10 Ủy viên, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng bị kỷ luật trong năm 2022

Năm 2022, Ban Chấp hành Trung ương đã thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng 4 đảng viên. 10 ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng cũng đã bị thi hành kỷ luật.

Sáng 10/1, Ban Bí thư Trung ương Đảng tổ chức Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát năm 2022, triển khai nhiệm vụ năm 2023.
Ban Chấp hành Trung ương khai trừ 4 Đảng viên
Báo cáo kết quả công tác kiểm tra, giám sát năm 2022, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Kiểm tra Trung ương Trần Văn Rón cho biết, Ủy ban Kiểm tra các cấp đã kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với 3.533 tổ chức đảng và 10.475 đảng viên (tăng 17,57% tổ chức đảng và 16,62% đảng viên so với năm 2021).
Qua kiểm tra, kết luận có 2.333 tổ chức đảng và 8.003 đảng viên có vi phạm; phải thi hành kỷ luật 333 tổ chức đảng và 3.909 đảng viên; đã thi hành kỷ luật 244 tổ chức đảng, 3.595 đảng viên.
Cấp ủy các cấp và chi bộ đã thi hành kỷ luật 410 tổ chức đảng, 16.202 đảng viên.
10 Uy vien, nguyen Uy vien Trung uong Dang bi ky luat trong nam 2022
Quanh cảnh Hội nghị. 
Trong đó, Ban Chấp hành Trung ương thi hành kỷ luật khai trừ ra khỏi Đảng 4 đảng viên; Bộ Chính trị thi hành kỷ luật 11 tổ chức đảng; Ban Bí thư thi hành kỷ luật 10 tổ chức đảng, 43 đảng viên.
Có 10 ủy viên Trung ương Đảng, nguyên ủy viên Trung ương Đảng bị thi hành kỷ luật. UBKT các cấp đã thi hành kỷ luật 101 tổ chức đảng và 5.356 đảng viên.
Nội dung vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên chủ yếu về thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ và quy chế làm việc; công tác cán bộ; quản lý, sử dụng đất đai, tài chính, tài sản; thực hiện đề án nghiên cứu khoa học, dự án đầu tư; mua sắm trang thiết bị, vật tư y tế phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19; đưa công dân về nước trong đại dịch Covid-19.
Bên cạnh đó, một số cán bộ, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, phẩm chất đạo đức, lối sống, trách nhiệm nêu gương, những điều đảng viên không được làm...
Xử lý nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm trong các vụ án tham nhũng
Theo ông Trần Văn Rón, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã kịp thời ban hành nhiều văn bản quan trọng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng và tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện có hiệu quả ở các cấp.
Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng tiếp tục được quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện với tinh thần quyết tâm, quyết liệt "không dừng, không nghỉ", "không chùng xuống", góp phần khẳng định trách nhiệm và quyết tâm cao trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng.
UBKT Trung ương và UBKT các địa phương đã chủ động, quyết liệt thực hiện kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm đối với các tổ chức đảng viên, đảng viên suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống vi phạm các quy định của Đảng, pháp luật Nhà nước trong thực hiện nhiệm vụ được giao.
Những vụ việc mới phát sinh được phát hiện, kiểm tra, xử lý kịp thời, nhiều vụ việc phức tạp, tồn đọng nhiều năm được kiểm tra, xử lý dứt điểm.
Qua đó đã kết luận, kiên quyết xử lý, đề nghị cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật nghiêm minh nhiều tổ chức đảng, đảng viên vi phạm.
Cũng theo ông Rón, về phương hướng nhiệm vụ năm 2023, cấp ủy, tổ chức đảng, Ủy ban Kiểm tra các cấp, nhất là người đứng đầu cần tiếp tục nâng cao nhận thức và trách nhiệm trong công tác kiểm tra, giám sát.
Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn UBKT cấp mình và cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới trong tổ chức thực hiện; tiếp tục nghiên cứu, quán triệt, tổ chức thực hiện nghiêm túc các quy định, quy chế, hướng dẫn về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng.
Tập trung xây dựng, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư ban hành: Quy định về bảo vệ người tố giác, đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; Quy định về cơ chế kiểm soát tài sản, thu nhập của cán bộ diện Bộ Chính trị, Ban Bí thư quản lý.
Quy trình kiểm tra của Bộ Chính trị, Ban Bí thư; Quy trình giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng trực thuộc Trung ương và đảng viên là cán bộ diện Trung ương quản lý; Tổng kết 10 năm thực hiện Quy chế chất vấn trong Đảng.
Một nhiệm vụ quan trọng khác trong năm 2023 là cấp ủy, tổ chức đảng tập trung kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên có biểu hiện suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tự diễn biến, tự chuyển hóa, vi phạm những điều đảng viên không được làm.
Kiểm tra, giám sát tổ chức đảng, người đứng đầu, cán bộ chủ chốt để xảy ra tham nhũng, tiêu cực; những nơi mất đoàn kết nội bộ, vi phạm nguyên tắc, quy định của Đảng, nhất là nguyên tắc tập trung dân chủ những nơi có nhiều vụ, việc phức tạp, kéo dài, gây bức xúc trong cán bộ, đảng viên và nhân dân.
"Tập trung chỉ đạo, tiến hành kiểm tra, xử lý kịp thời, nghiêm minh các tổ chức đảng, đảng viên có dấu hiệu vi phạm trong các vụ việc, vụ án thuộc diện Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực theo dõi, như các sai phạm của: Công ty CP Tiến bộ quốc tế AIC, Tập đoàn Vạn Thịnh Phát, Tập đoàn FLC thực hiện", báo cáo nêu rõ.
>>> Mời độc giả xem thêm video 5 năm qua, hơn 2.500 đảng viên bị kỷ luật do tham nhũng 

