Xôn xao hòn đá kỳ lạ mọc hoa tuyết ở TP HCM

Hòn đá kỳ lạ nở ra bông hoa tuyết trắng muốt trên một khe nứt tự nhiên, tựa như những hoa tuyết nơi miền bắc cực.

Trên một khe nứt tự nhiên của hòn đá kỳ lạ màu xanh đen trên đã mọc ra một cụm hoa màu trắng muốt, tựa như những hoa tuyết nơi miền bắc cực.
Sợi hoa mảnh mai, sắc nhọn, mọc tua tủa ra ngoài và có chiều dài khoảng 5 – 8cm. Hiện chưa ai xác định được cấu tạo của những cánh hoa trên là thực vật, bằng đá, hay nhuyễn thể…
Chủ nhân của hòn đá mọc hoa trên là vợ chồng bà Nguyễn Phương Hằng – ngụ A1-01 khu biệt thự Nguyễn Hữu Cảnh, P.22, Q.Bình Thạnh, TP.HCM.
Xon xao hon da ky la moc hoa tuyet o TP HCM
 Chủ nhân bên hòn đá nở hoa kỳ lạ.
Xon xao hon da ky la moc hoa tuyet o TP HCM-Hinh-2
Không tiết lộ cụ thể nguồn gốc, xuất xứ của hòn đá có từ đâu, nhưng bà Hằng khẳng định: “Hòn đá nở hoa trắng độc đáo trên có từ một hang động và được vợ chồng tôi, nhờ nhân duyên mới sở hữu được. Chúng tôi xem đó là báu vật độc nhất vô nhị, không thể tính được giá trị là bao nhiêu”.
Hiện vợ chồng bà Hằng đang cho thợ thiết kế một lồng kính để đặt hòn đá vào, nhằm bảo vệ lâu dài, tránh tổn hại những cánh hoa mọc ra từ khe đá.

Những kỷ lục Guiness gây choáng nhất năm 2016

(Kiến Thức) - Sách kỷ lục Guiness 2016 trở nên dày thêm với những kỷ lục gây kinh ngạc nhất như người có bàn chân lớn nhất thế giới, thỏ lông dài nhất…

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016
Sách kỷ lục Guiness ghi danh Takahiro Ikeda, 21 tuổi đến từ Tokyo, Nhật Bản với kỷ lục xoay xe đạp BMX nhiều vòng nhất trong 1 phút, anh chàng xoay được 83 vòng xe đạp trong 1 phút. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-2
Bertie, chú rùa chạy nhanh nhất thế giới. Chú rùa Bertie (một chú rùa da báo sống tại thung lũng Adventure, Dunham, Anh) chạy được 0,28 m/giây, lập kỷ lục Guinness mới của thế giới và được mệnh danh là Usain Bolt của loài rùa. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-3
 Cặp vợ chồng cao nhất thế giới. Hiện anh Sun Mingming và vợ Xu Yan là cặp vợ chồng cao nhất thế giới với tổng chiều cao 4,23 m. Họ vừa ghi danh vào sách kỷ lục Guiness 2016, anh Sun cao 2,36 m, trong khi Xu cao 1,87 m. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-4
Chú chó Purin, 9 tuổi đến từ Nhật Bản phá vỡ kỷ lục trước đó của chính mình, lập kỷ lục bắt được 14 trái bóng bằng hai chân trước trong thời gian 1 phút. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-5
Chú chó được ghi danh sách kỷ lục Guiness 2016. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-6
Kỷ lục chiếc xe đẩy hot dog lớn nhất thế giới với chiều rộng 2,81 m, dài 7,06 m, và cao 3,72 m. Chiếc xe to gấp 1,5 lần một buồng điện thoại và thuộc sở hữu của anh chàng Marcus, 44 tuổi. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-7
 Kỷ lục người có dái tai lớn nhất thế giới thuộc về anh Kalawelo Kaiwi, người Mỹ, với kích thước 10,5 cm.

