Vũ khí xuất hiện 200 lần trong Thủy Hử, chém sắt như chém bùn

Trong các trận giao đấu, 108 anh hùng hảo hán Lương Sơn sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn là Phác Đao.

Lương Sơn Bạc có 108 anh hùng, trong đó có 36 vị Thiên cương và 72 vị Địa sát, đứng đầu là thủ lĩnh Tống Giang và cuối cùng là "Kim Mao Khuyển" Đoàn Cảnh Trụ.
Trong các trận giao đấu, 108 anh hùng hảo hán Lương Sơn sử dụng nhiều loại vũ khí khác nhau nhưng xuất hiện nhiều nhất vẫn là Phác Đao.
Từ "Xích Phát Quỷ" Lưu Đường, "Cẩm Mao Hổ" Yến Thuận đến "Bạch Diện Lang Quân" Trịnh Thiên Thọ hay "Xuất Lâm Long" Trâu Uyên đều lấy Phác Đao làm vật bất ly thân. Đó là lý do, cụm từ "Phác Đao" xuất hiện hơn 200 lần trong Thủy Hử.
Nhờ ảnh hưởng của đại danh tác Thủy Hử, những loại vũ khí như Phác Đao không hề bị thất truyền trong lịch sử mà thay vào đó, chúng vẫn được nhìn thấy trong các màn biểu diễn võ thuật Trung Hoa cho đến ngày nay.
Vậy, Phác Đao là gì?
Phác Đao chính là Yển nguyệt đao - Binh khí lừng danh Tam Quốc
Phác Đao là loại vũ khí lạnh phổ biến thời Trung Quốc cổ đại. Các phiên bản phức tạp hơn của Phác Đao đôi khi còn được gọi là Quan đao hay Yển nguyệt đao. Binh khí làm nên tên tuổi của Quan Vân Trường chính là Thanh Long Yển Nguyệt đao, tổng chiều dài 195 cm.
Vu khi xuat hien 200 lan trong Thuy Hu, chem sat nhu chem bun
Thnah long yến nguyệt đao là binh khi nổi tiếng của Hổ tướng Quan Vũ trong Tam Quốc diễn nghĩa.
Phác Đao gồm 3 phần: Lưỡi đao, cán cầm và vỏ đao, với tổng chiều dài là từ 60 cm đến 150 cm, trong đó riêng phần lưỡi đao dài 45 cm đến 70 cm.
Lưỡi đao có hình bán nguyệt hoặc hình thang, mũi nhọn, có cạnh sắc và sống đao dày; Đặc điểm khác biệt của Phác Đao so với các loại đao khác là phần cán cầm rất dài (thường lên đến hàng mét), làm bằng gỗ tốt hoặc kim loại. Ở phần cuối cán thường được bọc kim loại nhọn vừa để cân bằng trọng lượng với lưỡi đao, vừa để gây sát thương (phần này thường xuất hiện ở Yển nguyệt đao); Phần vỏ đao (tương tự như vỏ kiếm) được dùng để bảo vệ lưỡi đao khỏi hư hại và rỉ sét.
Tùy từng độ dài ngắn của lưỡi và cán đao mà Phác Đao có tên gọi khác nhau. Điểm đặc biệt nhất của Phác Đao chính là khả năng tháo rời và lắp ráp của nó.
Chương thứ 61 của Thủy Hử viết rằng, khi Lư Tuấn Nghĩa đến Sơn Đông để chuẩn bị cho trận chiến với các anh hùng Lương Sơn Bạc (lúc này Lư Tuấn Nghĩa chưa gia nhập Lương Sơn), danh tướng Tam kiệt Hà Bắc lấy ra một lưỡi dao gắn nó lên một cây gậy sắt, buộc chặt và thúc ngựa xông vào quân đối phương.
Mặc dù Phác Đao là vũ khí có thể lắp ráp nhưng khả năng sát thương của nó không hề tầm thường. Khi chỉ có lưỡi đao, nó được sử dụng như một đao ngắn, rất linh hoạt trong đánh "giáp lá cà". Khi có cán đao phụ trợ, nó sẽ trở thành thanh kiếm cán dài, có thể hạ sát địch thủ từ lưng ngựa.
Các anh hùng trong Thủy Hử yêu thích Phác Đao là vì nó có uy lực cực kỳ mạnh mẽ, thích hợp để cận chiến cũng như dễ mang theo và linh hoạt.
Một trong 5 anh hùng võ công "xuất quỷ nhập thần" của Thủy Hử là Quan Thắng không ngẫu nhiên mà được mệnh danh là "Đại Đao". Vũ khí làm nên tên tuổi và chiến tích bất bại của thủ lĩnh Ngũ hổ tướng Lương Sơn chính là Thanh Long đao.
Nhờ có Thanh Long đao có thể chém sắt như chém bùn, Quan Thắng (khi chưa tụ nghĩa Lương Sơn) có thể bất phân thắng bại với Lâm Xung, Tần Minh, Sách Siêu dù đấu trong hàng chục hiệp.
Sau khi gia nhập Lương Sơn, "hậu duệ của Quan Vũ" Quan Thắng có thể tự tin dùng đao giao đấu 20 hiệp với Thạch Bảo - Đại tướng của Phương Lạp và khiến y quay ngựa tháo chạy.
Vu khi xuat hien 200 lan trong Thuy Hu, chem sat nhu chem bun-Hinh-2
Đại Đạo Quan Thắng - Hậu duệ của Võ Thánh Quan Vũ.
"Thần Cơ Quân Sư" Chu Vũ (xếp thứ 37 trong 108 vị đầu lĩnh Lương Sơn Bạc) là người chuyên sử dụng song đao. Khi còn là thảo khấu ở núi Thiếu Hoa, Chu Vũ chỉ lấy đao làm vũ khí đã khiến dân làng gần đó không ai dám đến gần Thiếu Hoa sơn.
Còn với Lý Quỳ. Sau khi gia nhập Lương Sơn Bạc, vì nỗi nhớ cố hương và là người hiếu thuận mà Lý Quỳ đã chẳng quản ngại đường xa, vất vả cõng mẹ già lên núi, sống cùng các anh hùng hảo hán. Lúc đi lấy nước cho mẹ khi nghỉ ở dọc đường, mẹ Lý Quỳ đã bị bầy hổ đói tấn công. Tức giận, Lý Quỳ lấy Phác Đao giết trọn 4 con hổ, trả thù cho mẹ.
Là một loại vũ khí lạnh cổ xưa, Phác Đao cũng có ứng dụng rộng rãi và có địa vị quan trọng trong xã hội cổ đại.
Trong thời kỳ làm nông, phần lưỡi đao (có cán ngắn) đơn giản là một công cụ thiết thực được người nông dân sử dụng để chặt củi, cắt cỏ...
Đồng thời, nó cũng là một trong những "vũ khí" được người dân sử dụng để tự vệ. Vì vậy, Phác Đao đóng một vai trò quan trọng trong xã hội cổ đại và trở thành thứ không thể thiếu trong cuộc sống và chiến đấu của con người.

