160 nước yêu cầu chứng cứ vụ hạ độc điệp viên Nga

Khoảng 160 quốc gia không thuộc khối phương Tây yêu cầu Anh đưa ra bằng chứng cho cáo buộc Nga đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal.

Liên quan đến vụ đầu độc cựu điệp viên Skripal, một phát ngôn viên Đại sứ quán Nga tại Anh ngày 27-3 nói với hãng tin Sputnik rằng, mặc dù một số quốc gia phương Tây đồng tình việc Anh cáo buộc Nga đầu độc cựu quan chức tình báo quân sự Sergey Skripal bằng chất độc ở cấp độ quân sự hôm 4-3 nhưng cũng có nhiều quốc gia khác không bị thuyết phục bởi những lời nói bốc đồng của nữ Thủ tướng Anh Theresa May.
Cờ Anh treo ở Đại sứ quán Anh tại Nga. Ảnh: RT
Cờ Anh treo ở Đại sứ quán Anh tại Nga. Ảnh: RT 
“Chúng tôi đã lưu ý tới tuyên bố của bà May. Tuy nhiên, ngay cả khi bà May nói bà hoàn toàn chắc chắn Nga chịu trách nhiệm trong vụ đầu độc ở Salisbury, bà cần phải đưa ra mọi bằng chứng cho phía Nga, cho cộng đồng quốc tế và cho người dân Anh. Đây cũng là ý kiến chung của gần 160 quốc gia không nằm trong khối các nước phương Tây” - vị phát ngôn viên này cho biết.
Hôm 26-3, nối gót nước Anh, Mỹ, 18 quốc gia Liên minh châu Âu (EU), Canada và Úc đã đồng loạt thông báo trục xuất một lượng lớn nhân viên ngoại giao Nga. Riêng Mỹ đã trục xuất tới 60 nhà ngoại giao Nga, trong đó có 12 nhân viên phái bộ Nga tại Liên Hiệp Quốc.
Đây trở thành vụ trục xuất tập thể nhân viên ngoại giao Nga lớn nhất trong lịch sử. Nga đã lên án làn sóng trục xuất này là bước đi cực kỳ không thân thiện và không có cơ sở. Dù vậy, vẫn có một số quốc gia phương Tây từ chối đứng về London cho tới khi bằng chứng vụ án được phơi bày. Hai nước Áo và Thụy Sĩ nhấn mạnh lập trường trung lập của họ và từ chối tiếp bước Anh. Ngoài ra, các quốc gia khác như Cộng hòa Síp, Bồ Đào Nha, Bulgaria, Slovakia, Slovenia, Malta và Luxembourg cũng không hòa chung làn sóng này.
Cơ quan chức năng Anh khám nghiệm hiện trường vụ đầu độc ông Skripal hôm 4-3. Ảnh: AFP
Cơ quan chức năng Anh khám nghiệm hiện trường vụ đầu độc ông Skripal hôm 4-3. Ảnh: AFP 
Mới đây, Tổng thống Cộng hòa Czech - ông Milos Zeman cũng nói muốn biết sự thật, yêu cầu Anh cung cấp bằng chứng chứng minh Nga có dính líu vụ đầu độc ở Salisbury.
Trong khi đó, Đại sứ Nga tại Anh Alexander Yakovenko đã tổ chức một cuộc họp báo với sự tham dự của các đại sứ nước ngoài hôm 27-3. Tại cuộc họp, ông Yakovenko khẳng định Nga hoàn toàn sẵn sàng phối hợp với các nhà điều tra Anh.
“Đến nay, London tiếp tục từ chối hợp tác là không thể chấp nhận được” - ông Yakovenko nhấn mạnh trong một thông cáo sau họp báo. Moscow nhiều lần yêu cầu Anh cung cấp mẫu chất độc mà cha con ông Skripal được cho là trúng phải hôm 4-3 song mọi yêu cầu đều bị khước từ.
Theo Đại sứ quán Nga, đại diện các nước có mặt tại cuộc họp nói với ông Yakovenko rằng họ vẫn còn mù mờ thông tin về vụ đầu độc ông Skripal khi không được Anh cung cấp chứng cứ.
“Các thắc mắc và tuyên bố của những người tham gia họp báo đã xác nhận một điều phía Anh đã không cung cấp cho các đối tác quốc tế của họ bất kỳ sự thật nào liên quan tới vụ việc xảy ra ở Salisbury” - thông cáo nhấn mạnh, thêm rằng hành vi đó của Anh không chỉ gây rắc rối cho các đoàn ngoại giao mà còn cả cộng đồng quốc tế.

Tổng thống Trump sẽ trục xuất 20 viên chức ngoại giao Nga?

Quyết định có thể được công bố sớm nhất vào ngày 26/3 để thể hiện sự đoàn kết với Anh sau khi London cáo buộc Moscow đứng sau vụ đầu độc cựu điệp viên.

Nguồn tin của Reuters hôm 25/3 nói quyết định có thể sẽ tùy thuộc vào cách các nước Châu Âu phản ứng trước vụ tấn công bằng chất độc thần kinh nhằm vào cựu điệp viên người Nga Sergei Skripal và con gái.

