Xoài biến thành độc dược nếu phạm phải những sai lầm này

Quả xoài có nhiều công dụng trong cải thiện trí nhớ, chăm sóc mắt, giảm huyết áp, tốt cho bệnh nhân đái tháo đường, chống ung thư. Nhưng nếu ăn xoài không đúng cách hoặc với một số người mắc bệnh, ăn xoài lại có thể gây độc cho cơ thể.

Tác dụng của quả xoài đối với sức khỏe:
Tăng cường thị lực: Xoài giàu vitamin A, rất quan trọng cho sức khỏe đôi mắt. Ngoài ra, các chất chống oxy hóa zeaxanthin và lutein trong xoài giúp bảo vệ mắt khỏi các sóng ánh sáng năng lượng cao như tia cực tím của ánh sáng mặt trời.
Bảo vệ tim mạch: Một khẩu phần xoài nhỏ có thể cung cấp 3 g chất xơ, giúp giảm đáng kể nguy cơ phát triển bệnh tim. Theo nhiều nghiên cứu, cứ 7 g chất xơ bạn ăn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch tới 9%.
Xoai bien thanh doc duoc neu pham phai nhung sai lam nay
Ảnh minh họa: Internet 
Hỗ trợ tiêu hóa: Nguồn chất xơ trong xoài cũng giúp hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa táo bón. Các enzyme có lợi được sử dụng để chữa kiết lị, nhiễm trùng đường tiết niệu.
Cải thiện trí nhớ: Xoài chứa vitamin B6, giúp kích thích não bộ và duy trì chức năng của bộ nhớ, đồng thời thúc đẩy nhận thức, cải thiện trí nhớ và sự tập trung, ngăn ngừa bệnh Alzheimer.
Phòng chống ung thư: Xoài cũng chứa pectin hòa tan giúp ngăn ngừa tế bào ung thư hình thành. Vitamin C giúp bảo vệ các tế bào khỏi tác hại của gốc tự do và làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư.
Giảm cholesterol: Hàm lượng pectin và vitamin C cao có trong quả xoài giúp làm giảm mức cholesterol trong cơ thể, đặc biệt là LDL cholesterol xấu. Chất xơ cũng làm tăng độ mềm của phân, giúp thải cholesterol theo phân ra ngoài. Những người nhiều cholesterol thường kèm táo bón. Quả xoài vừa giải quyết được táo bón, vừa giảm được cholesterol, rất đáng cho người cao cholesterol và táo bón quan tâm. 
Tốt cho bệnh nhân đái tháo đường: Lá xoài có tác dụng làm bình thường hóa nồng độ insulin trong máu. Theo các chuyên gia dinh dưỡng Ấn Độ, đối với những người bị bệnh đái tháo đường, chỉ cần đun sôi 5 - 6 lá quả xoài trong nước khoảng 15 phút, ngâm qua đêm và uống nước sắc lọc từ nước nấu lá quả xoài này vào buổi sáng. Cách này giúp điều hòa hàm lượng insulin. Ngoài ra, quả xoài có chỉ số đường huyết thấp (41 - 60) vì thế ăn nhiều một chút cũng không làm tăng lượng đường trong máu.
Làm giảm huyết áp: Quả xoài có hàm lượng kali cao, vì vậy mà nó có thể điều chỉnh huyết áp. Do đó, ăn quả xoài thường xuyên là cách để giảm huyết áp mà không phải lo lắng đến tác dụng phụ.
Tốt cho gan: Quả xoài giàu chất sắt và giúp gan duy trì sự khỏe mạnh, góp phần ngăn cản rối loạn gan vì nó tăng tốc tiết acid mật và làm sạch nhiễm khuẩn ruột.
Bổ sung chất sắt: Theo các nghiên cứu, quả xoài chứa lượng chất sắt gấp 3 lần so với những hoa quả khác cho nên nó là giải pháp tự nhiên cho những người bị thiếu máu, đặc biệt là thiếu máu do thiếu sắt. Vitamin C có trong quả xoài giúp tăng cường hấp thụ sắt. Phụ nữ mãn kinh ăn quả xoài sẽ giúp tăng lượng chất sắt và canxi cùng một lúc. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên phụ nữ mang thai và những người thiếu máu nên ăn quả xoài thường xuyên, giúp tăng hemoglobin trong máu, đây là chất giúp giữ sắt trong máu. Việc bổ sung sắt cho thai phụ là điều thiết yếu cho cả người mẹ lẫn thai nhi. 
