Xem nguyệt thực một phần tại Việt Nam đêm 7-8

Hiện tượng thiên nhiên đáng chú ý nhất năm 2017 sẽ diễn ra đêm 7-8, rạng sáng 8-8, nguyệt thực một phần.

Theo đó, những người yêu thiên văn có thể quan sát được hiện tượng nguyệt thực một phần tại Việt Nam vào đêm 7, rạng sáng 8/8. Khu vực quan sát trọn vẹn nguyệt thực một phần là phần lớn châu Á (bao gồm Việt Nam), bờ Đông châu Phi và hầu hết c. Phần còn lại của châu Á, châu Phi và toàn bộ châu Âu có thể quan sát một phần hiện tượng này.
Xem nguyet thuc mot phan tai Viet Nam dem 7-8
 
Tính theo giờ Việt Nam, hiện tượng nguyệt thực một phần sẽ diễn ra theo lịch trình cụ thể như sau: Khoảng 22h50 ngày 7/8, nguyệt thực nửa tối bắt đầu; 0h22 ngày 8/8, nguyệt thực một phần bắt đầu; đến 1h20 ngày 8/8, nguyệt thực đạt cực đại; khoảng 2h18 ngày 8/8, nguyệt thực một phần kết thúc và 3h50 ngày 8/8, nguyệt thực nửa tối kết thúc.
Theo khoảng thời gian nói trên, hiện tượng này sẽ rơi vào nửa đêm. Ở pha nguyệt thực nửa tối, mặt trăng mới đi vào vùng bóng nửa tối của Trái đất nên rất sáng, chỉ tối đi một chút và có thể có màu đỏ nhạt. Vào pha một phần, mặt trăng bắt đầu đi vào vùng bóng tối hoàn toàn của Trái đất và phần đi vào vùng đó chuyển sang đỏ thẫm và rất tối so với phần còn lại. Vì vậy hiện tượng này còn được gọi là “trăng máu”.

Nhật thực, nguyệt thực xuất hiện trong tháng 11

Người dân trên thế giới sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng nhật thực toàn phần và nguyệt thực một phần trong tháng này.

Vào ngày 13/11, mặt trăng sẽ che khuất mặt trời, song đây không phải là sự kiện mà người dân trên khắp hành tinh đều có cơ hội chiêm ngưỡng. Vùng đông bắc Australia là nơi duy nhất trên đất liền mà con người có thể thấy nhật thực toàn phần trong khoảng hai phút, Space đưa tin. Người dân tại Chile, New Zealand sẽ thấy nhật thực một phần.

Top hiện tượng thiên văn được chờ đón năm 2017

Trong năm 2017, thế giới sẽ có cơ hội quan sát nhật thực toàn phần, nhật thực hình khuyên, nguyệt thực nửa tối, nguyệt thực một phần và 4 cơn mưa sao băng lớn. 

Top hien tuong thien van duoc cho don nam 2017
Mưa sao băng Quadrantid (ngày 3 - 4/1): Cơn mưa sao băng lớn đầu tiên trong năm, Quadrantid, sẽ đạt đỉnh vào đêm 3/1 và rạng sáng 4/1, với mật độ lên tới 40 vệt/giờ. Mưa sao băng Quadrantid được tạo thành từ bụi của ngôi sao chổi đã tuyệt chủng mang tên 2003 EH1, được phát hiện vào năm 2003. Bầu trời gần như tối đen những ngày này sẽ tạo điều kiện tốt để quan sát. Ảnh: Jimmy Westlake.