Nguồn: VTV1


Hành trình phá án: Xác người phụ nữ bị hiếp dâm, giấu xuống giếng

Giang nhặt 1 khúc gỗ trong vườn, đánh nhiều nhát vào đầu nạn nhân, sau đó bóp cổ, hiếp dâm, rồi kéo thi thể ném xuống giếng. Vụ án được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án,

Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng
Theo hồ sơ vụ án, khoảng 20h ngày 14/3/2022, chị chị Trịnh Thị Hồng (SN 1976, trú thôn Ia Sâm, xã Ia Rong, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai) điều khiển xe máy rời khỏi nhà đi đến rẫy của gia đình tại thôn Ia Sâm để tưới cà phê. Đến sáng 15/3, người thân không thấy chị Hồng trở về nên vào rẫy tìm kiếm. Tới nơi, mọi người thấy máy bơm nước vẫn hoạt động mà không có chị H., gọi điện thì không liên lạc được.
Hanh trinh pha an: Xac nguoi phu nu bi hiep dam, giau xuong gieng-Hinh-2
Nghi ngờ xảy ra điều xấu, gia đình tích cực tìm kiếm và đến 16h cùng ngày, anh Trịnh Văn Hùng (1988, em trai chị Hồng) phát hiện ở gốc cà phê gần vòi nước đang tưới có hai chiếc quần phụ nữ.

Hành trình phá án: Vào chùa cúng viếng, ra cổng đi giết người vô tội

Sau khi vào chùa cúng viếng, hung thủ đã ra tay sát hại người vô tội một cách dã man để cướp tài sản. Vụ án này được ANTV dựng lại trong Hành trình phá án.

Hanh trinh pha an: Vao chua cung vieng, ra cong di giet nguoi vo toi

Theo hồ sơ vụ án, khoảng 8h40 ngày 5/11/2019, tại khu vực ngã tư kênh Cây Dông, thuộc ấp 2A huyện Tháp Mười, tỉnh Đồng Tháp, người dân phát hiện 1 xác nam giới nằm bên kia đường trên người có nhiều vết máu, đầu đội mũ bảo hiểm có cài quai.