Kích thích ham muốn “yêu”: Được gọi là “trái cây tình yêu”, xoài là nguồn cung cấp vitamin E dồi dào. Dưỡng chất này giúp cân bằng hormone tình dục, tăng ham muốn “yêu” và cải thiện khả năng sinh sản ở nam giới.
Làm đẹp da: Vitamin C trong xoài hỗ trợ sản xuất collagen, giúp da săn chắc, trẻ trung hơn. Các chất oxy hóa như zeaxanthin, lutein giúp bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV, làm giảm tổn thương da từ ánh nắng mặt trời.
Những người không nên ăn xoài:
Người mắc bệnh ngoài da: Xoài có vị nóng khi ăn nhiều dễ gây nóng trong nổi mụn nhọt cho cơ thể. Trong Trung y, cho rằng sự suy giảm chức năng của tỳ khiến cho da nổi mụn.
Vì vậy, nếu bạn đang có mụn nhọt hoặc đang nóng trong người thì không nên ăn xoài. Bên cạnh đó, nếu bạn đang mắc bệnh mẩn ngứa, vết thương lở loét, mưng mủ cũng không thể ăn xoài kẻo bệnh tình thêm nặng hơn.
Người đang đói bụng: Khi bạn đang đói bụng không nên ăn xoài dù là xoài chín hay xoài xanh đều có vị chua và có hàm lượng axit khá là cao. Nếu bạn ăn trong lúc bụng trống rỗng có thẻ gây nên kích thích dạ dày làm tăng dịch vị và nguy cơ mắc bệnh đường ruột gây viêm loét dạ dày tá tràng.
Người mắc bệnh hen suyễn: Trong thành phần dinh dưỡng của quả xoài có tính bình và chứa thành phần gây dị ứng cho cơ thể của bạn. Với những người mắc bệnh hen suyễn không nên ăn xoài vì nó có thể gây dị ứng khiến cho bạn khó thở, bệnh tính tăng nặng gây nguy hiểm cho tính mạng.
Người bị tiểu đường, thừa cân: Trong thành phần dinh dưỡng của xoài chứa nhiều đường, vitamin và khoáng chất cao. Nếu bạn ăn quá nhiều sẽ gây béo phì, thừa cân, đái tháo đường v.v…Vì vậy, xoài không phải là một thực phẩm tốt nếu bạn đang muốn giảm cân loại bỏ mỡ thừa.
Trong thành phần dinh dưỡng của quả xoài có tính bình và chứa thành phần gây dị ứng cho cơ thể của bạn. Với những người mắc bệnh hen suyễn không nên ăn xoài vì nó có thể gây dị ứng khiến cho bạn khó thở, bệnh tính tăng nặng gây nguy hiểm cho tính mạng.
Người bị bệnh thận: Nếu bạn đang mắc bệnh mạn tính về thận thì không nên ăn nhiều xoài, bởi xoài có hại cho thận. Khi bạn ăn xoài do chứa nhiều đường, khoáng chất sẽ gây áp lực đôi với thận khiến bệnh tình càng trở nên tăng nặng.
Tác dụng phụ khi ăn quá nhiều xoài
Tăng đường huyết: Theo Ifood, xoài chứa nhiều đường, vì vậy nếu ăn quá nhiều có thể làm tăng lượng đường trong máu. Những người bị bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn xoài để kiểm soát bệnh.
Bệnh tiêu chảy: Một khẩu phần xoài chứa 3 g chất xơ, tiêu thụ nhiều chất xơ là nguyên nhân chính gây tiêu chảy. Do vậy, ăn quá nhiều xoài cũng không tốt.
Phản ứng dị ứng: Có một số phản ứng dị ứng sau khi ăn xoài thường xuất hiện ở những người nhạy cảm với trái cây. Các triệu chứng thường khác nhau, có thể là chảy nước mắt, nước mũi, khó thở, đau bụng, hắt hơi, thậm chí có thể gây sốc phản vệ.
Viêm da tiếp xúc: Trong quả xoài có chứa một hóa chất gọi là urushiol, gây viêm da tiếp xúc đối với một số người nhạy cảm với chất này. Khi đó, da của họ dễ bị ngứa, viêm, bong tróc và phồng rộp.

