Vì sao nhện đực phải chạy thật nhanh sau khi giao phối?

Sau khi giao phối, hầu hết nhện cái sẽ ăn thịt nhện đực. Tuy nhiên loài nhện Philoponella có một bộ phận vô cùng đặc biệt giúp giúp tẩu thoát nhanh chóng.
  • Vi sao nhen duc phai chay that nhanh sau khi giao phoi?
    Thông thường, sau khi giao phối, nhện cái sẽ ăn thịt nhện đực. Tuy nhiên, đối với loại nhện dệt quả cầu, sau khi "ân ái", con đực có thể thoát ra khỏi con cái với tốc độ nhanh chóng. Nguồn: Shichang Zhang
  • Vi sao nhen duc phai chay that nhanh sau khi giao phoi?-Hinh-2
    Theo một nghiên cứu mới loài nhện này có một khớp chân trước đặc biệt, giúp chúng phóng cơ thể ra xa hàng chục cm trong tích tắc bằng cách trữ động năng. Nguồn: Shichang Zhang
  • Vi sao nhen duc phai chay that nhanh sau khi giao phoi?-Hinh-3
    Trong khi giao phối, nhện đực sẽ cố định mình vào lưới của nhện cái bằng một "dây an toàn" bằng tơ", để sau khi "chạy thoát thân", chúng có thể trở lại và giao phối lần nữa. Nguồn: Duhotrungquoc.vn.
  • Vi sao nhen duc phai chay that nhanh sau khi giao phoi?-Hinh-4
    Nhện Philoponella có kích thước cơ thể nhỏ, con đực dài khoảng 3mm, tuy nhiên con cái lại có kích thước gấp đôi và chúng sống thành từng đàn khoảng 200 con. Nguồn: identify.spiders.com.
  • Vi sao nhen duc phai chay that nhanh sau khi giao phoi?-Hinh-5
    Các nhà khoa học đã thực hiện khoảng 155 thử nghiệm giao phối thành công trên loài nhện này. Họ đã chụp ảnh bằng máy ảnh tốc độ 1.500 hình/giây. Kết quả cho thấy, sau lần giao phối đầu tiên, 97% con đực đều sống sót. Nguồn: CountyNewsCenter.
  • Vi sao nhen duc phai chay that nhanh sau khi giao phoi?-Hinh-6
    Tuy nhiên, khi các nhà khoa học đã thử nghiệm trên 30 con nhện đực, phá vỡ cơ chế phóng ở chân của nhện, và tất cả chúng đều bị nhện cái hạ gục. Nguồn: TheGuardian.
  • Vi sao nhen duc phai chay that nhanh sau khi giao phoi?-Hinh-7
    Tốc độ "thoát thân" của loài nhện này rất đáng kinh ngạc với 88cm/giây, điều đó tương đương với việc một người trưởng thành thực hiện một bước bay sải và hạ cánh một giây sau đó ở khoảng cách 530m. Nguồn: Sustain.round.
  • Vi sao nhen duc phai chay that nhanh sau khi giao phoi?-Hinh-8
    Các nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng cơ chế hoạt động giúp con đực phóng ra xa khỏi con cái sau khi "xong việc" là do chân của chúng gập lại, sau đó khi được giải phóng áp suất thủy lực sẽ khiến chân nhanh chóng mở rộng. Nguồn: insectidentification
  • Vi sao nhen duc phai chay that nhanh sau khi giao phoi?-Hinh-9
    Nhện thợ dệt quả cầu là loài động vật duy nhất được biết đến sử dụng kỹ thuật này như một biện pháp bảo vệ chống lại việc ăn thịt đồng loại, nhằm đảm bảo an toàn để chúng có thể sống sót, trong khi các loài khác dùng cơ chế này để săn mồi. Nguồn: Shutterstock.
Nguyễn Uyên (Theo Livescience)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN