Vụ giáo viên đánh HS: BV huyện bảo thương tật, tỉnh bảo không

Ngày 24/2, nạn nhân vụ giáo viên đánh học sinh  được chuyển lên BV Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng tay phải bị bó bột đến mu bàn tay.

Ngày 24/2, em Đỗ Lân Anh, nạn nhân trong vụ giáo viên đánh học sinh, được chuyển lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa trong tình trạng tay phải bị bó bột đến mu bàn tay.
Tại đây, bác sỹ Dương Văn Thọ, Trưởng khoa chấn thương Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa cho biết đã tháo bột và tiến hành các kiểm tra, xét nghiệm, kể cả chụp cắt lớp hiện đại nhưng không phát hiện thấy tổn thương nào.
Vu giao vien danh HS: BV huyen bao thuong tat, tinh bao khong
 Em Đỗ Lân Anh bị thương ở cánh tay phải
"Để cho chính xác hơn nữa chúng tôi đã chụp bằng MS CTI 128 lát cắt hiện đại nhất", bác sỹ Thọ cho biết, "Cánh tay của em Anh vẫn co duỗi và hoạt động tốt, không có thương tổn gì”.
Đây là kết luận trái ngược hoàn toàn với kết luận trước đó của Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định vào ngày 22/2, rằng Lân Anh - học sinh bị thầy giáo đánh bị rạn lồi cầu xương cánh tay và vỡ mõm khuỷu tay, qua chụp X Quang phát hiện bị chấn thương nên phải cố định và điều trị.
Vu giao vien danh HS: BV huyen bao thuong tat, tinh bao khong-Hinh-2
 Biên bản tự kiểm điểm của thầy giáo Đoàn Văn Học
Để tìm hiểu thêm về vấn đề này, PV đã trao đổi với ông Hà Minh Tuấn, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa huyện Yên Định.
Ông Tuấn cho biết: "Theo bệnh án em Đỗ Lân Anh đã bị vỡ mõm khuỷu tay, lồi cầu cánh xương trắng cánh tay phải, sưng nề, đau nhói. Còn khi xuống tuyến tỉnh có kết quả trái ngược là do bệnh viện tuyến huyện máy móc kém hơn, năng lực chuyên môn cũng chưa được chính xác".
Cũng theo ông Tuấn, trước khi chuyển lên tuyến trên, bệnh viện phải có chuẩn đoán bệnh lý bệnh án và khi được hội chuẩn kết quả tuyến trên, tuyến dưới phải tuân theo kết quả của tuyến trên.
Như đã đưa tin trước đó, em Đỗ Lân Anh, học sinh lớp 8A, Trường THCS Định Hòa bị thầy giáo Đoàn Văn Học đánh trong giờ dạy học khiến em phải nhập viện bó bột. Sự việc thầy giáo đánh học sinh bó bột đã làm dư luận và các cơ quan truyền thống rất bức xúc.
Hiện tại, thầy Đoàn Văn Học cũng đã bị đình công tác và đang chờ kết luận của các cơ quan chức năng trước khi đưa ra hình thức kỷ luật đối với thầy Học.

Thông tin mới vụ du khách người Anh tử nạn tại thác Datanla

Tối 26/2, thi thể 3 du khách người Anh tử nạn tại thác Datanla đã được đưa về TP.HCM sau khi hoàn tất các thủ tục điều tra.

Thong tin moi vu du khach nguoi Anh tu nan tai thac Datanla
 Lực lượng cứu hộ chuẩn bị xuống thác để tìm người bị nạn - Ảnh: Chính Thành.
Theo Công an TP Đà Lạt, qua xác minh ban đầu, ba nạn nhân gồm: Anderson Beth G. (nữ, 25 tuổi, nhập cảnh vào VN ngày 4-2), Squire Isoben M. (nữ, 19 tuổi, nhập cảnh vào VN ngày 4-2) và Sloan (nam, chưa rõ năm sinh). Cả ba đi du lịch theo tour do Công ty TNHH Đam Mê Đà Lạt tổ chức.

Không mua vé du lịch mạo hiểm

Vụ tai nạn khiến 3 du khách người Anh tử nạn tại thác Datanla xảy ra vào khoảng 12h ngày 26/2, nhưng phải hơn một giờ sau đó cơ quan chức năng mới tiếp cận được hiện trường.

Vị trí ba công dân Anh gặp nạn là chân thác hiểm trở cao khoảng 70m, gần như dựng đứng, nằm sâu dưới hạ nguồn khu du lịch thác Datanla, giáp chân đèo Prenn (P.3, TP Đà Lạt).

Lực lượng cứu hộ tỉnh Lâm Đồng gồm gần 100 người phải rất vất vả để tiếp cận hiện trường. Tới 17h đội cứu nạn mới vớt được thi thể cuối cùng bị mắc kẹt tại một gầm nước dưới chân thác.

Với độ dốc núi tới 70 độ, mất gần hai giờ mới đưa được thi thể ba nạn nhân lên đầu đèo Prenn khi trời bắt đầu sẩm tối.

Trực tiếp chỉ đạo đội cứu hộ, đứng trên đầu thác có vách đá hiểm trở nằm cách trung tâm khu du lịch Datanla gần 2km, ông Nguyễn Văn Yên - phó chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng - phải thốt lên: “Địa hình quá hiểm trở, dốc đứng thiếu an toàn, chỉ cần một sơ suất là có thể bỏ mạng”.

Ông Yên cho biết đây là vụ tai nạn nghiêm trọng, đặc biệt người tử nạn lại là du khách người Anh.