Độc đáo quan họ cổ chỉ có ở Châm Khê

Châm Khê (Bắc Ninh) là một trong những làng quan họ có sớm nhất vùng Kinh Bắc. Nơi đây còn lưu giữ những câu quan họ cổ không nơi nào có cùng lối hát riêng, đặc sắc.

Đặc sắc cách hát quan họ cổ
Châm Khê trước đây có tên chữ là Bùi Xá, tên nôm là làng Bùi, là một ngôi làng cổ của Việt Nam nằm bên bờ nam của sông Ngũ Huyện Khê (nay thuộc xã Phong Khê, Yên Phong, Bắc Ninh). Nơi đây còn lưu giữ những làn điệu quan họ cổ với lối hát riêng, đặc sắc.

Sửng sốt 10 ngôn ngữ cổ nhất gây ảnh hưởng lớn dù đã...chết

Những ngôn ngữ cổ xưa từng có một lịch sử huy hoàng cho dù biến mất vẫn để lại những ảnh hưởng lớn lao với thế giới hiện đại.

Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet
 Tiếng Latinh là ngôn ngữ thuộc nhóm ngôn ngữ gốc Ý của ngữ hệ Ấn-Âu. Ban đầu nó được dùng ở khu vực quanh thành phố Roma (còn gọi là thành La Mã). Sau đó, tiếng Latinh trở thành ngôn ngữ thống trị tại bán đảo Ý, tiếp đó là lãnh thổ Đế quốc La Mã trải dài quanh khu vực Địa Trung Hải. Ảnh: Văn khắc bằng tiếng Latinh tại Đấu trường La Mã. Nguồn: Wiki.
Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-2
Cho đến nay, tiếng Latinh chính thức là một ngôn ngữ chết, chỉ còn thành phố Vatican sử dụng nó làm ngôn ngữ chính thức vì có nhiều kinh thánh được viết bằng ngôn ngữ này. Ảnh: Commentarii de Bello Gallico của Julius Caesar là một trong những văn bản tiếng Latinh cổ điển nổi tiếng nhất từ thời đại huy hoàng của tiếng Latinh. Nguồn: Wiki.
Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-3
 Tuy nhiên, tiếng Latinh có ảnh hưởng lớn đến nhiều ngôn ngữ phổ biến khác. Chẳng hạn, tiếng Pháp, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Italy, tiếng Bồ Đào Nha... đều được lấy cảm hứng vô tận từ tiếng Latinh. Các kí tự trong nhiều ngôn ngữ đều có cơ sở và nguồn gốc từ các từ Latinh và được phát triển trong thời hiện đại. Ảnh: Từ điển tiếng Latinh nhiều tập tại Thư viện Đại học Graz. Nguồn: Wiki.

Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-4
 Tiếng Phạn. Tiếng Phạn là một trong những ngôn ngữ lâu đời nhất trên thế giới. Cho dù đã chết, nhưng tiếng Phạn vẫn là một trong những ngôn ngữ chính thức của Ấn Độ. Phần lớn kinh cổ của ba tôn giáo có ảnh hưởng lớn tới Ấn Độ đều được viết bằng tiếng Phạn: Phật giáo, Ấn Độ giáo và Kỳ Na giáo. Ảnh: Wiki.


Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-5
 Tiếng Do Thái cổ hoặc Kinh thánh đã có thời kỳ hoàng kim trước đây. Nhưng sau khi Đền thờ Jerusalem bị phá hủy, ngôn ngữ này đã bị xuống cấp nghiêm trọng. Các giáo sĩ Do Thái đã nỗ lực duy trì nhưng nó không được nhiều người nói đến như trước đây. Ảnh: Wiki.

Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-6
Hiện tiếng Do Thái trong Kinh thánh vẫn tồn tại và trở thành di sản trong ngôn ngữ hiện đại. Để đọc được các đoạn Kinh thánh trong bản gốc, người ta phải học tiếng Do Thái. Một bản thảo Kinh thánh tiếng Do Thái. Ảnh: Britannica

Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-7
Tiếng Anh cổ. Tiếng Anh cổ được sử dụng phổ biến ở Anh cho đến khoảng những năm 1100, còn được gọi là Anglo-Saxon. Từ năm 1100, tiếng Anh cổ dần dần không còn được ưa chuộng ở cả nước Anh và xứ Wales, thay vào đó, tiếng Wales củng cố vị trí của mình sau đó. Ảnh: Phần mở đầu của bản thảo Beowulf. Nguồn:  Britannica 

Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-8
Tiếng Copt. Tiếng Copt từng là một ngôn ngữ nổi tiếng của Ai Cập cổ đại, phát triển vào khoảng thế kỷ thứ ba sau Công Nguyên trong thời kỳ La Mã và Ai Cập. Các nhà ngôn ngữ học và sử học coi đây là ngôn ngữ Kitô giáo đầu tiên. Cho đến giờ, tiếng Copt vẫn là ngôn ngữ quan trọng đối với nhiều người theo đạo Cơ đốc trên khắp Trung Đông và thế giới.  Chữ viết Copt. Ảnh: New Line Magazine.
Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-9
Tiếng Đức cổ được các nhà ngôn ngữ học coi là giai đoạn sớm nhất, nguyên thủy nhất của tiếng Đức. Tiếng Đức cổ trở nên phổ biến ở Bavaria và các khu vực khác của Đức bắt đầu từ những năm 500 đến 700 sau Công nguyên. Ngôn ngữ này vẫn tồn tại ở học viện, nhà thờ cho đến ngày nay như một di sản. Ảnh: Trang đầu tiên của St. Gall Codex Abrogans (Stiftsbibliothek, cod. 911), văn bản lâu đời nhất bằng tiếng Thượng Đức cổ. Ảnh: wikipedia 

Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-10
 Tiếng Akkad là ngôn ngữ đầu tiên được viết bằng hình nêm. Các nhà sử học công nhận tiếng Akkad là ngôn ngữ đầu tiên của ngôn ngữ Semit. Hai ngôn ngữ Semit chính hiện đại vẫn lấy cảm hứng từ tiếng Akkad gồm tiếng Do Thái và tiếng Arab. Tiếng Akkad đã tuyệt chủng vào khoảng thế kỷ thứ tám trước Công nguyên nhưng có tác động lớn đến thế giới hiện đại. Một đoạn hình ảnh sử thi Adapa trong Thư viện Morgan viết bằng chữ Akkad. Ảnh: Forward

Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-11

 Tiếng Aram được biết đến nhiều nhất là ngôn ngữ mà Chúa Giêsu Kitô đã nói khi còn sống. Ngay cả khi Aram đã "mất", ngôn ngữ mà nó tạo ra vẫn tiếp tục tồn tại và phát triển mạnh. Ảnh: Tấm bia Carpentras là dòng chữ cổ đầu tiên được xác định là tiếng Aram. Nguồn: wikipedia


Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-12
 Tiếng Bắc Âu cổ được người Viking là một trong những nhóm người khét tiếng và huyền thoại nhất thời cổ xưa truyền bá. Tiếng Bắc Âu cổ giờ đã biến mất, nhưng những từ phổ biến được sử dụng ngày nay. Ví dụ, "Husband", có sự kết hợp của các từ “hus” và “bondi” trong tiếng Bắc Âu cổ còn "Thusday" (thứ năm) bắt nguồn từ “ngày của Thor” trong tiếng Bắc Âu cổ. Ảnh: Bảng chữ cái và cách phát âm tiếng Bắc Âu cổ. Nguồn: Omniglot
Sung sot 10 ngon ngu co nhat gay anh huong lon du da...chet-Hinh-13
 Tiếng Hy Lạp cổ đại. Tiếng Hy Lạp cổ đã được nói (và viết) bởi các nhà triết học và nhà văn nổi tiếng, bao gồm Aristotle, Homer, Plato và Socrates. Ngoài ra, tiếng Hy Lạp cổ tương tự như tiếng Latinh ở chỗ chúng được đặt tên cho các sự vật trong hệ thống y tế và khoa học cũng như các lĩnh vực khác. Ảnh: Internet.