18 năm với giấc mơ tàu tốc độ cao Bắc - Nam

Với tổng mức đầu tư khoảng 67,34 tỷ USD sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay.

Lời Tòa soạn:
Sau gần 20 năm nghiên cứu, tại kỳ họp thứ 8 khóa 15, dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tiếp tục được trình Quốc hội về chủ trương đầu tư.
Trước đó, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa 13, Bộ Chính trị, Chính phủ đã thống nhất chủ trương đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam và yêu cầu huy động mọi nguồn lực để triển khai.
Với nhu cầu vận tải ngày càng tăng cao, quy mô nền kinh tế năm 2030 đạt 430 tỷ USD, gần gấp 3 lần so với năm 2010, nợ công ở mức thấp khoảng 37% GDP, đây được xem là thời điểm chín muồi để tiến hành xây dựng.
Dự án dự kiến triển khai xây dựng vào năm 2027, hoàn thành vào năm 2035 với chiều dài 1.541km. Theo thiết kế, tốc độ tàu 350 km/h, giúp thời gian đi từ Hà Nội đến TPHCM hết 5,5 giờ, tiết kiệm thời gian 6 lần so với tàu hỏa thông thường.
Năm 2007, Chính phủ phê duyệt danh mục đầu tư một số dự án kết cấu hạ tầng giao thông thiết yếu, trong đó có dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam. Tổng công ty Đường sắt Việt Nam (VNR) được Bộ GTVT giao nghiên cứu dự án. Liên danh tư vấn Việt Nam - Nhật Bản (VJC) được giao lập báo cáo nghiên cứu trong 2 năm 2008 - 2009.
Tháng 5/2010, dự án được trình Quốc hội với đề xuất xây dựng tuyến đường sắt mới dài 1.570km, đường đôi khổ 1.435mm, tốc độ 350km/h, chuyên chở khách.
Lộ trình triển khai từ năm 2012 - 2020 xây dựng 2 đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TPHCM, hoàn thành toàn tuyến vào 2035. Chi phí đầu tư cho toàn tuyến là 55,8 tỷ USD.
Tại nghị trường Quốc hội, khi đó còn nhiều ý kiến băn khoăn về tốc độ, phương án khai thác, nguồn lực đầu tư trong bối cảnh nền kinh tế lúc đó còn thấp, nợ công ở mức cao (56,6%). Cụ thể, đất nước vào năm 2010 vừa thoát khỏi ngưỡng nghèo, trong khi số vốn đầu tư lên tới gần 56 tỷ USD (chiếm một nửa GDP). Do đó, chỉ có 185/439 đại biểu Quốc hội có mặt tán thành, 34 đại biểu không biểu quyết. Vì vậy, Quốc hội không thông qua nên dự án tạm thời phải gác lại.
18 năm nghiên cứu, thời điểm chín muồi để triển khai
Sau 14 năm kể từ khi Quốc hội biểu quyết không thông qua, dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam lần này tiếp tục được trình Quốc hội với đánh giá "thời điểm chín muồi" để triển khai.
Cụ thể, ngày 13/11/2024, tại kỳ họp thứ 8, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng thừa ủy quyền của Thủ tướng đã trình Quốc hội về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.
18 nam voi giac mo tau toc do cao Bac - Nam
 Đường sắt tốc độ cao Lào. Ảnh: Hoàng Hà
Theo Bộ trưởng Nguyễn Văn Thắng, tuyến đường sắt bắt đầu tại Hà Nội (ga Ngọc Hồi) và kết thúc tại TPHCM (ga Thủ Thiêm) đi qua địa phận 20 tỉnh, thành với chiều dài tuyến khoảng 1.541km.
Tuyến đường sắt được thiết kế tốc độ 350km/h với tổng mức đầu tư hơn 67 tỷ USD, sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước bố trí trong các kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn. Dự án dự kiến hoàn thành vào năm 2035, thời gian bố trí vốn khoảng 12 năm, bình quân mỗi năm khoảng 5,6 tỷ USD.
Phát biểu tại thảo luận tổ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - ngân sách Phạm Thúy Chinh cho biết, khi nghiên cứu tài liệu và trao đổi với nhiều đại biểu Quốc hội khóa 12, rất nhiều đại biểu tiếc nuối vì không bấm nút để thông qua dự án đường sắt tốc độ cao với tổng mức đầu tư giai đoạn đó là 56 tỷ USD.
"Còn nay, dự án đã tăng lên 67 tỷ USD và đã lỡ mất cơ hội phát triển ngành công nghiệp đường sắt. Vì thế, việc đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam không thể muộn hơn được nữa", Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Phạm Thúy Chinh nói.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết thêm, bất kỳ dự án đầu tư nào cũng phải xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đối với tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, Bộ đã tiến hành nghiên cứu trong 18 năm.
Hiện nay, trong quá trình nghiên cứu, lập 5 quy hoạch chuyên ngành, Bộ đã dự báo lại trên nhu cầu thực tiễn cho thấy trên hành lang Bắc - Nam, nhu cầu vận tải hàng hóa và hành khách lớn nhất.
“Kết quả cho thấy thời điểm này là thích hợp, cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam nhằm tái cơ cấu lại thị phần vận tải một cách thích hợp. Đây cũng thực sự là tiền đề, động lực để chúng ta bước vào kỷ nguyên vươn mình, như Tổng Bí thư Tô Lâm nói”, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy thông tin.
Phương án nào huy động nguồn vốn “khủng”?
Theo Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy, thời điểm này, quy mô nền kinh tế nước ta đã đạt 430 tỷ USD, nợ công cũng ở mức rất hợp lý khoảng 37% (năm 2023). Do đó, các điều kiện về nguồn lực cơ bản không phải là thách thức lớn.
Bộ GTVT đánh giá đây là mức trung bình so với một số tuyến đường sắt tốc độ cao trên thế giới có cùng dải tốc độ khai thác khi quy đổi về thời điểm năm 2024.
Tuy nhiên, trong lịch sử đầu tư công của nước ta, đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay. Do đó, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng cho rằng, phương án huy động nguồn lực phải chủ động xây dựng kế hoạch ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao, với tinh thần kết hợp cả ngân sách trung ương và ngân sách địa phương, lấy ngân sách trung ương làm vai trò chủ đạo.
Đồng thời, phải thu hút nguồn lực, huy động trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn lãi suất phù hợp, với điều kiện thị trường và tiến độ thực hiện của các dự án.
Song song đó, cần thu hút nguồn lực đầu tư trong nước bao gồm cả hình thức hợp tác công tư. Cuối cùng, cần huy động nguồn lực ngoài nước có ưu đãi cao, điều kiện đàm phán hợp lý và ít ràng buộc.
18 nam voi giac mo tau toc do cao Bac - Nam-Hinh-2
GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội 
Trong khi đó, GS.TS Hoàng Văn Cường, Ủy viên Ủy ban Tài chính ngân sách của Quốc hội nhấn mạnh, mặc dù dự án có nguồn vốn lớn nhưng phải tập trung ưu tiên, không được phép thiếu vốn trong quá trình triển khai.
Theo ông Cường, chúng ta phải tính đến giải pháp huy động vốn như: Tăng nợ công, phát hành trái phiếu Chính phủ huy động các nguồn lực trong nước, thậm chí có thể phát hành trái phiếu quốc tế để huy động nguồn lực quốc tế.
Nhấn mạnh thêm về nguồn vốn, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thắng khẳng định, dự án chủ yếu sẽ sử dụng nguồn vốn trong nước. Nếu có vay vốn nước ngoài thì phải rẻ hơn trong nước và cơ chế không ràng buộc, để khi thi công không bị phụ thuộc và ràng buộc vào công nghệ.

3.000 chuyên viên kinh doanh khuấy động lễ ra quân Sun Urban City Hà Nam

Ngày 29/7, hàng ngàn chuyên viên kinh doanh cùng đại lý BĐS tạo nên không khí sôi động tại lễ ra quân Thành phố thời đại Sun Urban City Hà Nam. Khu đô thị nghỉ dưỡng ngoại ô với 1.001 tiện ích đẳng cấp.

Dự án quy mô bậc nhất Hà Nam

Với diện tích 420ha cùng quy hoạch bài bản và hệ thống tiện ích đẳng cấp, đại dự án Thành phố thời đại Sun Urban City Hà Nam là khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên tại khu vực phía Nam Thủ đô, mang đến một không gian sống văn minh, hiện đại nhưng vẫn giữ trọn vẹn hồn cốt của vùng đất văn hiến “núi Đọi sông Châu”. Các giá trị di sản của Hà Nam từ những làng nghề, lễ hội truyền thống, di tích lịch sử văn hóa… được chắt lọc đưa vào không gian cảnh quan của dự án nhằm khắc họa dòng chảy “thời đại” từ quá khứ, hiện tại đến tương lai.
3.000 chuyen vien kinh doanh khuay dong le ra quan Sun Urban City Ha Nam

Lễ ra quân gây ấn tượng với những màn biểu diễn mãn nhãn

 
Đặc biệt, dự án tọa lạc tại vị trí “trung tâm mới” của vùng đồng bằng sông Hồng trong mối liên kết vùng, nơi giao cắt của các tuyến đường huyết mạch như quốc lộ 1A, cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình và các đại dự án giao thông đang được quy hoạch như vành đai 5, đường sắt cao tốc Bắc - Nam, sân bay thứ 2 Vùng Thủ đô tại Phú Xuyên – Ứng Hòa. Đường Vành đai 5 Vùng Thủ Đô gần dự án dự kiến sẽ được xây dựng trước năm 2027, đi qua 8 tỉnh/thành phố, 4-6 làn xe kết nối nút giao Phú Thứ - kết nối với đường nối cao tốc Hà Nội Hải Phòng và Cầu Giẽ Ninh Bình, cùng hệ thống đường vành đai 3,3.5 & 4 giúp giảm tải áp lực giao thông trên nút giao Pháp Vân. Tới đây, chỉ mất vài chục phút lái xe, cư dân của Thành phố thời đại Sun Urban City Hà Nam sẽ di chuyển dễ dàng về Hà Nội hay đi các tỉnh lân cận Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình và cả nước.
3.000 chuyen vien kinh doanh khuay dong le ra quan Sun Urban City Ha Nam-Hinh-2
 

Cảnh quan, tiện ích Thành phố thời đại Sun Urban City Hà Nam giúp nâng tầm chất lượng sống của cư dân (Ảnh minh họa)

Tận dụng vị trí huyết mạch này, Sun Property sẽ phát triển một đại đô thị, được ví như “thành phố mới” bên cạnh khu trung tâm Phủ Lý cũ. Thành phố thời đại sẽ hội tụ sự bài bản của quy hoạch giao thông và sự sôi động của các tiện ích như trục đại lộ lễ hội, công viên giải trí hay khu trung tâm hành chính mới của Hà Nam…

“Lần đầu tiên, Hà Nam xuất hiện một Khu đô thị văn minh kiểu mẫu, được kiến tạo dựa trên bản sắc địa phương, dành cho người Hà Nam tận hưởng thành quả lao động trên chính mảnh đất quê hương mình. Dự án cũng được kỳ vọng trở thành ngôi nhà thứ 2 của người dân Hà Nội và miền Bắc”, ông Nguyễn Cao Cường, Phó Tổng giám đốc Sun Property chia sẻ.

3.000 chuyen vien kinh doanh khuay dong le ra quan Sun Urban City Ha Nam-Hinh-3

Không khí sôi động tại lễ ra quân Thành phố thời đại Sun Urban City Hà Nam

đã hâm nóng thị trường BĐS Hà Với quy mô và tính chất đặc biệt của dự án, sự kiện kick-off đã quy tụ những con người mang tinh thần tiên phong, đồng điệu với khát vọng của “người khai mở” Sun Group, đặc biệt là khát khao sống một cuộc đời rực rỡ, ghi dấu ấn và khẳng định bản thân, tận hưởng những thành quả mình làm ra... Tinh thần quyết tâm của gần 3.000 “chiến binh” BĐS cộng hưởng với sự truyền cảm hứng của đại diện Sun Property Nam nói riêng và khu vực miền Bắc nói chung.

