Vụ thai phụ tử vong dưới hố công trình ở Hà Tĩnh: Chính quyền nói gì?

Đơn vị thi công đã đào múc tại vị trí đất chưa được bàn giao mặt bằng dẫn đến cái chết thương tâm của thai phụ 36 tuổi ở Hà Tĩnh. Chính quyền nói gì?

Trung tuần tháng 11, sự việc chị N.T.N. (36 tuổi, trú xã Bình An, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh) tử vong dưới hố công trình thi công đường điện tại cánh đồng thuộc thôn Thanh Lương, xã Phù Lưu, huyện Lộc Hà khiến dư luận xôn xao.
Bên cạnh sự xót xa cho hoàn cảnh của người phụ nữ nghèo, dư luận cũng đặt câu hỏi vụ việc này ai phải chịu trách nhiệm?
Theo ông Trần Quốc Tuấn, Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Lộc Hà, sự việc thương tâm nêu trên xảy ra tại hố công trình thuộc Dự án Đường dây và Trạm biến áp 110kW đi qua địa bàn huyện này.
Vu thai phu tu vong duoi ho cong trinh o Ha Tinh: Chinh quyen noi gi?
Nơi xảy ra vụ việc (Ảnh: Văn Nguyễn). 
Dự án do Tổng Công ty Điện lực miền Bắc làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư xây dựng hơn 135 tỷ đồng, đi qua 2 huyện Lộc Hà và Can Lộc. Đơn vị thi công là một công ty xây dựng điện có địa chỉ tại thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An.
Huyện Lộc Hà có trách nhiệm giải phóng mặt bằng cho dự án từ cột số 19 đến cột số 46.
Nơi thai phụ rơi xuống hố công trình tử vong thuộc cột số 35, nằm trên địa phận thôn Thanh Lương, xã Phù Lưu. Vị trí này đang vướng đất của 2 hộ dân với diện tích hơn 470m2 và đang vướng mắc về giá cả nên chưa đền bù giải phóng mặt bằng xong.
Do đó, Phó Chủ tịch Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện Lộc Hà khẳng định chưa bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công, nhưng họ vẫn triển khai và dẫn tới sự việc đau lòng.
Ông Nguyễn Đức Quang, Chủ tịch UBND xã Phù Lưu, cho biết trước đó xã đã phối hợp với Hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng huyện kiểm đếm và thực hiện các quy trình. Song, do đang vướng mắc nên người dân chưa nhận tiền đền bù.
Vu thai phu tu vong duoi ho cong trinh o Ha Tinh: Chinh quyen noi gi?-Hinh-2 
Cơ quan công an đang điều tra vụ việc (Ảnh: Văn Nguyễn).
"Công tác giải phóng mặt bằng chưa xong, chưa bàn giao nhưng đơn vị thi công có thể nhầm lẫn giữa địa danh 2 xã Bình An và Phù Lưu của huyện Lộc Hà nên đã triển khai. Khi phát hiện, chúng tôi yêu cầu họ tạm dừng, đơn vị thi công sau đó rào chắn lại. Thời gian sau, trâu bò xuống hố nước tắm nên chúng phá hết rào chắn an toàn xung quanh", ông Quang thông tin.
Trao đổi với phóng viên Dân trí, một lãnh đạo UBND huyện Lộc Hà khẳng định trong vụ việc này, trách nhiệm thuộc về đơn vị thi công.
"Chưa bàn giao mặt bằng mà đã thi công là lỗi của họ. Các cơ quan chức năng đang phối hợp để tiếp tục làm rõ, sai đến đâu sẽ xử lý đến đó", vị này khẳng định.
Trước đó, sáng 11/11, chị N.T.N. cùng một số người hàng xóm đi đến cánh đồng ở xã Phù Lưu bắt ốc.
Trong quá trình này, chị N. bị rơi xuống hố công trình dẫn tới đuối nước. Thi thể nạn nhân được người dân, lực lượng chức năng tìm thấy vào trưa cùng ngày.
Theo lãnh đạo xã Bình An, thời điểm gặp nạn, chị N. đang mang bầu tháng thứ 4, gia đình thuộc diện khó khăn.

Học sinh tử vong dưới hố công trình: Trách nhiệm đơn vị thi công?

Vụ học sinh lớp 6 tử vong dưới hố nước công trình không được rào chắn trên cao tốc Vạn Ninh- Cam Lộ khiến nhiều người đặt câu hỏi về trách nhiệm của đơn vị thi công.

Ngày 29/10, thông tin từ UBND xã Cam Thủy, huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ đuối nước khiến học sinh H.N.M. (lớp 6, trú xã Cam Tuyền, huyện Cam Lộ) tử vong. Trước đó vào khoảng 16h ngày 28/10, M. cùng nhóm bạn đến chơi ở công trình thi công cống thuộc dự án cao tốc Vạn Ninh - Cam Lộ (thuộc cao tốc Bắc - Nam).
Hoc sinh tu vong duoi ho cong trinh: Trach nhiem don vi thi cong?
Nơi xảy ra sự việc. 

Độc đáo cách người dân Kỳ Khang giữ gin hệ thống giếng cổ

Có niên đại hàng trăm năm, hệ thống các giếng cổ ở xã Kỳ Khang (Hà Tĩnh) với nhiều nét độc đáo, kỳ bí luôn được nhân dân nơi đây xem như báu vật.

Doc dao cach nguoi dan Ky Khang giu gin he thong gieng co
Kỳ Khang là xã ven biển của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) địa phương này hiện có hệ thống giếng cổ hàng trăm năm, độc đáo và kỳ bí. Được người dân nơi đây xem như báu vật chung tay trùng tu tôn tạo bảo vệ cho những thế hệ mai sau. Hệ thống giếng cổ này được bà con gọi với từ thân thương là giếng làng.
Doc dao cach nguoi dan Ky Khang giu gin he thong gieng co-Hinh-2
Theo thông tin từ UBND xã Kỳ Khang, hiện địa phương đang có 8 chiếc giếng cổ nằm rải rác ở các thôn Đồng Tiến, Tiến Thành, Vĩnh Phú, Phú Thượng. Đặc biệt có 3 giếng cổ xây dựng theo kỹ thuật xưa của người Chăm Pa, đáy và thành giếng phần dưới nước được lót bằng gỗ, nằm ở các thôn Sơn Hải và Trung Tiến.