
Thủ đô Kiev của Ukraine là một trong những thành phố mất an toàn nhất Châu Âu. Các vụ trộm cướp, phá hoại cùng những cuộc biểu tình bạo lực xảy ra ở Kiev đã khiến hàng trăm người thương vong.

Hành vi trộm cướp và phá hoại, tình trạng tham nhũng, hối lộ tràn lan khiến thủ đô Belgrade của Serbia trở thành điểm đến không an toàn ở Châu Âu.

Sự bất ổn về kinh tế và chính trị gần đây đã dẫn đến những cuộc biểu tình bạo lực ở thủ đô Athens cùng các thành phố khác trong nước.

Thủ đô Sofia của Bulgaria cũng rơi vào tình trạng bất an khi các cuộc biểu tình phản đối việc chính phủ cắt giảm lương hưu, phúc lợi tiếp diễn cùng những cuộc biểu tình phản đối thực trạng tham nhũng.

Tình trạng bất ổn xã hội gia tăng tại thủ đô Budapes của Hungary kể từ khi cuộc khủng hoảng tị nạn trên thế giới xảy ra.

Tình trạng bất ổn xã hội ở Madrid (Tây Ban Nha) gia tăng sau khi chính phủ nước này áp dụng các biện pháp “thắt lưng buộc bụng”, khiến tỷ lệ thất nghiệp tăng cao.

Thủ đô Rome cùng các thành phố khác của Italy đã được đặt trong tình trạng báo động cao về các vụ tấn công khủng bố tương tự như vụ tấn công ở Paris (Pháp) hồi tháng Mười Một.

Thành phố Riga của Latvia trở thành điểm đến không an toàn ở Châu Âu với các cuộc biểu tình chống nhập cư cùng sự hoành hành của những nhóm tội phạm có tổ chức.

Tham nhũng là vấn đề đáng lo ngại ở Zagred, Croatia.

Thủ đô Bucharest của Romania đối mặt với thực trạng tham nhũng và tội phạm.

Thủ đô London của Anh cũng nằm trong danh sách những thành phố không an toàn nhất ở "lục địa già".

Thủ đô Paris của Pháp đối mặt với nhiều vụ tấn công khủng bố. Hồi tháng 11/2015, những kẻ đánh bom tự sát và các tay súng tấn công nhiều địa điểm ở thủ đô Paris, bao gồm quán cà phê, nhà hàng,... khiến 130 người thiệt mạng và hàng trăm người khác bị thương. (Nguồn ảnh: Business Insider)