Không gian sống lý tưởng với 1.001 tiện ích

Trên địa bàn Hà Nam hiện nay, chưa có những đô thị lớn với đầy đủ tiện ích để thu hút cư dân về an cư, nghỉ dưỡng lâu dài. Nhịp sống một màu tại những đô thị như Hà Nội hay trung tâm Phủ Lý thường được khắc họa với “guồng quay” lặp đi lặp lại mỗi ngày: người lớn tất bật đi làm lo cơm áo gạo tiền, trẻ em đi học, người già quanh quẩn trong nhà chờ đợi con cháu… khiến nhiều người cảm thấy nhàm chán và khao khát một không gian sống mới, nơi họ được trải nghiệm nhiều hơn.

Để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao này, Thành phố thời đại Sun Urban City Hà Nam được kiến tạo với sứ mệnh giúp mỗi người “sống một cuộc sống rực rỡ hơn”. “Rực rỡ” ở đây chính là giá trị trải nghiệm, tận hưởng với sự chăm sóc đặc biệt cả vật chất lẫn tinh thần, giữa một không gian trong lành, đáng sống – điều còn khá xa lạ tại mảnh đất Hà Nam.

Chủ đầu tư Sun Group dành một nửa quỹ đất trên tổng diện tích 420ha của đại đô thị để bố trí không gian cây xanh, mặt nước cùng “nghìn lẻ một” tiện ích, đáp ứng đa dạng nhu cầu của các nhóm khách hàng khác nhau, thông qua tổ hợp 5 công viên: Công viên sinh thái, Công viên thể thao, Công viên Sun World, Công viên văn hóa và Công viên lễ hội. Điều này cho thấy sự khác biệt của Sun Urban City Hà Nam so với các dự án khác, biến nơi đây thành chốn an cư lý tưởng, nơi trẻ em được hòa mình vào thế giới vui tươi, trải nghiệm, người cao tuổi được sống vui thú điền viên, còn giới sáng tạo cũng sẽ tìm được nguồn cảm hứng sáng tác trong không gian sống đa sắc màu…

Tại sự kiện, bà Trịnh Kim Ngần – Giám đốc kinh doanh Sun Property đã hé lộ 3 tiện ích độc đáo lần đầu tiên xuất hiện tại Hà Nam. Đó là Công viên Sun World gồm 1 công viên nước lấy cảm hứng từ văn hóa múa rối nước đặc trưng vùng đồng bằng Bắc Bộ và 1 công viên trong nhà (Wonder Land) với những trò chơi hấp dẫn, show diễn đa phương tiện, đa văn hóa đến từ các nghệ sĩ nổi tiếng thế giới… hứa hẹn mang đến những hoạt động vui chơi giải trí không giới hạn dành cho gia đình.

3.000 chuyen vien kinh doanh khuay dong le ra quan Sun Urban City Ha Nam-Hinh-4

Công viên trong nhà Wonder Land ẩn chứa những trò chơi hấp dẫn mọi lứa tuổi (Ảnh minh họa)

 

Còn Công viên sinh thái sẽ phát triển theo mô hình không gian camping ngập tràn mảng xanh, mặt nước, hoa cỏ. Thế giới giải trí Kid Universal tại công viên này sẽ có siêu thị trẻ em khổng lồ cùng không gian để trẻ em thỏa sức mua sắm, trải nghiệm, giải trí, vận động, tương tác như: thế giới kem, thế giới kẹo, thể thao trong nhà, rạp chiếu phim, thư viện, trung tâm hướng nghiệp, bảo tàng tương tác,... tạo không gian vui chơi, giải trí, kích thích khả năng sáng tạo, ươm mầm tài năng.

