Xoa dịu đồng minh, Mỹ cam kết tiếp tục hiện diện quân sự tại Syria

Thông báo đưa ra trong bối cảnh, Mỹ, cùng các đồng minh Arab và người Kurd chuẩn bị tuyên bố về một chiến thắng hoàn toàn trước nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria.

Trong một bước đi được xem là nhằm xoa dịu các đồng minh, Chính phủ Mỹ ngày 21/2 cho biết sẽ tiếp tục duy trì sự hiện diện quân sự tại Syria. Quyết định đưa ra sau cuộc điện đàm giữa Tổng thống Donald Trump và Người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan.
Theo Người phát ngôn Nhà Trắng Sarah Sander, một nhóm nhỏ lực lượng gìn giữ hòa bình khoảng 200 người sẽ vẫn ở lại trong một thời gian nữa sau khi Mỹ rút quân khỏi Syria. Tuy nhiên, vấn đề số binh sĩ này sẽ ở lại trong thời gian bao lâu và được triển khai tại khu vực nào lại không hề được nhắc đến. Ước tính, Mỹ hiện triển khai khoảng 2.000 quân tại Syria và theo các nguồn tin, tiến trình rút quân dự kiến sẽ bắt đầu trong vài tuần tới.
Xoa diu dong minh, My cam ket tiep tuc hien dien quan su tai Syria
 Mỹ sẽ vẫn duy trì khoảng 200 binh sỹ làm nhiệm vụ gìn giữ hòa bình sau khi rút khỏi Syria. Ảnh: Axios
Thông báo đưa ra trong bối cảnh, Mỹ, cùng các đồng minh Ả Rập và người Kurd chuẩn bị tuyên bố về một chiến thắng hoàn toàn trước nhóm khủng bố Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) tại Syria.
Theo Tổng thống Donald Trump, Mỹ và các đồng minh đã chiến thắng trước IS và đã đến lúc phải trở về: “Như tôi đã nói trong Thông điệp liên bang, quân đội Mỹ, cùng với các đối tác trong liên minh của chúng tôi và Các Lực lượng Dân chủ Syria đã giải phóng gần như toàn bộ những vùng lãnh thổ bị IS chiếm giữ trước đây ở Syria và Iraq. Chúng tôi sẽ chính thức công bố chiến thắng một khi giành lại được 100% những vùng lãnh thổ trong vương quốc tự xưng của IS”.
Tuy nhiên, quan điểm này của Mỹ lại không nhận được sự đồng tình của các đồng minh phương Tây. Các nước châu Âu đã ngay lập tức chỉ trích quyết định của Mỹ, cho rằng Mỹ đã tự ý hành động mà không có sự tham vấn hay phối hợp từ trước. Thủ tướng Đức Angela Merkel đã đặt câu hỏi: Một quyết định rút quân bất ngờ và chóng vánh khỏi Syria liệu có phải là một quyết định đúng đắn đối với người Mỹ? Nhà lãnh đạo Đức đồng thời cho rằng, điều này chỉ góp phần dọn đường cho Nga và Iran gia tăng ảnh hưởng tại khu vực.
Không chỉ Đức, mà Pháp một đồng minh quan trọng khác cũng phản đối mạnh mẽ lập trường này của Mỹ.
Ngoại trưởng Pháp Jean Yves Le Drian nói: “IS đã bị đánh đuổi ra khỏi những vùng lãnh thổ cuối cùng mà chúng còn chiếm giữ. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là IS đã bị tiêu diệt hoàn toàn và chúng có thể rút về hoạt động bí mật. Hiện tại hòa bình lãnh thổ đã đạt được, song cuộc chiến của chúng ta vẫn phải được tiếp tục”.
Trên thực tế, việc Tổng thống Donald Trump bất ngờ thông báo quyết định rút quân Mỹ khỏi Syria không chỉ khiến các đồng minh phương Tây trong liên quân quốc tế chống IS hoang mang, mà còn đặt dấu hỏi lớn cho số phận của liên minh giữa các tay súng người Kurd và Arab vốn được Mỹ ủng hộ để tham gia cuộc chiến chống IS.
Chính vì thế, cùng với tuyên bố rút quân, thời gian qua, chính quyền Mỹ cũng triển khai nhiều bước đi nhằm trấn an các đồng minh như cam kết tiếp tục theo đuổi các chiến dịch chống khủng bố, kêu gọi “một lực lượng quan sát viên” tại Đông Bắc Syria nhằm đảm bảo an ninh của các đồng minh người Kurd hay thiết lập vùng an toàn dọc biên giới Thổ Nhĩ Kỳ – Syria...
Tuy nhiên, theo các nhà phân tích, với con số ít ỏi 200 binh sĩ, Mỹ sẽ khó có thể làm hài lòng các đồng minh, các đối tác quan trọng trong cuộc chiến chống khủng bố.

