Cần nhìn nhận công tác quản lý còn yếu kém từ vụ sữa giả, thuốc giả

Đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn ĐBQH Đồng Nai) đánh giá, qua những vụ việc về sữa giả, thuốc giả...cần nhìn nhận công tác quản lý còn yếu kém.

Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an vừa khởi tố bị can đối với 5 đối tượng về hành vi nhận hối lộ liên quan đến vụ án sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, phụ gia thực phẩm và vi phạm quy định về kế toán, liên quan đến Công ty MegaPhaco, MediUSA.

Trong số đó có các cán bộ, lãnh đạo Cục trưởng Cục An toàn thực phẩm. Trước đó, hàng loạt vụ việc khác như gần 600 nhãn sữa giả, thuốc giả,thực phẩm chức năng giả… khiến dư luận hoang mang và phẫn nộ.

Bên hành lang Quốc hội, đại biểu Trịnh Xuân An (đoàn ĐBQH Đồng Nai) đánh giá, những vụ việc trên chỉ là phần nổi của "tảng băng chìm".

Theo đại biểu Trịnh Xuân An, trước hết, cần nhìn nhận công tác quản lý còn yếu kém.

27f4dc2cf540401e1951.jpg

"Chúng ta có đội ngũ quản lý thị trường hùng hậu, có cả đơn vị chuyên về quản lý về an toàn thực phẩm, nhưng khi xảy ra vụ việc rồi, báo chí hay mạng xã hội đưa tin mới đi kiểm tra, xác minh", đại biểu An nói và cho rằng, các vụ việc vừa qua cho thấy cách thức, hình thức làm giả, mức độ ngày càng phức tạp, tinh vi với khối lượng, số lượng ngày càng lớn, đơn cử như vụ sữa giả vừa được phát hiện.

"Những vụ việc cũng cho thấy sự suy thoái, biến chất của một bộ phận người làm công tác quản lý. Đây là vấn đề rất cần tập trung đánh giá. Hiện chúng ta đang thiếu cơ chế giám sát, nhất là đội ngũ quản lý trực tiếp", ông An nói thêm.

Đại biểu đoàn Đồng Nai cũng thẳng thắn cho biết: "Còn rất nhiều vụ việc nữa liên quan tới an toàn thực phẩm, sức khoẻ người tiêu dùng. Như vậy cần phải xử lý triệt để trách nhiệm đội ngũ quản lý. Xảy ra vấn đề, sai phạm ở lĩnh vực nào thì lĩnh vực đó phải có người chịu trách nhiệm. Không thể bao biện rằng chúng tôi không có đủ điều kiện, thời gian, con người hay nguồn lực".

Theo ông, trong vấn đề an toàn thực phẩm, có rất nhiều chủ thể cùng tham gia quản lý: Người quản lý về quảng cáo, người quản lý về sản xuất, chất lượng sản phẩm, quản lý thị trường. Do đó, phải rõ ràng trách nhiệm chứ không phải đổ lỗi cho nhau khi xảy ra sự việc nào đó.

"Đối với việc xử lý của các bộ, ngành, theo tôi, khi cán bộ xảy ra sai phạm thì phải kiểm điểm, đánh giá trách nhiệm. Bài học này nếu cứ rút kinh nghiệm mãi thì không được", ông An nhấn mạnh.

Đề xuất cấp xã không thành lập Trung tâm hành chính công

Đại biểu Quốc hội Phạm Văn Hòa đề xuất không cho phép cấp xã thành lập Trung tâm hành chính công.

Góp ý dự thảo Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi), đại biểu Phạm Văn Hòa (Đồng Tháp) thống nhất với cơ cấu hoạt động, tổ chức Hội đồng dân và Ủy ban nhân dân. Tuy nhiên đại biểu đề nghị tăng số lượng Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy mô dân số và diện tích.

Theo đại biểu Phạm Văn Hoà, sau sắp xếp, nhiệm vụ chỉ đạo điều hành rất lớn, nên việc tăng thêm số lượng Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là cần thiết.

Bỏ chất vấn TAND và VKSND, dân oan sai nhờ cậy ai?

“Nếu vậy dân bị oan sai sẽ nhờ cậy ai chất vấn để bảo vệ quyền lợi của họ?”, đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy đặt câu hỏi.

Ngày 14/5, tại hội trường Diên Hồng, Quốc hội, các đại biểu Quốc hội có nhiều ý kiến và tranh luận về Tờ trình của Ủy ban dự thảo sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, trong đó có dự thảo Nghị quyết bỏ đối tượng được đại biểu Hội đồng nhân dân chất vấn là Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân.

202505140813176537-ff4fb36ff030456e1c21.jpg
Đại biểu Nguyễn Thị Kim Thúy, Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng