Xuất hiện chiêu lừa online mới... dụ nạn nhân thản nhiên giao mật khẩu

Bất giác khi quay lại một thẻ của trình duyệt đã mở trước đó người dùng bị yêu cầu đăng nhập lại. Đây có thể không còn là trang mà bạn đã mở, mật khẩu sẽ bị gửi cho kẻ gian.

Một hình thức lừa đảo online mới - đặc biệt khó phát hiện - đang khiến các nhà chức trách ở nhiều nước lo ngại. Kiểu lừa đảo này gọi là tabnabbing, nhìn chung là sẽ thay đổi nội dung của một tab (cửa sổ nhỏ) đang không hoạt động trong trình duyệt web của người dùng, mục đích là đánh cắp dữ liệu cá nhân quan trọng.

Xuat hien chieu lua online moi... du nan nhan than nhien giao mat khau

Kẻ lừa đảo sẽ thay đổi nội dung của một tab đang không hoạt động thành một trang đăng nhập giả nhưng trông giống như trang thật, ví dụ trang đăng nhập hộp thư (gmail chẳng hạn), trang của ngân hàng hay trang mua sắm.

Khi người dùng quay lại tab này, thấy được yêu cầu đăng nhập thì chẳng nghi ngờ gì vì tin rằng đây vẫn là trang mà mình mở từ trước cơ mà. Một khi người dùng điền thông tin vào (tên đăng nhập, mật khẩu, thông tin tài khoản ngân hàng…) thì kẻ lừa đảo sẽ lấy được.

Tab đã bị kẻ lừa đảo thay đổi nội dung thì trông rất giống các trang web thật và quen thuộc, khiến trò lừa đảo này cực khó bị phát hiện nếu người dùng chỉ nhìn qua.

Xuat hien chieu lua online moi... du nan nhan than nhien giao mat khau-Hinh-2
Khi được yêu cầu đăng nhập, luôn phải kiểm tra đường dẫn trang web. Ảnh: Tuệ Minh.

Tabnabbing thực ra đã có cách đây vài năm, nhưng hiện đang xuất hiện ngày càng nhiều. Ở Tây Ban Nha, cảnh sát còn phải mở một chiến dịch trên mạng xã hội để cảnh báo người dùng mạng về trò lừa đảo nguy hiểm này, vì thực tế là nhiều người vẫn có thói quen mở nhiều tab cùng lúc khi vào mạng.

Theo các chuyên gia, để tránh bẫy tabnabbing, người dùng nên mở ít trang web trong trình duyệt thôi, trang nào không dùng thì đóng lại. Vì càng mở nhiều tab thì nguy cơ càng tăng.

Khi quay lại một trang web đã mở sẵn nhưng một lúc lâu không dùng, người dùng cũng nên xem lại địa chỉ trang web xem có chính xác không, và cần đảm bảo rằng nó không có một loạt ký tự lạ hoặc khác với địa chỉ trang web mà mình vẫn biết.

Mời độc giả xem thêm video "Chiêu lừa đảo mới mang tên Tabnabbing"


https://www.metacompliance.com/blog/phishing-and-ransomware/tabnabbing

Bất cẩn cài đặt ứng dụng này, coi chừng bay sạch tiền tài khoản

Công an cảnh báo những ứng dụng có thể truy cập vào tài khoản ngân hàng và chuyển tiền trái phép, người dân tuyệt đối không được cài đặt.

Theo Công an thành phố Đà Nẵng, gần đây, các hoạt động lừa đảo lợi dụng sự phát triển của công nghệ và tính phổ cập của các dịch vụ công do cơ quan quản lý nhà nước cung cấp để chiếm đoạt tiền, tài sản của người dùng ngày càng gia tăng.

Nhìn thấy đầu số này, chớ dại bắt máy kẻo tài khoản "bốc hơi"

Công an công bố "danh sách đen" các số điện thoại, tuyệt đối không nghe hay gọi lại. Bất ngờ trong đó có cả đầu số 1900, mạo danh nhân viên ngân hàng để lừa đảo.

Công an tỉnh Bình Thuận cho biết, các đối tượng lừa đảo lợi dụng sự thiếu cẩn trọng trong việc quản lý tài khoản ngân hàng và nhu cầu sử dụng thẻ tín dụng với hình thức chi tiêu trước, trả sau không lãi suất để lừa đảo những người nhẹ dạ cả tin.
Dưới đây là các số điện thoại lừa đảo không nên bắt máy, không nên gọi lại theo khuyến cáo của cơ quan công an.