Vừa có Thủ tướng mới, Israel lại không kích dữ dội Dải Gaza

(Kiến Thức) - Israel xác nhận quân đội nước này vừa tiến hành cuộc không kích mới nhắm vào các cơ sở hạ tầng của phong trào Hamas tại Dải Gaza.

Theo Reuters, Quân đội Israel xác nhận chiến đấu cơ nước này đã tấn công các cơ sở hạ tầng của phong trào Hamas ở Dải Gaza vào ngày 16/6 nhằm đáp trả hành động thả bóng bay buộc chất cháy từ phía Gaza gây hỏa hoạn trên các cánh đồng ở miền nam Israel.
Đài phát thanh của Hamas trước đó đưa tin máy bay Israel đã tấn công trại huấn luyện của Palestine ở Dải Gaza.
Vua co Thu tuong moi, Israel lai khong kich du doi Dai Gaza
Một vụ nổ ở thành phố Gaza ngày 16/6. Ảnh: Getty.  
Trong một tuyên bố, Quân đội Israel khẳng định đã "sẵn sàng cho mọi kịch bản, bao gồm cuộc giao tranh mới khi đối mặt với các 'hành động khủng bố' tiếp diễn từ phía Gaza".
Cuộc không kích của Israel vừa qua là vụ tấn công mới nhất của Tel Aviv nhằm vào Dải Gaza kể từ khi Quân đội Israel và phong trào Hamas đạt được thỏa thuận ngừng bắn hôm 21/5 chấm dứt 11 ngày giao tranh ác liệt giữa hai bên. Đây cũng là cuộc tấn công đầu tiên kể từ khi tân Thủ tướng Israel Naftali Bennett chính thức nhậm chức hôm 13/6.

Mời độc giả xem thêm video hồi tháng 5/2021: Xung đột Israel - Palestine bùng phát (Nguồn video: Vietnam Plus)

Thủ tướng Naftali Bennett từng tuyên bố chính phủ Israel không thể dung thứ cho hành vi thả bóng bay cùng chất gây cháy, cần coi việc này như thể Hamas bắn rocket về phía Israel và phải đáp trả.

Thủ lĩnh chính trị của phong trào Hamas là ai?

(Kiến Thức) - Yehiya Sinwar là thủ lĩnh chính trị của phong trào Hamas. Ông từng bị Israel bắt giữ và ngồi tù nhiều năm.

Thu linh chinh tri cua phong trao Hamas la ai?
Vào rạng sáng ngày 16/5 trong lúc giao tranh Israel - Palestine vẫn đang diễn ra, Israel đã tiến hành cuộc không kích phá hủy một tòa nhà ở Khan Younis, thành phố phía Nam Dải Gaza. Theo các quan chức Israel, mục tiêu của cuộc tấn công này là nhằm vào nơi ở và văn phòng làm việc của Yehiya Sinwar (ảnh) – thủ lĩnh chính trị của phong trào Hamas. Ảnh: MEM.  

Thu linh chinh tri cua phong trao Hamas la ai?-Hinh-2
Hiện chưa rõ Israel khi đó có ý định sát hại ông Yehiya Sinwar hay chỉ đơn giản là gửi thông điệp cảnh báo cứng rắn đến nhân vật chính trị quyền lực nhất tại Dải Gaza này. Ảnh: Getty.  

Thu linh chinh tri cua phong trao Hamas la ai?-Hinh-3
 Ông Yahya Sinwar sinh năm 1962 tại khu trại tị nạn Khan Yunis. Ông tốt nghiệp cử nhân ngành Ả rập học tại trường Đại học Hồi giáo Gaza. Sinwar sau đó nhanh chóng gây dựng được uy tín tại Gaza. Ảnh: AP. 

Thu linh chinh tri cua phong trao Hamas la ai?-Hinh-4
 Yahya Sinwar từng bị Israel bắt giữ 3 lần, vào các năm 1982, 1985 và 1988. Năm 1998, ông bị kết án tù chung thân với cáo buộc là chủ mưu vụ bắt cóc và sát hại 2 binh sĩ Israel. Ảnh: AP. 

Thu linh chinh tri cua phong trao Hamas la ai?-Hinh-5
 Ông Yahya Sinwar đã thụ án 22 năm trước khi được trả tự do vào năm 2011 và trở về Gaza. Ảnh: Telegraph. 

Thu linh chinh tri cua phong trao Hamas la ai?-Hinh-6
 Vào tháng 2/2017, Sinwar được bầu làm thủ lĩnh chính trị của phong trào Hamas tại Dải Gaza trong cuộc bầu cử nội bộ bí mật. Tháng 3 năm đó, ông thành lập một ủy ban hành chính do Hamas kiểm soát đối với Dải Gaza nhưng quyết định giải tán ủy ban này vào tháng 9/2017. Ảnh: CNN.

Thu linh chinh tri cua phong trao Hamas la ai?-Hinh-7
 Ngày 16/5/2018, trong một thông báo bất ngờ trên Al Jazeera, Sinwar tuyên bố rằng Hamas sẽ theo đuổi "kháng chiến hòa bình", mở ra khả năng Hamas có thể đóng một vai trò trong các cuộc đàm phán với Israel. Ảnh: Timesofisrael. 

Thu linh chinh tri cua phong trao Hamas la ai?-Hinh-8
 Được biết, ông Sinwar còn là lãnh đạo tiền thân của Lữ đoàn Qassam - nhánh vũ trang của Hamas được thành lập vào năm 1991 có cấu trúc như một nhánh quân sự riêng rẽ và hoạt động bí mật. Ảnh: MEM. 

