Vũ khí robot thu rác thải trong không gian của ESA sẽ có gì?

(Kiến Thức) - Bãi rác lớn nhất trên Trái đất có thể ở trong không gian. Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã công bố kế hoạch giải quyết vấn đề đó qua việc sử dụng hệ thống robot thu rác thải trong không gian.

Ở độ cao hơn 2000 km, trên bầu khí quyển Trái đất có hơn 3.000 vật thể và hàng chục triệu mảnh vỡ không gian nhỏ nằm xung quanh và chúng di chuyển với tốc độc hàng chục ngàn dặm một giờ.

Đôi khi, hai mảnh vỡ lớn được gọi là “rác không gian" đâm vào nhau, vỡ thành nhiều thứ linh tinh hơn, nhỏ hơn có thể làm hỏng nghiêm trọng các vệ tinh và tàu vũ trụ.

Đó là một vấn đề thực sự. Giờ đây, Cơ quan Vũ trụ châu Âu (ESA) đã công bố kế hoạch giải quyết vấn đề đó qua việc sử dụng hệ thống robot thu rác thải trong không gian mới.

Vu khi robot thu rac thai trong khong gian cua ESA se co gi?
 Nguồn ảnh: Space.

Hệ thống này được gọi là ClearSpace-1, bao gồm bốn vũ khí robot thử nghiệm có khả năng ôm chặt rác thải không gian ra khỏi vùng quỹ đạo Trái đất và tự phá hủy.

Vấn đề thu gom mảnh vỡ không gian đang trở nên cấp bách hơn bao giờ hết", Luc Piguet, người sáng lập và CEO của ClearSpace, công ty khởi nghiệp loại bỏ rác Thụy Sĩ hợp tác với ESA trong nhiệm vụ này cho biết trong một tuyên bố.

“Nhu cầu về một "xe kéo" vũ trụ để loại bỏ các rác thải không gian là rất cấp bách”, Piguet nói.

Dự kiến sẽ ra mắt vào năm 2025, hệ thống ClearSpace-1 trước mắt sẽ nhận diện và kẹp chặt một mảnh vỡ không gian gọi Vespa, vật thể có đoạn hình nón nặng khoảng 100 kg.

Chi phí của nhiệm vụ thu gom này cứ một lần tốn khoảng 133 triệu đô la, theo The Guardian.

Trong khi đó, nhiều quốc gia và cơ quan khác đã đề xuất các phương pháp loại bỏ rác khác không gian, bao gồm triển khai các mạng lưới nhỏ và sử dụng tia laser gắn trên vệ tinh để bắn các mảnh vụn không gian vào vùng sâu khí quyển. 

Mời quý vị xem video: Bí ẩn ngôi sao kỳ lạ nhất vũ trụ. Nguồn video: Cuộc sống thực

Kỷ lục lỗ đen cực nặng trong thiên hà trung tâm Abell 85

(Kiến Thức) - Trong không gian, các lỗ đen xuất hiện với các kích cỡ và khối lượng khác nhau. Kỷ lục hiện thuộc về một lỗ đen nằm trong cụm thiên hà Abell 85, với khối lượng gấp 40 tỷ lần Mặt trời của chúng ta nằm ở giữa trung tâm Holm 15A. 

Theo đó, các nhà thiên văn học tại Viện Vật lý ngoài Trái đất Max Planck và Đài quan sát Đại học Munich phát hiện ra điều này bằng cách đánh giá dữ liệu trắc quang học từ Đài thiên văn Wendelstein cũng như các quan sát quang phổ mới với Kính viễn vọng Very Large.

Mặc dù cụm Abell 85 có khối lượng khổng lồ gấp khoảng 2 nghìn tỷ khối lượng Mặt trời, nhưng trung tâm của thiên hà lại cực kỳ khuếch tán và mờ nhạt.

Phát hiện sửng sốt lần đầu vể vụ nổ "quái vật" trong vũ trụ

(Kiến Thức) - Vụ nổ mạnh nhất trong vũ trụ tạo ra bức xạ năng lượng mạnh hơn cả trước đây. Đây là những phát hiện đầu tiên về vụ nổ tia gamma bằng kính viễn vọng tia gamma trên mặt đất.

Sử dụng kính thiên văn chuyên dụng, hai đội quốc tế phát hiện các tia gamma năng lượng cao nhất từng được đo từ vụ nổ tia gamma trong vũ trụ, đạt năng lượng gấp 1000 tỷ lần so với năng lượng từng bắt gặp.

Các nhà khoa học hoạt động tại kính thiên văn HESS và MAGIC trình bày quan sát của họ trong một ấn phẩm khoa học độc lập trên tạp chí Nature. Đây là những phát hiện đầu tiên về vụ nổ tia gamma bằng kính viễn vọng tia gamma trên mặt đất.