Trong khi đó, Sun Family Clinic là không gian riêng cho người cao tuổi tại Thành phố thời đại Sun Urban City. Đây là một trung tâm văn hóa với không gian thư thái, linh hoạt để người cao tuổi kết nối, gặp gỡ với những người bạn đồng niên, cùng tập các môn thể thao vận động nhẹ nhàng như taichi, yoga, hát, múa, chơi cờ... Đặc biệt, Sun Group tiên phong mang tới các hoạt động thăm khám, tư vấn sức khỏe tinh thần, món ăn thực dưỡng cùng các liệu pháp phục hồi chức năng dành riêng cho người cao tuổi.
3.000 chuyen vien kinh doanh khuay dong le ra quan Sun Urban City Ha Nam-Hinh-5

Chất sống mới tại Thành phố thời đại Sun Urban City Hà Nam (Ảnh minh họa)

“Với hệ thống tiện ích đầy đủ như vậy, Sun Urban City Hà Nam sẽ thực sự trở thành thành phố thời đại, tiên phong kiến tạo phong cách sống mới cho khu vực Hà Nam và miền Bắc, nâng cao chuẩn sống khi các đô thị cũ trở nên chật hẹp và một màu. Đây chính là nơi mà mọi đối tượng từ trẻ em, người trẻ đến người cao tuổi đều được sở hữu cuộc sống rực rỡ, độc lập và trở thành phiên bản hạnh phúc nhất của mình”, bà Trịnh Kim Ngần khẳng định.
Hà Nam – vùng đất văn hiến hàng ngàn năm lịch sử với hệ thống di tích, di sản độc đáo. Nhưng Hà Nam, với sự xuất hiện của Thành phố thời đại Sun Urban City, còn là vùng đất của tương lai, nơi đón dòng dịch chuyển cư dân từ khắp nơi đổ về, tìm kiếm cuộc sống thăng hoa đậm chất nghỉ dưỡng. Đây cũng là bước chuẩn bị cần thiết trên hành trình trở thành TP trực thuộc trung ương vào năm 2050 của Hà Nam.

Thanh Hoá: Tạm dừng dự án hơn 1.200 tỷ, kiểm điểm nhiều cá nhân, tập thể

Nhiều cá nhân, tập thể liên quan đến dự án Khu đô thị mới phía Đông đường vành đai phía Tây hơn 1.200 tỷ phải tạm dừng chủ trương đầu tư do chưa phù hợp quy hoạch đã bị TP Thanh Hóa kiểm điểm.

Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá vừa có văn bản về việc tạm dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án Khu đô thị mới phía Đông đường vành đai phía Tây phường Đông Lĩnh, TP Thanh Hoá.

Liên quan đến dự án, UBND TP Thanh Hoá cho biết đã thực hiện kiểm điểm rút kinh nghiệm sâu sắc đối với Phòng Quản lý đô thị (đơn vị tham mưu văn bản tham gia ý kiến của Chủ tịch UBND TP Thanh Hoá) và các cá nhân ông Lê Văn Toán, nguyên Trưởng phòng Quản lý đô thị (hiện đã nghỉ hưu), ông Lê Ngọc Quang và bà Nguyễn Thị Hương Nga, chuyên viên Phòng Quản lý đô thị.

Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội từ… nghĩ lớn, làm lớn

Triển khai dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam rất cần thiết, thay đổi khái niệm về không gian giữa các vùng miền, mang lại tác động lớn đối với chính trị, kinh tế, xã hội.

GS.TS Bùi Xuân Phong, nguyên Chủ tịch Hội Kinh tế và Vận tải Đường sắt Việt Nam (Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam) nhấn mạnh như trên khi trao đổi với PV Tri thức và Cuộc sống xung quanh thông tin Việt Nam phát triển hệ thống đường sắt cao tốc Bắc - Nam dài hơn 1.500 km được Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thắng đưa ra trong cuộc làm việc giữa Thủ tướng Phạm Minh Chính và ông Lâu Tề Lương, Chủ tịch HĐQT, kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Thông tin Tín hiệu Đường sắt Trung Quốc (CRSC), chiều 25/6, tại Trung Quốc.
Duong sat toc do cao Bac - Nam: Co hoi tu… nghi lon, lam lon

Đầu tư đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam rất cần thiết