Hanh trinh pha an: Vao chua cung vieng, ra cong di giet nguoi vo toi-Hinh-2

Sau khi nhận được tin báo, Công an huyện Tháp Mười đã nhanh chóng có mặt bảo vệ hiện trường, đồng thời báo tin lên Công an tỉnh Đồng Tháp phối hợp xử lý vụ việc.

Chống tham nhũng trong cơ quan phòng chống tham nhũng

Để việc phòng chống tham nhũng có hiệu quả, trước hết phải làm trong sạch đội ngũ những người làm công tác phòng, chống tham nhũng.

Vừa qua, Ủy ban Chống tham nhũng quốc gia Thái Lan (NACC) quyết định xử lý mạnh tay với chính lãnh đạo cấp cao của họ. Người này bị phát hiện "giàu bất thường" với khối tài sản lên tới 658 triệu baht (hơn 18 triệu USD).

Truyền thông Thái Lan dẫn thông báo ngày 29/8 của NACC xác nhận ông Phó Tổng thư ký NACC, bị sa thải từ ngày 26/8 và sẽ bị tịch thu tài sản.

Giống như nhiều nước, Thái Lan cũng yêu cầu các quan chức chính phủ công kê khai tài sản. Dù cách này không loại bỏ hoàn toàn tham nhũng nhưng ít ra cũng góp phần ngăn chặn đáng kể tệ nạn này.

Chong tham nhung trong co quan phong chong tham nhung

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực chủ trì phiên họp thứ 22 của Ban Chỉ đạo. Ảnh: TTXVN

Một cách làm cũng được Thái Lan chú trọng, đó là việc công khai dữ liệu. Đây cũng là cách để Thái Lan chống tham nhũng. Cơ quan Chính phủ điện tử (EGA), dưới sự giám sát của Bộ Công nghệ thông tin và Truyền thông, hiện quản lý cổng dữ liệu trung tâm của chính phủ bao gồm 893 bộ dữ liệu liên quan đến phát triển kinh tế, giao thông vận tải, công nghiệp và xã hội, và chi tiêu của chính phủ.

Việc ứng dụng dữ liệu mở với các công ty và kê khai tài sản của các quan chức nhà nước sẽ là công cụ để quản lý xung đột lợi ích và điều tra các cáo buộc tham nhũng một cách hiệu quả. Tương tự, thông tin về đấu thầu có thể ngăn ngừa và xác định tham nhũng trong mua sắm công.

Việc buộc các quan chức kê khai tài sản là công cụ quan trọng để NACC đấu tranh với tham nhũng. Năm 2018, cơ quan này đã điều chỉnh để mở rộng phạm vi của quy định kê khai tài sản.

Thay vì chỉ áp dụng với các chính trị gia hay công chức cấp cao, quy định mới áp thêm cả với nhóm các nhân viên nhà nước, tức bao gồm nhân viên của các tổ chức công, trường đại học...

Ở nước ta, ca dao đã nói và Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nhắc lại như một chỉ dẫn cho việc làm trong sạch đội ngũ những người phòng, chống tham nhũng: “Chân mình còn lấm bê bê- Lại cầm bó đuốc đi rê chân người”.

Tổng Bí thư còn nhấn mạnh, “chúng ta phải chống tham nhũng ngay trong các cơ quan chống tham nhũng. Ai chần chừ, do dự, không quyết liệt, không dám làm thì đứng sang một bên để người khác làm. Bởi vì nếu chúng ta không làm thì sẽ mất niềm tin của nhân dân đối với Đảng và liên quan trực tiếp đến sự tồn vong của Đảng và chế độ”.

Quốc gia nào cũng rất chú trọng làm trong sạch đội ngũ những người làm nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng, tiêu cực.

