Xin nộp 2000 tỷ để lấy lại khu đất sân vận động Chi Lăng

(Kiến Thức) - Vợ của bị cáo Phạm Công Danh vừa nộp đơn gửi cơ quan chức năng xin được nộp 2.000 tỷ đồng cho Ngân hàng Xây Dựng nhằm lấy lại các khu đất tại sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng).

Theo thông tin trên báo Tiền Phong, bà Quách Kim Chi, vợ của bị cáo Phạm Công Danh (SN 1965, nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng) vừa có đơn gửi các cơ quan tố tụng trung ương về việc thi hành án dân sự trong vụ án của chồng mình.
Trước đó, tháng 1/2017, ông Danh bị TAND Cấp cao tại TP. HCM tuyên phạt 30 năm tù về các tội Cố ý làm trái quy định về quản lý kinh tế của Nhà nước gây hậu quả nghiêm trọng và Vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng.
Xin nop 2000 ty de lay lai khu dat san van dong Chi Lang
Bị cáo Phạm Công Danh tại tòa án Hà Nội.  
Bà Chi cho rằng, bản án phúc thẩm trên quyết định trách nhiệm dân sự của ông Danh, trách nhiệm liên đới của tập đoàn Thiên Thanh (tập đoàn của ông Danh) và của chính bà.
Trong đơn, Bà Chi nêu rõ, tòa đã quyết định giải tỏa kê biên nhiều khu đất, giao lại cho ngân hàng Sacombank xử lý. Tuy nhiên, các tài sản này được thế chấp cho các hợp đồng cấp tín dụng nhằm mục đích phục vụ các giao dịch khác đang được điều tra, xử lý ở giai đoạn 2 của “đại án” Ngân hàng Xây Dựng.
Vì vậy, bà Chi cho rằng vợ chồng mình có khả năng khắc phục hậu quả số tiền 6.577 tỷ đồng theo như án sơ thẩm. Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng cũng xác định giá trị tài sản thu hồi trong vụ án giai đoạn 1 lên tới 72%.
Bà Chi tính toán, nếu đối chiếu với các khoản bị coi là thiệt hại của 2 giai đoạn vụ án còn lại là 3.880 tỷ đồng thì nếu thu hồi đầy đủ, sau khi khắc phục toàn bộ vẫn thừa số tiền 2.252 tỷ đồng.
Với số tiền này, bà Chi và ông Danh xin được trả cho Ngân hàng Xây Dựng để nhận lại tài sản là 10 Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tại khu vực sân vận động Chi Lăng (Đà Nẵng).
Với hơn 18.000 tỷ đồng rút trái phép từ ngân hàng, gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng, không chỉ là tiền, vụ án Phạm Công Danh ảnh hưởng xấu đến nhiều mặt kinh tế xã hội. Vụ án này có thể được coi là vụ án lớn nhất trong lịch sử tố tụng cho đến nay, được dư luận đặc biệt quan tâm.
Ngoài vụ án tại Ngân hàng Xây Dựng, ông Phạm Công Danh đang là bị cáo trong vụ thất thoát 2.000 tỷ đồng tại Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank). Ngày mai (29/9), TAND TP Hà Nội sẽ tuyên bản án sơ thẩm trong về “đại án” này.

Lật lại hoạt động Tập đoàn Thiên Thanh thời Phạm Công Danh làm chủ

(Kiến Thức) - Sau khi bị bắt cái tên Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh đang trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.

Cuối tháng 7, đầu tháng 8/2014, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an công bố quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can và bắt tạm giam bị can đối với ông Phạm Công Danh (sinh 1965, tại Quảng Ngãi), Chủ tịch Hội đồng thành viên Công ty trách nhiệm hữu hạn Tập đoàn Thiên Thanh và là nguyên chủ tịch HĐQT của Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB) cùng một số đồng phạm khác. Ngay sau sự kiện này cái tên Phạm Công Danh và Tập đoàn Thiên Thanh chuyên kinh doanh trong lĩnh vực vật liệu xây dựng và BĐS trở thành tâm điểm chú ý của dư luận.
Dưới thời ông Danh nắm quyền, Tập đoàn Thiên Thanh có nhiều hoạt động đáng chú ý.
Dưới thời ông Danh nắm quyền, Tập đoàn Thiên Thanh có nhiều hoạt động đáng chú ý. 

Sau 9.000 tỉ, Phạm Công Danh lại gây thiệt hại 6.000 tỉ

Cơ quan điều tra vừa đề nghị truy tố Phạm Công Danh và 23 đồng phạm về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng.

Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) vừa đề nghị truy tố Phạm Công Danh (nguyên Chủ tịch Ngân hàng Xây Dựng – VNCB, nguyên Tổng giám đốc Tập đoàn Thiên Thanh) và 23 đồng phạm về hành vi cố ý làm trái gây hậu quả nghiêm trọng (còn gọi là giai đoạn 2 vụ án Phạm Công Danh).

Theo kết luận điều tra vừa mới hoàn tất, việc vi phạm quy định về cho vay, cố ý làm trái xảy ra tại bốn ngân hàng gồm: Ngân hàng TMCP Sài Gòn Thương Tín (Sacombank), Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TP Bank), Ngân hàng TMCP đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) và Ngân hàng TMCP Xây dựng Việt Nam (VNCB).