Sự thật về đại dịch "xác sống" hoành hành nước Mỹ, có thể lây sang người

Căn bệnh “hươu zombie” có các triệu chứng giống xác sống và luôn khiến con vật bị nhiễm tử vong.

Hai tuần trước, một chuyên gia về bệnh truyền nhiễm ở Mỹ đã gióng lên hồi chuông cảnh báo về một căn bệnh được tìm thấy ở hươu nai có thể ảnh hưởng đến con người.

Hãi hùng cuộc sống thị trấn “ngập” trong 19.000 tấn rác thải nhựa

(Kiến Thức) - Thị trấn Jenjarom của Malaysia hiện giờ không khác gì bãi rác khổng lồ chứa gần 19 nghìn tấn nhựa phế thải. Tình trạng ô nhiễm nghiêm trọng tại thị trấn này đang đe dọa sức khỏe của người dân địa phương.

Hai hung cuoc song thi tran “ngap” trong 19.000 tan rac thai nhua
Theo Business Insider, kể từ khi Trung Quốc cấm nhập khẩu nhựa phế thải vào năm 2017, Malaysia trở thành một trong những quốc gia nhập khẩu nhựa lớn nhất thế giới. (Nguồn ảnh: Business Insider) 

Hai hung cuoc song thi tran “ngap” trong 19.000 tan rac thai nhua-Hinh-2
 Theo Greenpeace, từ tháng 1 đến tháng 6/2018, Malaysia nhập khẩu hơn 830 nghìn tấn nhựa phế thải. Trong đó, Jenjarom, thị trấn nhỏ với 30 nghìn dân ở quận Kuala Langat, bang Selangor, đang "chìm ngập" trong gần 19 nghìn tấn rác thải nhựa.

Hai hung cuoc song thi tran “ngap” trong 19.000 tan rac thai nhua-Hinh-3
Nhận thấy có thể kiếm lời từ ngành công nghiệp nhựa đang phát triển của Malaysia, người ta đã thành lập nhiều nhà máy tái chế nhựa bất hợp pháp trên khắp thị trấn Jenjarom. 

Hai hung cuoc song thi tran “ngap” trong 19.000 tan rac thai nhua-Hinh-4
 Thay vì chuyển số nhựa không thể tái chế cho các trung tâm xử lý chất thải, những nhà máy tái chế trái phép này đã cắt giảm chi phí bằng cách đốt số nhựa phế thải đó, tạo ra làn khói độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ người dân địa phương.

Hai hung cuoc song thi tran “ngap” trong 19.000 tan rac thai nhua-Hinh-5
 Cư dân Jenjarom cho biết họ bắt đầu gặp những vấn đề về sức khoẻ như phát ban và ho từ khi số nhựa phế thải này đổ về thị trấn.

Hai hung cuoc song thi tran “ngap” trong 19.000 tan rac thai nhua-Hinh-6
 Một bãi đất gần đồn điền dầu cọ ở Jenjarom chứa tới 4.400 tấn chất thải.

Hai hung cuoc song thi tran “ngap” trong 19.000 tan rac thai nhua-Hinh-7
 Không chỉ tại Jenjarom, nhiều khu vực khác ở Malaysia cũng đối diện với tình trạng tương tự.

Hai hung cuoc song thi tran “ngap” trong 19.000 tan rac thai nhua-Hinh-8
 Hồi tháng 7/2018, chính quyền Malaysia thanh tra 114 nhà máy tái chế nhựa được cấp phép thì chỉ có 8 nhà máy đáp ứng yêu cầu. Được biết, giới chức Malaysia đã đình chỉ giấy phép của toàn bộ 114 nhà máy trong 3 tháng và yêu cầu họ phải áp dụng lại theo các tiêu chuẩn một cách chặt chẽ hơn.