Ở Hàn Quốc, Australia, hình phạt nghiêm khắc cũng được áp dụng đối với các quan chức tham nhũng, bất kể đó là ai, dù là chính khách hay công chức bình thường. Kết quả của việc xử lý được công khai để nhân dân giám sát. Chính điều này đã tạo điều kiện cho cuộc chiến chống tham nhũng được tiến hành mạnh mẽ và rộng khắp.

Lập Ban chỉ đạo - bước đi đúng đắn

Có thể nói kể từ khi thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở Trung ương do Tổng Bí thư làm Trưởng ban và Ban Nội chính Trung ương là thường trực, công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở nước ta có bước ngoặt mới.

Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã đạt được, Trung ương nhận định: Trong thời gian qua công tác phòng chống tham nhũng, tiêu cực ở một số địa phương, bộ, ngành chưa có chuyển biến rõ rệt, vẫn còn tình trạng “trên nóng, dưới lạnh” trong công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; công tác phòng ngừa tham nhũng ở một số nơi còn hình thức. Việc phát hiện xử lý tham nhũng, tiêu cực vẫn còn hạn chế, nhất là việc tự kiểm tra, tự phát hiện và xử lý tham nhũng, tiêu cực trong nội bộ cơ quan, đơn vị còn yếu; tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực trong khu vực hành chính, dịch vụ công chưa được đẩy lùi. Tham nhũng, tiêu cực trên một số lĩnh vực địa bàn vẫn còn nghiêm trọng, phức tạp, với những biểu hiện ngày càng tinh vi, gây bức xúc trong xã hội.

Vì vậy, để thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương, Hội nghị Trung ương 5 (khóa 13) đã thống nhất thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, tiêu cực ở các tỉnh, thành. Đây là nhân tố quyết định để khắc phục tình trạng “trên nóng, dưới lạnh”.

Vừa qua, các địa phương bước đầu đã hình thành bộ máy, song dư luận lại xôn xao vì một số địa phương có cá nhân không tiêu biểu lại nằm ngay trong bộ máy phòng chống tham nhũng. Không thể vì cơ cấu mà xem nhẹ chất lượng là chỉ đạo quyết liệt của trên. Về điều này, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên khẳng định: TP.HCM không chạy theo thời gian mà coi nhẹ chất lượng.

Những cơ quan làm công tác thanh, kiểm tra phải là đơn vị có bộ máy trong sạch. Không thiếu những trường hợp đi thanh kiểm tra lại vi phạm luật pháp. Thấy được “lỗ hổng” này, vừa qua Tổng Bí thư đã chỉ đạo khi phát hiện thanh kiểm tra sai phạm phải xử lý thật nghiêm minh, không thể để những người đi chống tham nhũng lại tham nhũng tiêu cực. Việc xem xét trách nhiệm thanh kiểm tra, việc các cơ quan khác vào cuộc kiểm tra để phát hiện ra tham nhũng chính trong cơ quan phòng chống tham nhũng là bước đột phá mới.

Kê khai tài sản, công khai dữ liệu thông tin nhất là đối với quan chức trong cơ quan phòng chống tham nhũng là một hướng để phát hiện tham nhũng. “Giàu bất thường” như Thái Lan đã làm đối với quan chức đứng đầu cơ quan chống tham nhũng là cách làm có hiệu quả.

Thời gian qua, một số quan chức “giàu bất thường”, có người có biệt phủ sang trọng, xe sang đắt tiền, thậm chí có nhà đất ở nước ngoài…

Công cuộc phòng chống tham nhũng là cả quá trình lâu dài và khó khăn vì chống lại những người trong đội ngũ, Tuy nhiên, khi đã tìm ra bước đi phù hợp, có cơ chế thống nhất, có “lồng cơ chế” để kiểm soát quyền lực thì có nhiều cơ sở để thành công.