Xét xử vụ Đinh La Thăng: Nguyễn Xuân Sơn bất ngờ rút kháng cáo

(Kiến Thức) - Bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Phó TGĐ PVN chỉ xin kháng cáo với tư cách người có liên quan. Trước đó, tại phiên sơ thẩm, ông này bị tuyên phạt 15 tháng tù, buộc bồi thường 15 tỷ đồng.

Mở đầu phiên xử phúc thẩm bị cáo Đinh La Thăng – nguyên Chủ tịch HĐTV/HĐQT Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cùng đồng phạm trong vụ án PVN thất thoát 800 tỷ trong thương vụ góp vốn vào Ngân hàng Đại Dương (OceanBank) sáng nay, điều bất ngờ đã xảy ra khi bị cáo Nguyễn Xuân Sơn bất ngờ xin rút toàn bộ nội dung kháng cáo hình sự và dân sự.
Tại Tòa, bị cáo Nguyễn Xuân Sơn – nguyên Phó TGĐ PVN chỉ xin kháng cáo với tư cách người có liên quan. Luật sư của ông Sơn có đơn xin không bào chữa cho bị cáo, ông Sơn đồng ý với việc tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Bị cáo Đinh La Thăng. Nguồn ảnh: TTXVN
 Bị cáo Đinh La Thăng. Nguồn ảnh: TTXVN

Theo bản án sơ thẩm, trước khi được bổ nhiệm giữ chức vụ Phó TGĐ PVN, Nguyễn Xuân Sơn được bổ nhiệm giữ chức vụ TGĐ Oceanbank nên bị cáo biết rõ năng lực kinh doanh và tình trạng thua lỗ, yếu kém của Oceanbank mà vẫn đề xuất PVN góp vốn vào Oceanbank.
Ông Sơn cũng biết việc đầu tư ra ngoài công ty mẹ trong lĩnh vực ngân hàng phải báo cáo Chính phủ và phải trình Chính phủ phê duyệt chủ trương và cũng biết rõ luật Các tổ chức tín dụng năm 2010 không cho phép 1 cổ đông là tổ chức được sở hữu quá 15% vốn điều lệ của một tổ chức tín dụng mà vẫn ký văn bản đề xuất lên HĐTV ra nghị quyết góp bổ sung vốn duy trì tỷ lệ 20% vốn điều lệ tại Oceanbank và ký quyết định thực hiện việc chuyển tiền 100 tỷ đồng vượt quá tỷ lệ sở hữu 15% vốn điều lệ của Oceanbank.
HĐXX cấp sơ thẩm tuyên bị cáo Nguyễn Xuân Sơn 30 tháng tù, buộc bồi thường 15 tỷ đồng.
Ngoài ra, cũng trong phiên làm việc sáng nay, Luật sư Phan Trung Hoài – bào chữa cho ông Đinh La Thăng đề nghị HĐXX mời đại diện Văn phòng Chính phủ - nơi truyền đạt ý kiến của Thủ tướng về việc PVN góp vốn, sử dụng vốn vốn, thoái vốn đến Tòa đối chất.
Luật sư cũng đề nghị mời đại diện Bộ Công thương, đơn vị mà luật sư cho là đã có văn bản đồng ý để PVN góp vốn vào Oceanbank và đại diện NHNN chi nhánh tỉnh Hải Dương để làm rõ việc đơn vị này đã chấp thuận, trả lời PVN về việc không cần phải xin phép cơ quan chức năng trong việc góp vốn.

Câu trả lời bất ngờ của ông Thăng với luật sư về EPC 33

(Kiến Thức) - Trả lời câu hỏi luật sư trong phiên xử chiều nay, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, chỉ đến khi CQĐT làm việc thì mới biết hợp đồng EPC 33 thiếu căn cứ pháp lý.

Chiều ngày 10/1, phiên tòa xét xử sơ thẩm bị cáo Đinh La Thăng cùng 21 đồng phạm tiếp tục diễn ra với phần luật sư xét hỏi các bị cáo.
Trả lời luật sư Trần Hồng Phúc liên quan đến Dự án nhà máy Nhiệt điện Thái Bình 2, bị cáo Đinh La Thăng cho biết, khi quyết định cho PVPower là chủ đầu tư, triển khai thực hiện Dự án nhà máy nhiệt điện Thái Bình 2 là theo đúng quy định của pháp luật.

Tạm giam nguyên thượng úy CSGT nhờ giang hồ đánh chết người vi phạm

(Kiến Thức) - Thấy ông Nguyễn Văn Chín không chấp hành, cự cãi, không chịu ký vào biên bản, thượng úy CSGT đã gọi nhiều đối tượng giang hồ tới đánh dằn mặt người vi phạm giao thông tới tử vong. 

Thông tin quá trình điều tra vụ CSGT nhờ giang hồ đánh chết người, Cơ quan Cảnh sát điều tra, Công an TP HCM cho báo chí biết, đã ra quyết định tạm giam bị can Phạm Sỹ Hoài Như (SN 1980, nguyên Thượng úy CSGT - Công an quận Tân Bình, TP HCM).
Trong vụ án này, các bị can gồm; Phạm Sỹ Hoài Như, Nguyễn Minh Chung (SN 1991, ngụ quận Tân Phú), Ngô Thành Vương (SN 1996, ngụ quận Tân Bình), Trần Đức Vững (SN 1996, quê Quảng Ngãi) và Phạm Thanh Kim Hạnh (SN 1997, quê Đắk Nông) đều bị truy tố tội "Cố ý gây thương tích".