Xem pháo tự hành ASU-57 “bé con” của lính dù Liên Xô

(Kiến Thức) - Pháo tự hành ASU-57 là hỏa lực mạnh của lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô (lính dù) những năm 1950.

Hiện nay, lực lượng đổ bộ đường không Nga (lính dù Nga) được trang bị các xe chiến đấu họ BMD. Tuy nhiên, những năm 1950, BMD chưa ra đời thì phương tiện chiến đấu "con cưng" của lính dù Liên Xô là những cỗ pháo tự hành ASU-57.
ASU-57 (phiên âm tiếng Nga Aviadesantnaya Samokhodnaya Ustanovka - 57) là một mẫu pháo tự hành tấn công đổ bộ đường không, được Liên Xô thiết kế vào cuối những năm 1940, và bắt đầu được trang bị trong các đơn vị đổ bộ đường không của Hồng quân Liên Xô từ năm 1951.
Xem phao tu hanh ASU-57 “be con” cua linh du Lien Xo
 Pháo tự hành ASU-57 có kích cỡ rất nhỏ gọn.
Pháo tự hành tấn công ASU-57 khá “nhỏ con” khi chỉ dài 5m, rộng 2m và cao 1,2m, nặng 3.350kg. So với thiết kế ASU-76, ASU-57 đã được tăng chiều dày giáp lên 6mm. Do chủ yếu làm bằng hợp kim nhôm để giảm trọng lượng, nên khả năng bảo vệ kíp xe của pháo tự hành ASU-57 là khá yếu.
Động cơ của pháo tự hành là loại động cơ xăng M-20E 4 xi-lanh công suất 55 mã lực (lấy từ xe tải Gaz-M-20 Pobeda), tầm hoạt động 250km, kíp xe 3 người. Tốc độ hành tiến tối đa trên đường bộ là 45km/h, khả năng dã chiến tương đối tốt: vượt lũy cao 0,5m, hào sâu đến 1,4m.
Clip pháo tự hành ASU-57 đổ bộ đường không:

Hỏa lực của xe gồm pháo chính 57mm (cơ số đạn 30 viên) và súng máy 7,62mm. Tốc độ bắn của pháo chính đạt 6-10 phát/phút. Từ năm 1957, pháo chính Ch-51 được thay thế bằng loại pháo Ch-51M hiện đại hóa. Pháo bắn chung đạn tiêu chuẩn 57x480R với pháo chống tăng Zis-2, cũng như các đạn BR-271 và O-271U. ASU-57 cũng được trang bị đài liên lạc vô tuyến và hệ thống thông tin liên lạc nội bộ TPU-47. Các phiên bản sản xuất từ năm 1961 trở đi còn được trang bị kính ngắm ban đêm.
Vào thời điểm ra đời, ASU-57 đã đóng vai trò là hỏa lực mạnh cho lực lượng đổ bộ đường không Liên Xô. Xe có thể được thả bằng dù phản lực PP-128-500 hoặc P-7 từ máy bay vận tải. Trong biên chế mỗi sư đoàn đổ bộ đường không Liên Xô thời những năm 1950 sẽ có 54 pháo tự hành ASU-57.

Pháo tự hành diệt tăng SU-100 Việt Nam mạnh cỡ nào?

(Kiến Thức) - Pháo tự hành SU-100 có khả năng xuyên 125mm giáp thẳng góc với mặt đất ở cự ly 2km và 85mm giáp nghiêng ở cách 1,5km.

Đột nhập radar chống tên lửa Don-2N bí ẩn ở Moscow

(Kiến Thức) - Trạm radar chống tên lửa Don-2N giám sát liên tục nhằm phát hiện, phân loại, theo dõi và chỉ thị mục tiêu đánh chặn tên lửa bảo vệ Moscow.

Dot nhap radar chong ten lua Don-2N bi an o Moscow
Ý tưởng thiết kế đài radar chống tên lửa Don-2N đã được đề xuất vào cuối những năm 1960 khi Liên Xô tiến hành xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo mới (ABM). Song phải đến tháng 6/1975, Don-2N với chính thức được Viện nghiên cứu Kỹ thuật Mints đảm nhiệm phát triển để nâng cấp hệ thống ABM của Moscow.  
Dot nhap radar chong ten lua Don-2N bi an o Moscow-Hinh-2
Đến năm 1978, trạm Don-2N bắt đầu được xây dựng và đi vào hoạt động năm 1989 ở Pushkino, gần Moscow. Radar cảnh báo sớm chống tên lửa Don-2N trở thành một bộ phận tối quan trọng trong hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo A-135 bảo vệ Moscow, có khả năng bao phủ 360 độ, cung cấp cho các hệ thống đánh chặn GAZELLE và GORGON.