Hai cách tự làm kem xoài thơm ngon tại nhà

Một ly kem xoài dù là vào mùa hè nóng bức hay vào mùa đông lạnh giá cũng thật là hấp dẫn. Hãy khởi động một chút với cách làm kem xoài cực đơn giản nào.

Cách làm kem xoài thứ nhất:

Nữ sinh 16 tuổi bị ung thư xương: Dấu hiệu nhận biết bất ngờ

(Kiến Thức) - Chỉ là những cơn đau âm ỉ vùng quanh đầu gối trái, không sốt – không sút cân, ăn uống và sinh hoạt bình thường… nên nữ sinh 16 tuổi Lương Thị Trúc U. ở Hữu Lũng, Lạng Sơn rất sốc khi bác sĩ thông báo em bị ung thư xương.

Theo gia đình bệnh nhân, đầu tháng 10 vừa qua, các cơn đau ở đầu gối trái của nữ sinh U không còn ngắt quãng và âm ỉ nữa mà chuyển sang đau dữ dội cả ngày lẫn đêm, không thể chịu nổi nữa, gia đình mới đưa em đi khám tại bệnh viện huyện.
Nu sinh 16 tuoi bi ung thu xuong: Dau hieu nhan biet bat ngo
Ảnh minh họa. 

Qua quá trình thăm khám và chụp xquang, phát hiện một khối bất thường ở đầu dưới xương đùi trái, bệnh viện huyện đã chuyển Trúc U. xuống bệnh viện Đại Học Y Hà Nội để khám và làm các xét nghiệm chẩn đoán thêm.

Tại Bệnh viện Đại học Y Hà Nội, PGS.TS Trần Trung Dũng – Giảng viên trường Đại học Y Hà Nội, đã trực tiếp khám cho U. và phát hiện khối bất thường kích thước 6cm x 8cm ở phần sau đầu dưới xương đùi trái.

Nhận thấy đây là khối u ác tính nguy hiểm nên PGS.TS Trần Trung Dũng đã chuyển nữ sinh sang Bệnh viện K Tân Triều để phối hợp với các bác sĩ ở đấy điều trị bệnh lý ung thư xương đùi cho bệnh nhân.

Ung thư xương được cho là bệnh hiếm gặp trong các loại ung thư, nhưng ngày nay tỷ lệ mắc bệnh này đang ngày một tăng lên, khiến bác sĩ phải lên tiếng cảnh báo.

Dấu hiệu của bệnh ung thư xương

Nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh ung thư xương là do rối loạn di truyền liên quan đến quá trình phân bào có gen biến dị. Trẻ em đang ở độ tuổi phát triển xương là đối tượng chính của bệnh. Hầu hết là những đứa trẻ ở độ tuổi từ 12 đến 20 tuổi.

Bệnh ung thư xương bao gồm 3 cấp độ: nhẹ, trung bình và nặng. Ở mỗi giai đoạn sẽ có những dấu hiệu và biểu hiện bệnh khác nhau. Thường ở giai đoạn đầu, bệnh nhân sẽ khó phát hiện ra bệnh, vì các triệu chứng đều biểu hiện mờ nhạt, không rõ ràng. Ở cấp độ nặng, các triệu chứng sẽ bộc lộ rõ rệt hơn, và người bệnh có thể dễ dàng nhận thấy. Các triệu chứng này bao gồm:

Nu sinh 16 tuoi bi ung thu xuong: Dau hieu nhan biet bat ngo-Hinh-2
Ảnh minh họa.