Cận cảnh tiệc chiêu đãi ông Kim Jong-Un tại Trung Quốc

(Kiến Thức) - Sau buổi hội đàm tại Đại lễn đường Nhân dân, đích thân Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chủ trì tiệc chiêu đãi Chủ tịch Kim Jong-un trong chuyến thăm đầu tiên đến Trung Quốc, với tư cách lãnh đạo tối cao của Triều Tiên.
 

Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng phu nhân Ri Sol-ju đã có chuyến thăm không chính thức tới Trung Quốc trong khoảng thời gian từ ngày 25-28/3. (Nguồn ảnh: NK News)
 Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cùng phu nhân Ri Sol-ju đã có chuyến thăm không chính thức tới Trung Quốc trong khoảng thời gian từ ngày 25-28/3. (Nguồn ảnh: NK News)

Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền năm 2011, lãnh đạo Kim Jong-un đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh cũng như tham gia buổi tiệc chiêu đãi chào mừng và xem biểu diễn nghệ thuật.
Trong chuyến công du nước ngoài đầu tiên kể từ khi lên nắm quyền năm 2011, lãnh đạo Kim Jong-un đã hội đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Đại lễ đường Nhân dân ở thủ đô Bắc Kinh cũng như tham gia buổi tiệc chiêu đãi chào mừng và xem biểu diễn nghệ thuật. 

Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình đã "nồng nhiệt chào đón" lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin, Chủ tịch Tập Cận Bình đã "nồng nhiệt chào đón" lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un tại Bắc Kinh.
Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim Jong-un.
  Tại cuộc hội đàm, Chủ tịch Tập Cận Bình hoan nghênh và đánh giá cao chuyến thăm Trung Quốc của ông Kim Jong-un. 

Ông Tập nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên là tài sản quý của nhân dân hai nước, hai nhà lãnh đạo cần tiếp tục kế thừa và phát huy.
Ông Tập nhấn mạnh mối quan hệ hữu nghị Trung Quốc - Triều Tiên là tài sản quý của nhân dân hai nước, hai nhà lãnh đạo cần tiếp tục kế thừa và phát huy.

Đáp lại, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định việc kế thừa và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống Trung-Triều luôn là ưu tiên chiến lược của Triều Tiên.
Đáp lại, nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un khẳng định việc kế thừa và phát triển mối quan hệ hữu nghị truyền thống Trung-Triều luôn là ưu tiên chiến lược của Triều Tiên. 
Sau hội đàm, ông Kim Jong-un cùng phu nhân cũng đã dự chiêu đãi chào mừng và xem biểu diễn nghệ thuật.
 Sau hội đàm, ông Kim Jong-un cùng phu nhân cũng đã dự chiêu đãi chào mừng và xem biểu diễn nghệ thuật.

Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cười tươi khi ngồi cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình trong buổi tiệc.
 Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cười tươi khi ngồi cạnh Chủ tịch Tập Cận Bình trong buổi tiệc.

Các vị quan khách vừa dự tiệc vừa thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật.
 Các vị quan khách vừa dự tiệc vừa thưởng thức các tiết mục biểu diễn nghệ thuật.

Không gian rộng rãi, sang trọng bên trong nơi tổ chức tiệc chiêu đãi ông Kim Jong-un tại Trung Quốc.
Không gian rộng rãi, sang trọng bên trong nơi tổ chức tiệc chiêu đãi ông Kim Jong-un tại Trung Quốc

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân, bà Bành Lệ Viện (ngoài cùng bên phải), ngồi cùng bàn tiệc với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju (ngoài cùng bên trái).
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân, bà Bành Lệ Viện (ngoài cùng bên phải), ngồi cùng bàn tiệc với lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và phu nhân Ri Sol-ju (ngoài cùng bên trái).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nâng cốc chúc mừng vì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước.
 Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nâng cốc chúc mừng vì mối quan hệ tốt đẹp giữa hai nước. 

Đông đảo quan khách dự buổi tiệc chiêu đãi vợ chồng ông Kim Jong-un tại Trung Quốc.
Đông đảo quan khách dự buổi tiệc chiêu đãi vợ chồng ông Kim Jong-un tại Trung Quốc. 
Hai nhà lãnh đạo Triều Tiên-Trung Quốc là nhân vật trung tâm của buổi tiệc mừng.
 Hai nhà lãnh đạo Triều Tiên-Trung Quốc là nhân vật trung tâm của buổi tiệc mừng.

Mời độc giả xem video: Hình ảnh vợ chồng ông Kim Jong-un tới Bắc Kinh (Nguồn: Zing.vn)

Chiến sự Đông Ghouta: Phiến quân ở Douma như "cá nằm trong rọ"

(Kiến Thức) - Quân đội Syria và đồng minh đang chuẩn bị phát động chiến dịch quân sự quy mô lớn nhằm vào thị trấn chiến lược Douma hiện nằm dưới sự kiểm soát của nhóm phiến quân Jaish al-Islam ở Đông Ghouta.