Thu linh chinh tri cua phong trao Hamas la ai?-Hinh-9
 Tháng 3/2021, Yahya Sinwar tiếp tục được bầu làm thủ lĩnh chính trị của phong trào Hamas với nhiệm kỳ 4 năm. Ảnh: MEE. 

Thu linh chinh tri cua phong trao Hamas la ai?-Hinh-10
 Ông Yahya Sinwar được coi là thành viên quyền lực thứ hai của Hamas sau Ismail Haniyeh - một lãnh đạo cấp cao của Hamas từng giữ chức Thủ tướng Palestine trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến 2014. Ảnh: MEM.

Điểm nhấn trong 3 ngày Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Anh

(Kiến Thức) - Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Anh đã khép lại sau 3 ngày với việc các nhà lãnh đạo thế giới thống nhất ra bản tuyên bố chung dài 25 trang.

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh
Ngày 11/6, Hội nghị Thượng đỉnh Nhóm các nền công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) chính thức khai mạc tại Cornwall, Anh. Thủ tướng Anh Boris Johnson cùng các nhà lãnh đạo Mỹ, Pháp, Đức, Nhật Bản, Canada và Italy,... đã có mặt tại đây để tham dự hội nghị. Ảnh: Reuters. 

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-2
 Trong vai trò chủ nhà, Thủ tướng Anh Boris Johnson khẳng định hội nghị G7 lần này là cơ hội để rút ra những bài học từ đại dịch COVID-19, các nước G7 sẽ cùng nhau phục hồi tốt hơn. Ảnh: Reuters.

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-3
 Trong 3 ngày hội nghị diễn ra, các nhà lãnh đạo thế giới đã thảo luận về nhiều vấn đề nóng trên thế giới hiện nay như đại dịch COVID-19 và sự phục hồi kinh tế lấy môi trường làm trọng tâm...Ảnh: Reuters. 

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-4
Ngoài vấn đề vắc xin COVID-19, biến đổi khí hậu và thúc đẩy việc sử dụng nhiên liệu sạch cũng là nội dung chính tại hội nghị lần này. Ảnh: Reuters.  

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-5
 Ngày 13/6, Hội nghị thượng đỉnh G7 kết thúc với việc nguyên thủ các nước G7 cùng với 4 nước khách mời Australia, Hàn Quốc, Ấn Độ và Nam Phi đã ra một bản tuyên bố chung dài 25 trang với các cam kết đầy tham vọng về việc ứng phó y tế với đại dịch COVID-19, phục hồi sau đại dịch gắn với môi trường, gửi đi các thông điệp mạnh mẽ, tích cực nhằm chung tay giải quyết nhanh chóng đại dịch và xây dựng thế giới trở lại tốt đẹp hơn. Ảnh: Reuters. 

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-6
Hội nghị thượng đỉnh G7 tại Anh được đánh giá là khá thành công khi các nước đã tìm lại được tiếng nói chung trong cách thức tiếp cận các vấn đề cấp bách toàn cầu hiện nay. Ảnh: Reuters.  

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-7
 Ngoài chương trình nghị sự với một loạt chủ đề nóng hiện nay, các cuộc gặp song phương bên lề Hội nghị G7 cũng thu hút sự quan tâm của dư luận. Ảnh: Reuters.

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-8
 Chẳng hạn như cuộc gặp giữa hai nhà lãnh đạo Mỹ - Anh. Tổng thống Mỹ Joe Biden (trái) và Thủ tướng Anh Boris Johnson đã có cuộc hội đàm trực tiếp vào ngày 10/6 trước thềm Hội nghị thượng đỉnh G7. Thủ tướng Anh Boris Johnson hoan nghênh tinh thần hợp tác của Tổng thống Mỹ Joe Biden trong các vấn đề như biến đổi khí hậu và kế hoạch chống dịch COVID-19,...Ảnh: Reuters. 

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-9
Tổng thống Mỹ Joe Biden cho biết ông và Thủ tướng Anh đã tái khẳng định mối quan hệ đặc biệt giữa hai nước. Ảnh: Reuters.  

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-10
 Tổng thống Pháp Emmanuel Macron (trái) và Thủ tướng Anh Borris Johnson (phải) hôm 13/6 tranh cãi xoay quanh tiến trình hậu Brexit liên quan đến vùng Bắc Ireland. Ảnh: Reuters. 

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-11
Ngày 11/6, Nhà Trắng cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden đã có cuộc gặp nhanh với Tổng thống Pháp Emmanuel Macron bên lề Hội nghị G7. Hai nhà lãnh đạo đã thảo luận về một loạt vấn đề song phương và khu vực, bao gồm đại dịch COVID-19 và các nỗ lực chống khủng bố ở Sahel, đồng thời khẳng định tầm quan trọng của quan hệ đối tác Mỹ-Pháp và liên minh xuyên Đại Tây Dương. 

Diem nhan trong 3 ngay Hoi nghi thuong dinh G7 tai Anh-Hinh-12
 Bên lề Hội nghị G7, Tổng thống Biden cũng có cuộc gặp mặt trực tiếp lần đầu tiên với Thủ tướng Canada Justin Trudeau (ảnh). Nhà lãnh đạo Canada - Mỹ đã thảo luận về một số chủ đề quan trọng, trong đó đề cập đến việc xem xét các biện pháp để dần mở lại đường biên giới giữa Canada và Mỹ một cách thận trọng.

Mời độc giả xem thêm video: G7 ủng hộ các mục tiêu bảo vệ môi trường (Nguồn video: THĐT)