“Chúng tôi đang chỉ đạo các ban ngành nhanh chóng tìm ra nguyên nhân để có câu trả lời sớm nhất tới Tổng lãnh sự quán Anh tại TP.HCM” - ông Yên nói.

Ông Lê Viết Lục - giám đốc Ban quản lý khu du lịch thác Datanla (thuộc Công ty cổ phần Du lịch Lâm Đồng - Dalat Tourist) - khẳng định theo kiểm tra nhanh từ Ban quản lý khu du lịch, ba người này không hề mua vé du lịch mạo hiểm liên hoàn từ phòng vé.

“Theo quy định của chúng tôi, khi du khách muốn chơi trò chơi mạo hiểm liên hoàn như đu dây, vượt thác thì phải mua vé. Chúng tôi phát cho từng du khách dây đeo tay có dấu hiệu đặc biệt, không thấm nước, các dụng cụ hỗ trợ áo phao, dây đeo khác. Đồng thời người chơi phải ký xác nhận đảm bảo sức khỏe. Tuy nhiên, ba du khách đều không mua vé loại này, đi “chui” theo đường mòn từ rừng xuống thác dưới sự hướng dẫn của một hướng dẫn viên Công ty du lịch Đam Mê Đà Lạt” - ông Lữ nói.

Hướng dẫn viên nói gì?

Được mời về Công an TP Đà Lạt từ đầu giờ chiều 26/2, anh Đặng Văn Sỹ (26 tuổi, hướng dẫn viên Công ty TNHH dịch vụ du lịch Đam Mê) cho biết lúc 9h cùng ngày, anh cùng tài xế của công ty đi đón hai du khách nữ và một khách nam.

Khoảng 9h15, cả đoàn khởi hành đến đồi Robin để đi cáp treo xuống thiền viện Trúc Lâm tham quan, sau đó đi bộ xuống hồ Tuyền Lâm.

“Khoảng 11h30 chúng tôi đến khu du lịch thác Datanla. Tôi giới thiệu cho ba du khách nội dung tham quan gồm đi máng trượt, đi bộ dọc thác và chơi các trò chơi như trượt nước, bơi, nhảy tự do. Sau khi ba du khách tham quan trong khu du lịch và đi máng trượt xong, tôi tiếp tục đưa ba du khách xuống dọc đèo Prenn, đến đoạn có đường đi bộ xuống dòng suối dưới thác. Tôi có yêu cầu ba du khách mang mũ bảo hiểm, áo phao, còn đồ dùng cá nhân bỏ vào túi chống nước. Tôi cùng ba du khách đi bộ xuống thác Datanla” - anh Sỹ kể.

Theo anh Sỹ, khi xuống dưới khu vực suối đá, ngay tại khu vực trượt nước, thấy một đoàn khách nước ngoài chuẩn bị trượt nước, ba du khách yêu cầu anh cho họ được trượt nước.

Anh Sỹ nói: “Ba du khách trượt xuống, đùa giỡn và bơi. Tôi đi vòng xuống dưới và thấy người khách nam đang đi cạnh mỏm đá ở bờ bên kia, gần đến đoạn nước chảy xiết, hai du khách nữ đi theo sau cách khoảng 1m.

Thấy quá nguy hiểm, tôi yêu cầu khách đi vào bờ bên trái nhưng ba du khách vẫn đùa giỡn, rồi xuống suối thả mình trên áo phao. Sau đó, khách nam đứng lên đi ngược lại phía hai người khách nữ thì bị trượt té và bị nước cuốn trôi.

Tôi liền nhảy xuống và yêu cầu hai khách nữ đứng dậy, bám chân xuống lòng suối để không bị cuốn trôi. Tôi chạy ra một đoạn thì thấy cả hai khách nữ bị cuốn trôi xuống thác. Tôi không dám xuống vì nếu xuống cũng sẽ bị nước cuốn trôi vào vách đá thẳng đứng.

Tôi chạy vòng xuống dưới hầm thác tìm ba du khách. Tôi cùng ba người bạn bơi tìm và khoảng 10 phút sau thì phát hiện xác du khách nam nổi lên rồi trôi ra. Tôi cùng ba người bạn đưa du khách nam lên bờ, hô hấp nhân tạo nhưng người này đã tử vong. Khoảng 15 phút sau thì xác một người khách nữ nổi lên và trôi ra. Tôi cùng ba người bạn tiếp tục hô hấp nhân tạo nhưng người khách nữ này cũng đã tắt thở”.

Công ty TNHH dịch vụ du lịch Đam Mê Đà Lạt có trụ sở tại số 33 Trương Công Định, phường 1, TP Đà Lạt. Ngành nghề kinh doanh là điều hành tour du lịch, đại lý du lịch và dịch vụ phục vụ đồ uống. Ngay khi tai nạn xảy ra, ông Phạm Hữu Hoài Nguyên - giám đốc công ty - có mặt tại hiện trường để phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết. Trao đổi về hướng xử lý vụ việc, ông nói: “Cơ quan pháp luật xử sao thì chúng tôi chịu vậy chứ giờ bối rối quá không biết phải làm sao”.

Nghĩ từ chuyện Giám đốc sở 30 tuổi mất… chim

(Kiến Thức) - Nhiều ngày nay, dư luận và báo chí bị cuốn vào câu chuyện ông Giám đốc sở 30 tuổi mất chim.

Cái chuyện mất chim thực ra chả là gì cả đối với một người bình thường nhưng đằng này nó lại gắn với ông giám đốc trẻ, thế cho nên dư luận mới ồn ào.