Washington đổi giọng về Syria trước thềm thượng đỉnh Mỹ-Nga

Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Mỹ Donald Trump, ông John R. Bolton, đã có quan điểm đảo ngược 180 độ về Syria trước thềm Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga.
 

Cố vấn Bolton, người thường được biết đến với quan điểm “diều hâu” khi ủng hộ quân đội Mỹ xâm lược Iraq 2003 và ném bom Triều Tiên, Iran và Syria, dường như đang tạm thời gạt ý nghĩ “Tổng thống Assad phải ra đi” sang một bên.
Trả lời phỏng vấn kênh truyền hình CBS News ngày 1/7 về các vấn đề liên quan tới Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ-Nga dự kiến tổ chức tại thủ đô Helsinki ngày 16/7 tới, cố vấn Bolton ám chỉ Syria là một khu vực mà Nga và Mỹ “có thể hợp tác với nhau”.
Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27/6. Ảnh: Sputnik.
 Cố vấn An ninh Quốc gia John Bolton gặp Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 27/6. Ảnh: Sputnik.
“Chúng ta sẽ xem chuyện gì xảy ra khi hai bên hợp tác. Vẫn còn cơ hội hai bên thương thảo để đuổi các lực lượng Iran ra khỏi Syria trở về Iran. Đây sẽ là một diễn biến đáng kể, đạt được thỏa thuận với Nga nếu có thể”, cố vấn Bolton cho biết, “Có một cái gì đó đang diễn ra tại Syria trong suốt gần 7 năm xung đột qua. Sự hiện diện của lực lượng Iran giờ đã vượt qua Iraq, Syria mà tràn tới Lebanon”.
Được hỏi liệu Tổng thống Syria Bashar Assad có thực sự đã giành chiến thắng hay chưa, cố vấn Bolton lảng tránh: “Tôi không nghĩ ông Assad là vấn đề chiến lược. Tôi nghĩ Iran mới là vấn đề chiến lược cần bàn”.
Về phần mình, cả Tehran và Damascus đều phủ nhận các cáo buộc có sự hiện hữu của lực lượng Iran tại Syria. Họ chỉ ra rằng Iran hiện diện tại Syria chỉ ở cấp độ cố vấn, chứ không trực tiếp tham chiến.
Ông John Bolton từng là người đề xuất hành động can thiệp quân sự chống lại Syria dưới thời chính quyền của cựu Tổng thống Bush. Đầu năm nay, trong cuộc tấn công tên lửa của liên quân phương Tây nhằm vào Syria tháng 4 vừa qua, Cố vấn Bolton lên tiếng ủng hộ một sự can thiệp đáng kể hơn, tuyên truyền các cuộc tấn công sẽ làm suy khả năng quân sự của chính quyền Damascus.

Tổng thống Putin sẽ bàn gì với ông Trump tại thượng đỉnh Mỹ-Nga?

Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và Tổng thống Nga Vladimir Putin dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 16/7 tại Helsinki (Phần Lan) với nội dung chính được cho sẽ xoay quanh 5 vấn đề.

Trợ lý phụ trách chính sách đối ngoại của Điện Kremlin Yuri Ushakov cho biết hai bên đang nỗ lực để hội nghị ra một Tuyên bố chung nhấn mạnh việc cải thiện quan hệ và an ninh quốc tế. Cố vấn An ninh Quốc gia Mỹ John Bolton cũng “không loại trừ khả năng lãnh đạo hai nước đạt được những thỏa thuận cụ thể”. Để viễn cảnh đó thành sự thật, giới chức ngoại giao Nga-Mỹ từ nay tới ngày diễn ra hội nghị cần phải đạt được sự đồng thuận về nhiều vấn đề.
Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Tổng thống Nga Putin tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên. Ảnh: Global News
 Tổng thống Mỹ Trump (phải) và Tổng thống Nga Putin tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh lần đầu tiên. Ảnh: Global News
Ổn định hạt nhân chiến lược

Hải quân Mỹ "giỏi kết bạn" hơn Trung Quốc?

Một số chuyên gia đánh giá rằng về mặt "kết bạn" với hải quân các quốc gia khác, Mỹ đã vượt mặt Trung Quốc, và minh chứng rõ nét nhất cho nhận định này chính là RIMPAC 2018

Trong khi Mỹ tham dự tập trận Hải quân với hơn 20 quốc gia khác, Trung Quốc vì không được mời đã tự tổ chức cuộc tập trận riêng. Một số chuyên gia đánh giá rằng về mặt "kết bạn" với hải quân các quốc gia khác, Mỹ đã vượt mặt Trung Quốc.
Lầu Năm Góc đã khởi động cuộc tập trận hải quân lớn nhất trên thế giới có tên Vành đai Thái Bình Dương (RIMPAC) từ ngày 27/6 với sự góp mặt của 46 chiến hạm, tàu ngầm cùng 200 máy bay quân sự và 25.000 binh sĩ từ 25 quốc gia.