Xe thiết giáp Stryker Mỹ sẽ được lắp pháo 30mm

(Kiến Thức) - Xe thiết giáp Stryker thuộc Trung đoàn Kỵ binh số 2 Mỹ sẽ được lắp pháo tự động cỡ 30 mm nhằm tăng khả năng sát thương cho loại phương tiện này.

Đề xuất trên đã được Ủy ban Hạ viện Mỹ về Dịch vụ vũ khí, một cơ quan chịu trách nhiệm về việc đầu tư và giám sát Bộ Quốc phòng và Lực lượng vũ trang Mỹ, đưa ra trong Năm Tài chính 2016. Đây chính là một đối sách của Mỹ trong bối cảnh nước này đã rút bớt các thiết bị, vũ khí hạng nặng khỏi châu Âu.
Các quan chức Quân đội Mỹ cũng đã chính thức đồng ý đề xuất này. Theo đó, Trung đoàn Kỵ binh số 2 sẽ nhận được 81 xe thiết giáp chở quân Stryker loại bánh lốp 8x8 có trang bị pháo tự động 30 mm. Như vậy, bên cạnh loại súng máy hạng nặng 12,7 mm thì việc vũ trang thêm pháo tự động 30 mm sẽ tăng thêm khả năng sát thương đáng kể cho loại thiết bị này.
Xe thiet giap Stryker My se duoc lap phao 30mm
Pháo  XM813 cỡ 30 mm được gắn trên Stryker.
Trước đó đã có đề xuất gắn một loại pháo cỡ 105 mm cho Stryker nhưng không được phê duyệt. Trong khi việc gắn pháo 30 mm có vẻ là một loại vũ khí có kích thước thích hợp có thể giúp Stryker có khả năng hạ gục các xe thiết giáp hạng nhẹ của đối phương, thậm chí mạnh hơn cả loại pháo 25 mm được gắn trên xe chiến đấu bộ binh M2 Bradley.
Trung đoàn Kỵ binh số 2 Mỹ muốn các vũ khí như vậy, bởi đây là đơn vị thiết giáp duy nhất của Quân đội Mỹ vẫn còn ở lại châu Âu. Theo kế hoạch của Mỹ, chỉ có 2 lữ đoàn tác chiến của Mỹ còn đóng ở châu Âu, trong đó Trung đoàn Kỵ binh số 2 đóng tại Vilseck, Đức và Lữ đoàn Dù 173 ở Vicenza, Italy. Quân đội Mỹ cũng rút hết các lực lượng xe tăng hạng nặng khỏi châu Âu một cách vĩnh viễn.
Hiện chưa rõ loại pháo tự động 30 mm được gắn trên Stryker sẽ là loại nào. Nhưng trước đây tại Hội nghị Liên hiệp Quân đội Mỹ thường niên và triển lãm vũ khí ở Washington D.C 2014, hãng Konsberg đã trình diện loại pháo XM813 cỡ 30 mm được tích hợp trong một trạm vũ khí điều khiển từ xa tầm trung Protector được gắn trên xe thiết giáp Stryker.

Thảm thương căn cứ hải quân siêu tuyệt mật ở Crimea

(Kiến Thức) - Từng được xem là nơi siêu tuyệt mật dưới thời Liên Xô, nhưng dưới thời Ukraine, căn cứ hải quân này ở Crimea bị phá hủy tận gốc. 

Tham thuong can cu hai quan sieu tuyet mat o Crimea
Trang mạng English Russia mới đây đăng tải loạt ảnh về căn cứ hải quân siêu tuyệt mật dưới thời Liên Xô ở bán đảo Crimea. Nhưng hôm nay, nó chỉ còn là đống hoang tàn, bỏ hoang, không ai coi sóc, bảo vệ. 

Khám phá ghế phóng dù trên chiến đấu cơ Việt Nam

(Kiến Thức) - Các máy bay chiến đấu Su-22, Su-27/30 của Không quân Nhân dân Việt Nam hiện nay chủ yếu sử dụng ghế phóng dù K-36. 

Kham pha ghe phong du tren chien dau co Viet Nam
 Ghế phóng dù là một hệ thống được thiết kế để cứu phi công hay thành viên phi hành đoàn trong tình huống khẩn cấp (máy bay gặp sự cố kĩ thuật hay bị đối phương bắn hạ trong chiến tranh). Hầu hết các mẫu thiết kế trong lịch sử, ghế ngồi của phi công được phóng ra khỏi máy bay nhờ động cơ rocket. Ảnh: thử nghiệm ghế phóng dù “bắn” khỏi buồng lái máy bay tiêm kích MiG-25.