Yêu cầu CSGT Công an dùng camera ghi lại hoạt động ca công tác

(Kiến Thức) - Cục CSGT cũng yêu cầu CSGT Công an các đơn vị sử dụng camera đã được trang bị để ghi nhận lại toàn bộ hoạt động trong ca công tác trong đợt ra quân từ này đến cuối năm. 

Bắt đầu từ ngày 01/8 đến hết ngày 31/12, lực lượng CSGT trên toàn quốc sẽ ra quân, thực hiện kế hoạch tăng cường tuần tra, kiểm soát xử lý vi phạm về ma túy, nồng độ cồn.

Trong đó, Cục CSGT yêu cầu CSGT Công an các đơn vị, địa phương sử dụng camera đã được trang bị để ghi nhận lại toàn bộ hoạt động trong ca công tác. 

Yeu cau CSGT Cong an dung camera ghi lai hoat dong ca cong tac
CSGT cả nước tăng cường xử lý vi phạm trên đường bộ từ nay đến cuối năm. 

Trao đổi về vấn đề này, trung tá Vũ Anh Điệp, Phó Trưởng Phòng Hướng dẫn tuyên truyền, điều tra, giải quyết tai nạn giao thông, Cục CSGT cho biết đây là đợt ra quân nhằm chủ động phòng ngừa, phát hiện, ngăn chặn và xử lý nghiêm hành vi vi phạm của người điều khiển xe mà trong cơ thể có chất ma túy, vi phạm nồng độ cồn và các hành vi vi phạm pháp luật khác, góp phần kiềm chế, kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT).

Trong đó, đối tượng xử lý là những lái xe mô tô, ô tô con, ô tô chở khách, ô tô tải, xe vận tải container, xe ô tô kéo rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc.

Việc kiểm tra chủ yếu tập trung tại nơi xuất phát, khu vực bến xe, bến cảng, kho bãi; khu vực quán bar, vũ trường, nhà hàng, quán ăn; khu vực phức tạp về an ninh trật tự, ma túy...

Cục CSGT cũng yêu cầu CSGT Công an các đơn vị, địa phương sử dụng camera đã được trang bị để ghi nhận lại toàn bộ hoạt động trong ca công tác; các trường hợp không chấp hành việc kiểm soát, cản trở, chống đối người thi hành công vụ và các hành vi vi phạm khác phải ghi nhận đầy đủ, rõ ràng đáp ứng các yêu cầu nghiệp vụ để làm căn cứ xử lý theo quy định của pháp luật.

Khi xử lý các trường hợp vi phạm sử dụng chất ma túy, nồng độ cồn phải kiểm tra, rà soát trong hồ sơ xử phạt vi phạm hành chính của đơn vị, cơ sở dữ liệu xử lý vi phạm để phát hiện các trường hợp vi phạm tái phạm, áp dụng xử phạt tình tiết tăng nặng theo quy định của Luật xử lý vi phạm hành chính.

Các trường hợp vi phạm về sử dụng chất ma túy phải thống kê, lập danh sách gửi cơ quan, tổ chức, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó làm việc, cư trú có biện pháp quản lý theo quy định của Luật Phòng chống ma túy.

Cũng theo Trung tá Điệp, trước tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp, lực lượng chức năng không sử dụng phễu thổi để đo định tính kiểm tra nồng độ cồn mà dùng ống thổi một lần.

Khi kiểm soát, xử lý vi phạm nồng độ cồn trong hơi thở phải thực hiện nghiêm túc các chỉ đạo của Bộ Công an, Khuyến cáo của Bộ Y tế về phòng chống dịch bệnh COVID-19, tuân thủ nghiêm ngặt các biện pháp phòng ngừa, quy trình thao tác sử dụng thiết bị, hướng dẫn và đề nghị người bị kiểm tra tuân thủ..

Thông qua công tác tuần tra, kiểm soát, lực lượng CSGT chủ động phối hợp, đấu tranh có hiệu quả với các loại tội phạm hoạt động trên tuyến giao thông đường bộ, vận chuyển ma túy, hàng lậu, gian lận thương mại, chống người thi hành công vụ…

Khi gặp các hành vi chống đối, phải chủ động và phối hợp với các lực lượng khác đấu tranh, ngăn chặn, lập hồ sơ ban đầu và chuyển giao cho các cơ quan chức năng giải quyết theo quy định.

>>> Mời bạn đọc xem thêm video: Phát hiện thi thể trong chiếc ô tô lật ngược 

Giữa đại dịch COVID-19, Chính phủ lý giải tại sao không xét đặc cách tốt nghiệp

(Kiến Thức) - Dù đại dịch COVID-19 diễn biến phức tạp và có thể ảnh hưởng đến học sinh nhiều địa phương, tuy nhiên Chính phủ quyết định không xét đặc cách xét đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT, điều này được lý giải đúng theo Luật Giáo dục.

Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng cho hay, tại Phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 7/2020, Thủ tướng đã kết luận, kỳ thi tốt nghiệp THPT diễn ra đúng kế hoạch từ ngày 8 đến 10/8 tới đây.

Đây là kỳ thi liên quan đến xét tuyển đại học nên không thể lùi lại. Đồng thời, ông cũng lý giải vì sao không xét đặc cách công nhận tốt nghiệp THPT.

Phó giám đốc chủ mưu tiêu thụ bộ đồ chống dịch giả

(Kiến Thức) - Bằng thủ đoạn mua các bộ trang phục bảo hộ rời và hô biến thành các đồ chống dịch nổi tiếng, phó giám đốc Công ty Đức Anh được xác định là chủ mưu tiêu thụ bộ đồ chống dịch giả. 

Bằng thủ đoạn mua các bộ trang phục bảo hộ chống dịch COVID-19 rời, sau đó in tem nhãn mác giả các nhãn hiệu nổi tiếng rồi đóng gói, dán tem thành bộ trang phục bảo hộ hoàn chỉnh, các đối tượng đã cấu kết nhau bán thu lời bất chính.

Pho giam doc chu muu tieu thu bo do chong dich gia
Công an làm việc tại Công ty Đức Anh về bộ đồ chống dịch giả.