Vì sao chúng ta vẫn chưa thể đặt chân lên sao Hỏa?

Sao Hỏa vốn được coi là cho ngôi nhà thứ hai của loài người, nhưng tại sao chúng ta vẫn chưa thể đặt chân lên đây?
Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?
Cuộc đua chinh phục sao Hỏa, với mong muốn đưa con người lên hành tinh đỏ, đang nóng hơn bao giờ hết. Cả SpaceX và NASA đều đang tích cực làm việc để gửi các phi hành gia lên sao Hỏa với tham vọng biến nó thành "thuộc địa" của Trái Đất.  

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-2
Kể từ khi nhân loại hạ cánh thành công lên Mặt trăng gần với chúng ta, các cơ quan hàng không vũ trụ tiếp tục tìm kiếm và tiếp cận sao Hỏa và theo cơ quan vũ trụ Châu Âu thì đây là nơi có tiềm năng cần thiết để nhân loại nỗ lực xem xét. 

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-3
Các cơ quan vũ trụ trên Trái Đất đã cố gắng tiếp cận sao Hỏa bằng tàu không người lái từ nhiều thập kỷ trước cho đến nay. Chúng ta thực sự đã có những thành công trong việc lên sao Hỏa trong thời gian gần đây, cả với các tàu thăm dò và tàu lượn điều khiển từ xa.  

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-4
 Nhưng thất bại cũng không ít, trong số 47 sứ mệnh tới sao Hỏa cho đến nay, 28 sứ mệnh đã thất bại. 

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-5
 Neil deGrasse Tyson (nhà vật lý thiên văn, vũ trụ học, tác giả và người phát ngôn khoa học người Mỹ) nghi ngờ ý tưởng rằng nhân loại sẽ thiết lập được một thuộc địa lâu dài trên sao Hỏa.

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-6
Lên sao Hỏa trong một chuyến thăm ngắn ngủi là một chuyện, nhưng việc ở lại trên sao Hỏa lâu dài là một câu chuyện phức tạp khác. Neil deGrasse Tyson bảo vệ quan điểm rằng việc gửi các phi hành gia đến sống trên sao Hỏa và có khả năng thuộc địa hóa nó không chỉ là ý tưởng liều lĩnh mà còn là điều không tưởng.  

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-7
 Có thể giải thích lý do vì sao phi hành gia có thể hạ cánh trên sao Hỏa nhưng không thể trở về Trái Đất như sau. Thứ nhất là do công nghệ tàu vũ trụ tái chế do con người tạo ra hiện nay chưa hoàn thiện.

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-8
 Đồng thời, lực hấp dẫn của sao Hỏa gấp đôi so với mặt trăng, đối với một tàu vũ trụ có cùng khối lượng, để cất cánh trên bề mặt sao Hỏa, lực đẩy cần thiết sẽ tăng lên nhiều lần. Không khí trên bề mặt sao Hỏa rất loãng, nó sẽ mang lại lực cản rất lớn cho hoạt động của tàu vũ trụ.

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-9
 Ngoài ra, khoảng cách giữa sao Hỏa và Trái Đất vượt xa khoảng cách giữa Trái Đất và Mặt Trăng, do đó con người cần thêm nhiên liệu để hỗ trợ cho chuyến bay dài, nếu cần tăng tốc nửa chừng thì cũng phải tính đến lượng nhiên liệu dự trữ. Nhiên liệu sử dụng cho toàn bộ chuyến bay khứ hồi đã vượt quá sức tưởng tượng của con người, đây là một điểm nghẽn rất lớn.

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-10
 Tất nhiên, con người cũng có kế hoạch xây dựng các kho nhiên liệu trên bề mặt sao Hỏa để cung cấp đủ năng lượng hơn cho phi hành gia đến và đi từ sao Hỏa, nhưng điều đó vẫn khó đạt được.

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-11
 Các nhà khoa học cho rằng nhiều ý tưởng hiện nay vẫn mang màu sắc khoa học viễn tưởng và con người ở giai đoạn này chỉ có thể lên kế hoạch cho các chuyến khám phá sao Hỏa trên cơ sở công nghệ hiện có. 

Vi sao chung ta van chua the dat chan len sao Hoa?-Hinh-12
 Và chúng ta cũng cần phải đảm bảo sức khỏe thể chất và tinh thần của các phi hành gia hết mức có thể, vì vậy trong tương lai, việc khám phá sao Hỏa vẫn sẽ đòi hỏi sự nỗ lực không ngừng của vô số nhà khoa học.
>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).
 


Thiên Trang (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN