"Vụ ông Đinh La Thăng chỉ là phần nổi tảng băng"

Giáo sư Carl Thayer và tiến sĩ Dennis McCornac nhận định kết quả phiên xử ông Đinh La Thăng và đồng phạm sẽ là hồi chuông cảnh báo đến nhiều quan chức.

Mời độc giả xem clip "Con đường ông Đinh La Thăng vướng vòng lao lý": (Nguồn VTC1)
Giáo sư Carl Thayer (Học viện Quốc phòng Australia) và Tiến sĩ Dennis McCornac (Trường Loyola University Maryland) nói các vụ án ông Trịnh Xuân Thanh và ông Đinh La Thăng chỉ mới là "phần nổi", chiến dịch chống tiêu cực, tham nhũng hiện tại cần tiến hành thường xuyên và liên tục ở cấp quốc gia và địa phương.
'Vu ong Dinh La Thang chi la phan noi tang bang' hinh anh 1
Ông Trịnh Xuân Thanh. Đồ hoạ: Phượng Nguyễn.

Chiến dịch được ủng hộ

- Ông đánh giá thế nào về chiến dịch chống tham nhũng, tiêu cực tại Việt Nam thời gian gần đây?

- GS Carl Thayer: Nếu chiến dịch tiếp tục diễn ra như quy mô hiện tại, ở cả cấp quốc gia lẫn địa phương, nó sẽ chứng tỏ quyết tâm của Đảng Cộng sản, của Tổng Bí thư nhằm loại bỏ tận gốc tham nhũng. Tôi quan sát thấy chiến dịch hiện nay là có quy mô lớn nhất kể từ khi Việt Nam thống nhất. Phiên toà vào đầu tuần sau cũng đánh dấu lần đầu tiên một cựu uỷ viên Bộ Chính trị phải chịu xét xử trước toà do không thể ngăn ngừa tham nhũng và gian lận tại cơ quan mà ông ta từng quản lý trước đây (PetroVietnam).

Theo tôi, gốc rễ của chiến dịch cấp quốc gia này là tất cả các bộ, ngành, cơ quan chính phủ cần phải được kiểm soát chặt chẽ để kiểm tra dấu hiệu tham nhũng, và có biện pháp xử lý thích đáng những quan chức liên quan. Quy trình này cũng cần được áp dụng đối với các doanh nghiệp nhà nước, mở rộng xuống quy mô cấp tỉnh thành, quận huyện cũng như là khối tư nhân.

'Vu ong Dinh La Thang chi la phan noi tang bang' hinh anh 2
Ông Đinh La Thăng. Ảnh: Hoàng Hà.

Khác biệt với Trung Quốc

- TS Dennis McCornac: Đề xuất sáng kiến để loại bỏ tận gốc vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam quả thực là điều khó, do nó đã bám rễ quá sâu và quá lâu. Ý kiến của tôi là cần minh bạch toàn bộ mọi giao dịch giữa khối doanh nghiệp và chính quyền. Tất cả đều phải công khai thông tin về thu nhập và chi tiêu.

Dĩ nhiên cần phải chọn ra những người liêm chính để lãnh đạo công cuộc này. Sự bất bình đẳng thu nhập hiện tại cũng là một nguyên nhân dẫn đến tham nhũng. Tôi cho rằng, việc chấn chỉnh tình trạng tham nhũng sẽ cần thời gian ít nhất là một thế hệ để thay đổi.

- Một số ý kiến so sánh chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam và Trung Quốc hiện tại. Quan điểm của ông như thế nào?

- GS Carl Thayer: Việt Nam và Trung Quốc chia sẻ sự tương đồng ở một mức độ nào đó về hệ thống chính trị và phát triển. Do vậy Việt Nam có thể nghiên cứu kinh nghiệm và những bài học thực tiễn từ Trung Quốc. Tuy nhiên, sự khác biệt là chiến dịch chống tham nhũng hiện tại ở Trung Quốc do ông Tập Cận Bình khởi xướng và thúc đẩy. Trong khi đó, chiến dịch ở Việt Nam do Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng dẫn đầu và được thực hiện dưới sự chỉ đạo tập thể. 

'Vu ong Dinh La Thang chi la phan noi tang bang' hinh anh 3
Giáo sư Carl Thayer. Ảnh: Lê Quân.

- Cảm nhận chung của ông về chiến dịch chống tham nhũng ở Việt Nam?

- GS Carl Thayer: Tôi nghĩ rằng cuộc chiến chống tham nhũng ở Việt Nam đến nay vẫn chỉ mới khám phá ra các đỉnh của tảng băng chìm. Cơ quan điều tra chắc chắn là đã phanh phui ra hàng loạt vụ gian lận quy mô lớn, ước tính đến hàng triệu USD. Nhưng chúng ta vẫn cần phải tiếp tục theo dõi xem liệu nhà chức trách có thể tiếp tục phát hiện và có hành động xử lý những mạng lưới tham nhũng quy mô lớn khác hay không.

- TS Dennis McCornac: Tôi tin rằng phần đông công chúng sẽ ủng hộ nhiệt thành chiến dịch này.

- Trong các phiên toà diễn ra từ đầu tuần tới, khung án của tội danh ông Đinh La Thăng lên tới 20 năm tù, khung án với ông Trịnh Xuân Thanh có thể lên tới mức án tử hình. Những khung án này nói lên điều gì, thưa ông?

- GS Carl Thayer: Ông Trịnh Xuân Thanh chỉ là một trong số 20 bị cáo, và khung án ông này có thể có cả án án tử hình. Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao cũng kết luận rằng ông Thanh không thành khẩn, đã bỏ trốn để tránh bị bắt, và cản trở cuộc điều tra. Trong khi đó, ông Đinh La Thăng có trách nhiệm liên quan do không quản lý cấp dưới chặt chẽ. 

Điều này sẽ là hồi chuông báo động đến tất cả những quan chức cấp cao liên quan đến các vụ gian lận quy mô lớn gây thiệt hại nghiêm trọng cho đất nước. Tuy nhiên, ngay cả những nền kinh tế phát triển nhất cũng không thể loại trừ hoàn toàn các trò gian lận. Nhiều cá nhân đầy tham vọng và sẵn sàng gánh chịu rủi ro, để đổi lại là các lợi ích to lớn mà họ hy vọng nhận được.

Trong trường hợp Việt Nam, tôi nghĩ rằng tham nhũng chỉ có thể giảm thiểu bằng những cuộc điều tra và cơ quan kiểm toán độc lập, cùng sự vào cuộc tích cực khách quan của báo chí.

- TS Dennis McCornac: Những bản án nghiêm khắc có thể khiến một vài cá nhân chột dạ. Đây là điều hiển nhiên đối với vấn nạn tham nhũng ở tràn lan trong lĩnh vực kinh tế và chính trị, mà 2 yếu tố này thường đi liền với nhau. Tuy nhiên, công cuộc chống tham nhũng ở Việt Nam vẫn còn nhiều thách thức trước mắt, như trò "đập đầu thú" (whac-a-mole), khi ta đập vào chỗ này thì đối tượng sẽ lại nảy lên ở một lỗ tròn khác.

Hoặc tôi cũng muốn dùng hình ảnh khác là rắn 9 đầu trong thần thoại Hy Lạp Hydra để so sánh. Cứ mỗi khi ta chặt một đầu của con rắn thì từ chỗ đấy lại mọc ra 2 đầu khác. Có lẽ những cái đầu mới sẽ không mạnh mẽ và to lớn như đầu cũ, nhưng vấn đề là nó có tái hiện. Vấn nạn tham nhũng ở Việt Nam đã bám rễ quá sâu, và những lợi ích tài chính mang lại quá lớn khiến nhiều đối tượng cho rằng rủi ro và tổn thất là không đáng kể, nên họ mới sẵn sàng "nhúng chàm".

13 bị can cùng tội với ông Đinh La Thăng gồm những ai?

(Kiến Thức) - Trịnh Xuân Thanh, Phùng Đình Thực, Nguyễn Quốc Khánh, Nguyễn Xuân Sơn...là những bị cáo phạm tội "Cố ý làm trái" cùng ông Đinh La Thăng gây thiệt hại cho Nhà nước hàng trăm tỷ.

Vào ngày 8/1/2018 tới đây, TAND TP.Hà Nội sẽ mở phiên tòa xét xử sơ thẩm đối với ông Đinh La Thăng và các đồng phạm trong vụ án Cố ý làm trái quy định của Nhà nước về quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng và Tham ô tài sản xảy ra tại Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) và Tổng công ty cổ phần Xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC).
Bị can Đinh La Thăng giữ vai trò chính

Tiết lộ “sốc” nghi phạm sát hại mẹ con cụ bà ở Sóc Trăng

(Kiến Thức) - Nghi phạm sát hại mẹ con cụ bà ở Sóc Trăng là cụ ông 71 tuổi có quan hệ tình cảm với một đứa con của cụ bà. 

Theo nguồn tin riêng của báo Người Lao Động, sáng 7/1 Phòng Cảnh sát hình sự (PC45), công an tỉnh Sóc Trăng đã bắt được Lê Văn Ri (71 tuổi) - nghi phạm chính sát hại mẹ con cụ bà chấn động tỉnh này những ngày vừa qua.
Thông tin điều tra ban đầu, khoảng 23h đêm ngày 5/1, cụ Năm cùng với bà Phương (45 tuổi, con gái cụ Năm) và ông Nguyễn Văn Đời (44 tuổi, chồng bà Phương), đang ngủ trong nhà, bất ngờ bị một người đàn ông lạ mặt xông vào nhà sát hại.
Nghi phạm Ri. Nguồn ảnh: Người Lao Động
 Nghi phạm Ri. Nguồn ảnh: Người Lao Động
Theo ông Đời, trong lúc đang ngủ, ông nghe tiếng của mẹ vợ kêu, nên vội chạy ra thì thấy ông Ri hét lớn: “Tôi bực lắm rồi đó nghe. Vợ tôi đâu?”. Thấy ông Ri giận dữ, ông Đời có khuyên răn nhưng không được và bị ông Ri dùng dao tấn công. Ông Đời may mắn né được và chạy thoát.
Gia đình cho biết, nghi phạm Ri tuy đã có vợ con ở TPHCM nhưng sống chung như vợ chồng với bà Võ Thị B. (con cụ Năm) nhiều năm qua. Sau đó, do mâu thuẫn, bà B. đã bỏ nhà đi biệt tích suốt nhiều ngay.
Nghi phạm Ri đã tìm đến nhà cụ Năm để kiếm bà B. Không gặp được "vợ", nghi phạm Ri gây sự và thực hiện vụ án mạng giết hại mẹ con cụ bà.