nghiên cứu tiên tiến của thế giới.

Mời quý độc giả xem video: "GS.TS Phạm Hùng Việt, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐH Quốc gia Hà Nội chia sẻ về vai trò của đầu tư trọng điểm đối với nghiên cứu khoa học". Video do PV Tri thức và Cuộc sống thực hiện.


Thiên tài Hawking, Einstein và Galileo có điểm trùng hợp khiến thế giới giật mình

Ít ai biết rằng, 3 nhà khoa học vĩ đại của nhân loại là Hawking, Einstein và Galileo có sự trùng hợp kỳ lạ khiến nhiều người cho rằng họ liên kết với nhau.

Thien tai Hawking, Einstein va Galileo co diem trung hop khien the gioi giat minh
Stephen Hawking được sinh ra vào dịp kỷ niệm 300 năm ngày mất của Galileo Galilei. Stephen Hawking và Einstein đều mất ở tuổi 76, và Stephen Hawking mất vào đúng ngày sinh của Einstein; hay ngày 14/3. 14/3 cũng vừa khéo là ngày Pi (Pi Day, hay ngày ?). 

GS.TS Phạm Hùng Việt: Ý nghĩa “tảng băng chìm” trong xếp hạng khoa học Việt Nam

GS.TS Phạm Hùng Việt, Trường ĐH Khoa học Tự nhiên cho hay, Việt Nam chưa có trường đại học hay viện nghiên cứu lọt top 500 đơn vị nghiên cứu hàng đầu thế giới (trong 10.000 đơn vị theo thống kê của Nature Index).

Vị trí đáng khích lệ nhưng vẫn cần nỗ lực để cải thiện
10 nhà khoa học làm việc trong nước vừa được website Research.com xếp hạng ở 6 lĩnh vực vì “thành tích xuất sắc trong công bố khoa học”, trong đó có GS. Công bố khoa học và chỉ số trích dẫn có phải là tiêu chí để đánh giá thứ hạng của một nhà khoa học không, thưa GS.TS Phạm Hùng Việt?