Vụ SV Bách khoa ăn cơm thừa: Bộ GD&ĐT ra công văn “nóng“

Bộ GD&ĐT yêu cầu Đại học Bách khoa Hà Nội chỉ đạo, xác minh, làm rõ nội dung phản ánh của cơ quan thông tấn, báo chí về chất lượng bữa ăn không bảo đảm của sinh viên...

Bộ GD&ĐT vừa có công văn gửi Đại học Bách khoa Hà Nội về việc tăng cường chỉ đạo công tác bảo đảm chất lượng bữa ăn, an toàn vệ sinh thực phẩm sau khi có những phản ánh về chất lượng bữa ăn không bảo đảm của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội.
Vu SV Bach khoa an com thua: Bo GD&DT ra cong van “nong“
Hình ảnh sinh viên Đại học Bách khoa phải ăn cơm thừa, có dị vật. Ảnh: VTV 24 
Theo công văn, những ngày qua, một số cơ quan thông tấn, báo chí có phản ánh về việc chất lượng bữa ăn không bảo đảm của sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội trong thời gian học tập tập trung môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh. Bộ GD&ĐT yêu cầu Đại học Bách khoa Hà Nội tăng cường chỉ đạo, quản lý việc tổ chức thực hiện môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh theo các quy định của pháp luật, hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành liên quan.
Đại học Bách khoa Hà Nội chỉ đạo, xác minh, làm rõ nội dung phản ánh của cơ quan thông tấn, báo chí về chất lượng bữa ăn không bảo đảm của sinh viên trong thời gian học tập tập trung môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh; xử lý nghiêm đối với tập thể và cá nhân có liên quan (nếu có vi phạm) theo quy định của pháp luật.
Bộ GD&ĐT cũng yêu cầu Đại học Bách khoa Hà Nội cần tổ chức bếp ăn tập trung cho sinh viên học tập môn học Giáo dục Quốc phòng và An ninh chặt chẽ, đúng quy định; bảo đảm đúng, đủ định suất bữa ăn; tài chính công khai, minh bạch, không để lãng phí, thất thoát; bảo đảm vệ sinh, an toàn thực phẩm.
Liên quan vụ sinh viên học Giáo dục Quốc phòng- An ninh của Đại học Bách khoa Hà Nội phải ăn cơm canh thừa, thức ăn có dị vật , ngày 9/10, Văn phòng Chính phủ có văn bản gửi Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, truyền đạt ý kiến của Phó Thủ tướng về việc khẩn trương chỉ đạo kiểm tra, xử lý nghiêm các sai phạm liên quan thông tin báo chí nêu.
>>> Mời quý độc giả xem video GS.TS Hoàng Văn Cường chia sẻ về hai đòn bẩy cho giáo dục đại học:
 

Vụ sinh viên Bách khoa ăn cơm canh thừa: Nhiều mối nguy tiềm ẩn

Theo chuyên gia dinh dưỡng, việc sinh viên Đại học Bách khoa Hà Nội bị ăn cơm, canh thừa, thậm chí có cả dị vật.... có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.

Sau vụ việc sinh viên Đại học Bách khoa ăn cơm, canh thừa gây xôn xao, PGS.TS Huỳnh Đăng Chính, Phó Giám đốc Đại học Bách khoa Hà Nội nhìn nhận, việc đơn vị cung cấp suất ăn dồn canh thừa, cho vào các suất ăn của sinh viên đến sau là không thể chấp nhận. Nhà trường đã dừng hợp đồng với đơn vị cung cấp suất ăn. Đại học Bách khoa Hà Nội nhận trách nhiệm và sẽ xử lý nghiêm các cá nhân để xảy ra vụ việc.

Tuy nhiên, nhiều phụ huynh lo ngại, suất ăn không đảm bảo vệ sinh như thế sẽ ảnh hưởng thế nào tới sức khoẻ của sinh viên?

Theo BS Vi Thị Tươi, Viện Nghiên cứu và tư vấn Dinh dưỡng, thức ăn thừa, nếu để lâu mà không bảo quản kỹ lưỡng, rất dễ trở thành ổ vi khuẩn, virus và đủ thứ tác nhân gây bệnh. Việc ăn phải thức ăn thừa nhiễm khuẩn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Có thể kể đến là nguy hại do virus từ nước bọt gây ra vì trong nước bọt có thể chứa virus cảm cúm, virus viêm gan A... Nếu thức ăn thừa bị dính nước bọt của người bệnh, người ăn sau có thể bị lây. Hậu quả có thể nhẹ như cảm cúm thông thường, nhưng cũng có thể nặng như viêm gan. Các triệu chứng thường gặp là sốt, đau mỏi người, mệt mỏi, buồn nôn, và đôi khi còn có biến chứng nguy hiểm hơn.

Ngoài ra ăn thức ăn thừa, chứa “dị vật” sẽ đối mặt với nhiều loại vi khuẩn gây bệnh như Salmonella, E. coli. Đây đều là các vi khuẩn có khả năng sinh sôi nảy nở nhanh và rất “khoái” đồ ăn để ở nhiệt độ phòng. Khi con người ăn phải thức ăn đã nhiễm khuẩn này, có thể đối mặt với tình trạng tiêu chảy, nôn mửa, đau bụng sốt, nặng hơn có thể bị mất nước, suy thận, thậm chí tử vong.

Một nguy cơ khác, dù ít gặp hơn vi khuẩn chính là ký sinh trùng, thường thấy ở rau sống và thịt chưa chín kỹ, có thể gây tiêu chảy kéo dài, đau bụng, sụt cân và rối loạn tiêu hóa.

Bên cạnh đó, thức ăn thừa không bảo quản đúng cách cũng rất dễ tạo môi trường cho nấm mốc phát triển. Trong đó có một số loại nấm mốc sinh ra độc tố rất hại cho gan, thận, hệ thần kinh và có thể gây ung thư.

Chưa kể, khi thức ăn bị hỏng, vi sinh vật gây hại phân hủy thức ăn tạo ra các chất độc hại. Ăn phải đồ ăn bị hỏng có thể gây ngộ độc với các triệu chứng như buồn nôn, nôn, tiêu chảy và đau đầu.

Cũng theo BS Vi Thị Tươi, với những thực phẩm có dị vật như phân chuột, phân gián, hay ruồi, trứng ruồi… trong cơm, canh, thực phẩm sẽ gây nguy hiểm cho người ăn. Đơn cử như trong phân chuột chứa rất nhiều vi khuẩn gây bệnh nguy hiểm như hantavirus, bệnh xoắn khuẩn, hay các vi khuẩn salmonella, E.coli, viêm màng não - não… Bạn có thể bị lây bệnh nếu tiếp xúc trực tiếp với phân chuột, hít phải bụi có phân chuột khô, hoặc ăn thức ăn bị nhiễm phân chuột. Phân gián cũng mang theo nhiều vi khuẩn gây bệnh. Ngoài phân gián, thì xác gián, thậm chí cả chân, râu gián cũng có thể gây dị ứng, đặc biệt là hen suyễn và viêm mũi dị ứng.

Cũng theo vị bác sĩ này, ngay cả khi thực phẩm có ruồi đậu vào cũng có thể mang theo vô số vi khuẩn lây lan bệnh tật. Khi đậu lên thức ăn ruồi có thể thải phân, nước bọt chứa vi khuẩn, làm ô nhiễm thức ăn. Chưa kể, nếu ăn phải ấu trùng ruồi, chúng có thể nở ra trong ruột, gây ra bệnh giòi ruồi, làm đau bụng, tiêu chảy, nôn mửa.

Vu sinh vien Bach khoa an com canh thua: Nhieu moi nguy tiem an
 Hình ảnh bữa ăn trong quá trình học giáo dục quốc phòng và an ninh do sinh viên ghi lại. Ảnh: VTV24.

Liên tiếp hàng loạt vụ ngộ độc tập thể- báo động ATTP trong trường học

Gần đây liên tiếp xảy ra hàng loạt vụ ngộ độc tập thể do ăn bán trú, liên hoan tại trường... làm dấy lên nỗi lo về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.

Ngày 11/10, Sở Y tế TPHCM đã thông tin về việc nhiều học sinh tại Trường THPT Lê Quý Đôn (Quận 3) ngộ độc thực phẩm sau khi ăn bữa trưa bán trú tại trường.
Lien tiep hang loat vu ngo doc tap the- bao dong ATTP trong truong hoc
Những học sinh Trường THPT Lê Quý Đôn nhập viện nghi ngộ độc thực phẩm. (Ảnh: BVCC)