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-8
 Chú bò có sừng dài nhất thế giới. Kỷ lục thuộc về chú bò đực có tên Lazy J's Bluegrass với sừng dài 293,8 cm thuộc trang trại Arrowhead ở Oklahoma, Mỹ. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-9
Người có bàn chân lớn nhất thế giới là anh Jeison Orlando Rodriguez Hernandez, 20 tuổi đến từ Venezuela, xác lập kỷ lục Guiness với chiều dài bàn chân đo được 40.1cm đối với chân phải và 39,6m với chân trái. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-10
Kỷ lục chạy 100 m nhanh nhất bằng giày trượt tuyết ghi danh Andre Ortolf, 21 tuổi, người Đức với thành tích là 17,65 giây. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-11
Chú thỏ có lông dài nhất thế giới là chú thỏ Angora, 2 tuổi có tên gọi Franchesca đến từ California, Mỹ giành kỷ lục với chiều dài 36,5m. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-12
Anh chàng Andre Ortolf, 21 tuổi, người Đức, giữ thêm kỷ lục thổi một hạt đậu với khoảng cách xa nhất, 7,51 m. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-13
 Chiếc bút bi dài và nặng nhất thế giới của Acharya Makunuri Srinivasa (áo tím), 56 tuổi, được ghi danh sách kỷ lục Guinness 2016 với chiều dài 5,5 m và nặng 37,23 kg.

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-14
Olga Liashchuk, người dùng đùi kẹp nát dưa hấu trong thời gian ngắn nhất, lập kỷ lục với thời gian 14 giây kẹp nát ba quả dưa hấu lớn. 

Nhung ky luc Guiness gay choang nhat nam 2016-Hinh-15
Kỷ lục người có nhiều răng nhất thuộc về Vijay Kumar, 27 tuổi, đến từ Ấn Độ. Người đàn ông này có tổng cộng 37 chiếc răng.

Chết khiếp những căn bệnh bí ẩn ở động vật hoang dã

(Kiến Thức) - Dù nghiên cứu nhiều năm, các nhà khoa học vẫn chưa tìm ra lời giải đáp cho những căn bệnh bí ẩn ở động vật hoang dã này.

Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da
 Một trong những căn bệnh bí ẩn ở động vật hoang dã đáng sợ nhất là hội chứng mũi trắng ở loài dơi.Trong một thập kỷ qua, hội chứng mũi trắng đã giết chết khoảng 5,7 triệu con dơi trên hầu khắp tiểu bang ở Bắc Mỹ. Nguyên nhân là do một loài nấm ký sinh trên mũi, miệng và cánh của dơi khi chúng bước vào thời kỳ ngủ đông. Các loại nấm này gây ra tình trạng mất nước, loài dơi phải thức dậy nhiều trong lúc ngủ đông. Do vậy, chất béo dự trữ của dơi không đủ để chúng tồn tại qua thời kỳ ngủ đông.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-2
 Dơi đóng một vai trò sinh thái quan trọng trong việc bảo vệ mùa màng cũng như kiểm soát các loài côn trùng có thể lan bệnh cho người. Vì vậy, việc dơi chết hàng loạt là vấn đề đáng báo động. Nhiều năm qua, các nhà khoa học vẫn đang đi tìm giải pháp để ngăn chặn sự lây lan nhanh chóng của căn bệnh này.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-3
 Bệnh nấm ở loài rắn. SFD là một bệnh nhiễm nấm trên các loài rắn hoang dã ở miền Đông và miền Tây nước Mỹ. Điều không may là căn bệnh này đã lây sang cả loài rắn chuông quý hiếm. Các nhà nghiên cứu lo ngại rằng căn bệnh này có thể gây ra sự suy giảm quần thể rắn. Loài nấm gây bệnh này tồn tại bằng cách ăn chất sừng có trong móng tay của con người, sừng tê giác và vảy rắn. Loài nấm này phát triển mạnh trong đất và xác động, thực vật chết. 
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-4
 Các nhà khoa học chưa tìm được lý do tại sao loài nấm này có thể tấn công rắn khi chúng còn sống. Họ cho rằng sau thời gian ngủ đông, khả năng miễn dịch của rắn bị suy giảm. Đây chính là thời điểm thuận lợi cho nấm tấn công. Sự thay đổi khí hậu cũng khiến cho tốc độ lây lan của căn bệnh nhanh hơn. Các nhà khoa học đang chạy đua với thời gian nhằm tìm ra phương pháp chữa trị cũng như ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-5
 Bệnh Chytridiomycosis ở loài ếch. Chytridiomycosis, hay Chytrid, có thể xem là một căn bệnh tồi tệ nhất trong lịch sử của loài ếch hàng thập kỷ qua. Căn bệnh này không chỉ làm sụt giảm một lượng đáng kể trong quần thể ếch mà còn có thể gây nguy cơ tuyệt chủng cho một số loài ếch vài thập kỷ gần đây.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-6
 Bệnh truyền nhiễm này là do loài nấm lưỡng cư Chytrid gây ra. Loài nấm này tấn công vào da và làm giảm khả năng hấp thụ khí oxy qua da của ếch. Điều bí ẩn đằng sau căn bệnh là nó có thể xảy ra ở khắp mọi nơi và đặc biệt có thể tiêu diệt một cộng đồng ếch chỉ trong vài tháng. Đến nay các nhà khoa học vẫn chưa biết nó di chuyển như thế nào, cũng như chưa tìm ra phương pháp để ngăn chặn sự xuất hiện của nó.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-7
 Hội chứng suy nhược ở sao biển. Hội chứng suy nhược ở sao biển xuất hiện từ những năm 1970 nhưng nó thực sự bùng phát mạnh mẽ vào đầu năm 2013. Các nhà khoa học vô cùng ngạc nhiên vì căn bệnh lây lan một cách khá nhanh. Căn bệnh xuất hiện trên 19 loài sao biển dọc theo bờ biển Thái Bình Dương từ Mexico tới Alaska.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-8
 Hội chứng suy nhược lây qua tiếp xúc bên ngoài, sau đó tấn công vào hệ miễn dịch. Những con sao biển bị nhiễm khuẩn dẫn đến tổn thương và cái chết có thể xuất hiện trong vòng một ngày khi các vết thương xuất hiện. Cho đến nay các nhà khoa học vẫn đang trên con đường tìm kiếm giải pháp ngăn chặn để bảo vệ thế hệ tương lai của loài động vật sinh thái quan trọng này.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-9
 Ung thư mặt ở loài thú mặt quỷ Tasmanian. Căn bệnh ung thư mặt làm suy giảm 1/10 dân số thú mặt quỷ Tasmanian trong suốt 20 năm qua. Căn bệnh ung thư hình thành các khối u trên mặt và cổ của quỷ Tasmanian khiến việc ăn uống gặp nhiều khó khăn và thường sẽ tử vong trong vòng vài tháng sau khi bệnh xuất hiện. 
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-10
 Điều đặc biệt là căn bệnh này có khả năng lây truyền khá nhanh qua tiếp xúc thân thể. Trong khi các nhà nghiên cứu ra sức tìm ra nguyên nhân của căn bệnh thì các nhà bảo tồn cũng nỗ lực để bảo vệ sự tồn tại của loài thú mặt quỷ Tasmanian.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-11
 Xuất huyết nhiễm trùng ở loài linh dương Saiga. Đây là kết quả nghiên cứu sơ bộ của các nhà khoa học đang cố gắng tìm ra nguyên nhân dẫn đến cái chết của hơn 100 nghìn con linh dương Saiga hồi đầu năm nay. Lúc đầu các nhà khoa học cho rằng nguyên nhân dẫn đến cái chết của loài Saiga là tụ huyết trùng.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-12
 Tuy nhiên, theo nghiên cứu sơ bộ tại phòng thí nghiệm ở Anh và Đức thì nguyên nhân là nhiễm trùng huyết do huyết, trùng, một loài vi khuẩn lây lan chủ yếu qua đường tiêu hóa, thức ăn hoặc qua đường hô hấp. Các nhà khoa học vẫn đang nỗ lực tìm ra nguyên nhân chính xác và quan trọng hơn là để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh bí hiểm gây ra hiện tượng chết hàng loạt với quy mô lớn ở loài linh dương Saiga này.
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-13
 Rối loạn sụt giảm bầy đàn ở ong (CCD). Trong thập kỷ qua, hàng tỷ con ong đã bị mất vì chứng CCD. Giới khoa học từng đưa ra nhiều giả thuyết khác nhau về nguyên nhân chứng CCD. Có thể là suy giảm nguồn dinh dưỡng cho tới phơi nhiễm thuốc trừ sâu, tiếp xúc với các thực vật biến đổi gen hay một loài nấm kí sinh mang tên Nosema ceranae
Chet khiep nhung can benh bi an o dong vat hoang da-Hinh-14
Ong đóng vai trò quan trọng trong việc thụ phấn cho các loài thực vật. Hiện tượng suy giảm loài ong đe dọa nghiêm trọng đến vấn đề lương thực của mỗi quốc gia. Tuy nhiên, cho đến nay, nguyên nhân chính xác gây ra chứng CCD ở loài ong vẫn còn là điều bí ẩn.