179.000 tỷ đồng làm đường sắt Lào Cai-Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh

Phát triển tuyến đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh nhằm đáp ứng nhu cầu vận tải và kết nối với các cảng biển, các khu công nghiệp. Ước tính số tiền đầu tư hơn 179.126 tỷ đồng.

Cục Đường sắt Việt Nam vừa đề nghị Bộ GTVT xem xét thẩm định, phê duyệt Quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Theo đó, tuyến đường sắt Lào Cai- Hà Nội- Hải Phòng- Quảng Ninh có điểm đầu là Ga Lào Cai (tính từ điểm nối ray với đường sắt Trung Quốc) và điểm cuối là Ga Hạ Long (thuộc tuyến đường sắt Kép-Hạ Long). Tổng chiều dài tuyến khoảng 427km bao gồm 41 ga trên tuyến.
179.000 ty dong lam duong sat Lao Cai-Ha Noi- Hai Phong- Quang Ninh
Ảnh minh hoạ. Nguồn PLXH 
Tuyến đi qua 10 tỉnh/thành phố là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Bắc Ninh, Hưng Yên, Hải Dương, Hải Phòng và Quảng Ninh.
Theo tính toán của liên danh tư vấn lập quy hoạch là TRICC - TEDI, nhu cầu vận tải mạng đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh vào năm 2030 dự kiến là 12,77 triệu tấn hàng hóa và 4,65 triệu hành khách; vào năm 2040 dự kiến là 14,94 triệu tấn hàng hóa và 6,22 triệu hành khách; vào năm 2050 dự kiến là 17,48 triệu tấn hàng hóa và 8,31 triệu hành khách.
Tuyến bao gồm 2 tuyến chính và 2 tuyến nhánh, trong đó tuyến chính đoạn từ Lào Cai - Nam Hải Phòng - cảng Lạch Huyện dài 391.065 km; tuyến chính đoạn từ Nam Hải Phòng - Cái Lân dài 50,590 km; tuyến nhánh Nam Hải Phòng - Cảng Nam Đồ Sơn dài 12,632 km; tuyến nhánh đoạn Nam Đình Vũ - Đình Vũ dài 7,418 km.
Dự kiến nhu cầu sử dụng đất của quy hoạch tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là 3.370,71 ha (đã bao gồm 663,71 ha đất quy hoạch các ga).
Trên cơ sở khối lượng dự báo nhu cầu và khối lượng các hạng mục công trình chủ yếu, tư vấn kiến nghị đến năm 2030 triển khai đầu tư xây dựng đoạn tuyến Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng; đối với đoạn tuyến Hải Phòng - Quảng Ninh sẽ được nghiên cứu triển khai sau năm 2030 cùng với lộ trình đầu tư của tuyến đường sắt ven biển “Nam Định - Thái Bình - Hải Phòng - Quảng Ninh”.
Ước tính tổng nhu cầu vốn của tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh là 179.126 tỷ đồng, trong đó chi phí giải phóng mặt bằng là 23.448 tỷ đồng; chi phí xây dựng và thiết bị là 107.260 tỷ đồng; phần còn lại là chi phí tư vấn, quản lý dự án và dự phòng. 

>>>Mời độc giả xem video: Đường sắt trên sa mạc đầu tiên trên thế giới được xây dựng sao?

 

Đường sắt tốc độ cao: Kỳ vọng quyết tâm của Chính phủ

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Thịnh (đoàn Bắc Giang) nhấn mạnh quan điểm, làm đường sắt tốc độ cao “sớm ngày nào tốt ngày đó”, và việc lựa chọn vận tốc 350 km/giờ phù hợp cả về công nghệ cũng như tầm nhìn tương lai.

Ông kỳ vọng sự nỗ lực, quyết tâm của Chính phủ trong việc triển khai dự án trọng điểm quốc gia này.

Tốc độ cao sẽ thu hút khách, thu hồi vốn nhanh hơn

VUSTA góp ý kiến Quy hoạch mạng lưới đường sắt của Bộ GTVT

Ngày 2/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam (VUSTA) tổ chức hội thảo “Góp ý quy hoạch mạng lưới đường sắt thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050”. TSKH Phan Xuân Dũng, Chủ tịch VUSTA cùng Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông chủ trì. 

Đường sắt – phương thức vận tải lịch sử và tương lai
Phát biểu khai mạc hội thảo, TSKH Phan Xuân Dũng cho biết, đường sắt Việt Nam có một lịch sử khá lâu đời, rất đáng tự hào, được xây dựng từ năm 1881, sớm nhất các nước Đông nam Á, và vào loại sớm nhất các nước Châu Á. Đường sắt Việt Nam đã trải qua 140 năm thăng trầm. Có giai đoạn, đường sắt đóng vai trò rất quan trọng với một thị phần xứng đáng về vận tải người và hàng hóa, đóng góp có hiệu quả cho phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh của đất nước.

Khởi công đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào năm 2028

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, mục tiêu năm 2028 - 2029 sẽ khởi công các gói thầu đầu tiên của 2 đoạn tuyến đường sắt cao tốc Bắc – Nam.

Tại buổi công bố quy hoạch đường sắt (2021-2030) và tầm nhìn 2050 chiều nay (1/11), Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Ngọc Đông thông tin, quy hoạch đặt mục tiêu xác định tới năm 2030 sẽ cải tạo các tuyến đường sắt hiện có và làm mới 9 tuyến.

Trong đó, ưu tiên triển khai 2 đoạn đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, gồm đoạn Hà Nội - Vinh và Nha Trang - TP.HCM, ưu tiên xây dựng một số tuyến đường sắt mới nối cảng biển cửa ngõ quốc tế, đặc biệt khu vực Hải Phòng, Bà Rịa - Vũng Tàu, kết nối TP.HCM với Cần Thơ, kết nối quốc tế với Trung Quốc, Lào, Campuchia.
 
Quy hoạch cũng đặt mục tiêu đến năm 2050 hoàn thành đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, đồng thời duy trì và nâng cấp tuyến đường sắt hiện có để vận tải hàng hoá và hành khách.