Theo South Front ngày 27/3, Quân đội Arập Syria và lực lượng Mãnh Hổ đang chuẩn bị mở cuộc tấn công nhằm vào thị trấn chiến lược Douma hiện nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân Jaish al-Islam ở Đông Ghouta sau khi những cuộc đàm phán giữa chính phủ Damascus và nhóm phiến quân này trong những ngày qua không đạt được tiến triển. Ảnh: Inside Syria.
 Theo South Front ngày 27/3, Quân đội Arập Syria và lực lượng Mãnh Hổ đang chuẩn bị mở cuộc tấn công nhằm vào thị trấn chiến lược Douma hiện nằm dưới sự kiểm soát của phiến quân Jaish al-Islam ở Đông Ghouta sau khi những cuộc đàm phán giữa chính phủ Damascus và nhóm phiến quân này trong những ngày qua không đạt được tiến triển. Ảnh: Inside Syria.

“Lực lượng chính phủ Damascus đã được triển khai tới các vị trí trong khu vực và sẵn sàng tấn công thị trấn Douma”, nguồn tin cho biết. Ảnh: FNA.
 “Lực lượng chính phủ Damascus đã được triển khai tới các vị trí trong khu vực và sẵn sàng tấn công thị trấn Douma”, nguồn tin cho biết. Ảnh: FNA.

Cùng ngày, có tin nói tên Muhannad Abu Moaz, một chỉ huy chiến trường của phiến quân Jaysh al-Islam, đã bị tiêu diệt khi các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn trên mặt trận Douma. Ảnh: SF.
 Cùng ngày, có tin nói tên Muhannad Abu Moaz, một chỉ huy chiến trường của phiến quân Jaysh al-Islam, đã bị tiêu diệt khi các cuộc giao tranh vẫn tiếp diễn trên mặt trận Douma. Ảnh: SF.

Ở diễn biến khác trên chiến trường Đông Ghouta, Bộ Quốc phòng Nga ngày 28/3 thông báo hơn 128.000 dân thường đã rời khỏi Đông Ghouta thông qua các hành lang nhân đạo. Ảnh: AMN.
Ở diễn biến khác trên chiến trường Đông Ghouta, Bộ Quốc phòng Nga ngày 28/3 thông báo hơn 128.000 dân thường đã rời khỏi Đông Ghouta thông qua các hành lang nhân đạo. Ảnh: AMN.

Tình hình chiến sự ở Đông Ghouta ngày 27/3. Ảnh: SF.
Tình hình chiến sự ở Đông Ghouta ngày 27/3. Ảnh: SF. 

Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, các đơn vị Quân đội Syria gần đây đã được triển khai tới căn cứ nằm gần thị trấn Inkhil hiện do quân nổi dậy kiểm soát ở Bắc Daraa trong bối cảnh chiến dịch quân sự ở Đông Ghouta đang bước vào giai đoạn cuối. Ảnh: AMN.
 Trong diễn biến khác trên chiến trường Syria, các đơn vị Quân đội Syria gần đây đã được triển khai tới căn cứ nằm gần thị trấn Inkhil hiện do quân nổi dậy kiểm soát ở Bắc Daraa trong bối cảnh chiến dịch quân sự ở Đông Ghouta đang bước vào giai đoạn cuối. Ảnh: AMN.

Còn tại Idlib, Không quân Nga đã tăng cường những đợt không kích nhằm vào khu vực do phiến quân HTS kiểm soát ở phía nam tỉnh này. Ảnh: AP.
 Còn tại Idlib, Không quân Nga đã tăng cường những đợt không kích nhằm vào khu vực do phiến quân HTS kiểm soát ở phía nam tỉnh này. Ảnh: AP.

“Đêm 27/3, các chiến đấu cơ Nga dội mưa bom và phá hủy một căn cứ lớn của nhóm khủng bố HTS trong thị trấn Al-Naqeer, tỉnh Idlib”, nguồn tin cho hay. Ảnh: AMN.
 “Đêm 27/3, các chiến đấu cơ Nga dội mưa bom và phá hủy một căn cứ lớn của nhóm khủng bố HTS trong thị trấn Al-Naqeer, tỉnh Idlib”, nguồn tin cho hay. Ảnh: AMN.

Trong khi đó, biểu tình đã diễn ra tại thành phố Aleppo hôm 27/3 khi người dân đổ xuống đường phố tuần hành nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng Afrin cũng như sự can thiệp của Mỹ tại Syria. Ảnh: AMN.
 Trong khi đó, biểu tình đã diễn ra tại thành phố Aleppo hôm 27/3 khi người dân đổ xuống đường phố tuần hành nhằm phản đối chiến dịch quân sự của Thổ Nhĩ Kỳ tại vùng Afrin cũng như sự can thiệp của Mỹ tại Syria. Ảnh: AMN.

Người dân tập trung tại Quảng trường Sa’adallah Al-Jabiri trong thành phố Aleppo để biểu tình. Ảnh: AMN.
 Người dân tập trung tại Quảng trường Sa’adallah Al-Jabiri trong thành phố Aleppo để biểu tình. Ảnh: AMN.

Mời độc giả xem thêm video: Đoàn xe chở phiến quân rời khỏi Đông Ghouta (Nguồn: Ruptly)