Quái vật T-rex thực chất chỉ là loài chuyên 'cắn trộm' để tồn tại

Khủng long bạo chúa - Tyrannosaurus rex, thường rút gọn là T-rex được xem là loài vật vô cùng oai phong và đáng sợ. Tuy nhiên trên thực tế, chúng là những kẻ chuyên “cắn trộm” để tồn tại.
Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai
 Khủng long bạo chúa T-rex mang dáng vẻ hung tợn của loài khủng long ăn thịt và là mối nguy hiểm bậc nhất của những sinh vật trên cạn vào cuối kỷ Phấn Trắng (145-66 triệu năm trước).

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-2
 Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây đã chỉ ra sinh vật này không hẳn là kẻ đứng đầu chuỗi thức ăn, và cũng không oai hùng như phim ảnh đã tạo ra. Thực tế, khủng long bạo chúa là những kẻ chuyên “cắn trộm” để tồn tại.

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-3
Về kích thước, khủng long bạo chúa T-rex dài khoảng hơn 12 mét, cao 4 mét, và nặng 7 tấn, tức là nhỉnh hơn một con voi trưởng thành. Mà khi khối lượng càng lớn, độ linh hoạt càng giảm theo cấp số nhân. 

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-4
Thêm vào đó, cấu trúc cơ thể với hai chi trước teo nhỏ, khủng long bạo chúa không thể xoay chuyển linh hoạt vì thiếu trụ điều hướng lực. Phần thân trước với đầu lớn, cổ dài, phần thân sau có đuôi dài và nặng, được cân bằng trên hai chân sau, khiến cho chúng không thể xoay trái và xoay phải nhanh chóng. 

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-5
 Chính vì thế, khủng long bạo chúa không cách nào săn đuổi các loài sinh vật nhỏ hơn mình (phần lớn loài khủng long cùng thời đều nhỏ hơn T-rex) vì chúng xoay chuyển linh hoạt hơn và có thể nhanh chóng trốn thoát.

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-6
Có một giả thiết được nhiều nhà khoa học đặt ra, đó là khủng long bạo chúa sống chủ yếu dựa vào xác thối, ăn lại từ những cuộc săn của loài khác.  

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-7
 Nhưng giả thiết này không hoàn toàn hợp lý khi với khối lượng đồ sộ, khủng long bạo chúa cần một lượng thức ăn lớn mỗi ngày. Ăn xác thối đồng nghĩa với việc chúng không thể chủ động được về nguồn thức ăn.

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-8
Và nếu ăn xác thối, cơ chế tiến hóa cũng sẽ không cung cấp cho khủng long bạo chúa một cặp hàm siêu khỏe như vậy. Đó là cặp hàm có lực cắn mạnh nhất trong số tất cả các động vật trên cạn từng được ghi nhận. 

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-9
 Cuối cùng, các nhà khoa học kết luận rằng khủng long bạo chúa là loài săn mồi phục kích. Chúng sẽ chờ đợi ở một lùm cây nào đó để rình con mồi. Đợi khi con mồi đến gần, chúng lao ra với một lực xuất phát mạnh từ đôi chân nhiều cơ bắp.

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-10
 Cơ thể to lớn cũng giúp chúng có động năng cao. Chúng xông thẳng đến con mồi và tung ra một cú cắn chết người từ cặp hàm siêu khỏe của mình, sau đó giết và ăn thịt.

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-11
 Hoặc cũng có thể, do cần một lượng lớn thức ăn, chúng đã kết hợp tất cả các cách thức ăn mồi như trên. Tuy vào hoàn cảnh chúng gặp con mồi mà lựa chọn phục kích, truy đuổi hay ăn xác thối. 

Quai vat T-rex thuc chat chi la loai chuyen 'can trom' de ton tai-Hinh-12
  Khủng long bạo chúa có một đời sống hoạt động, sinh sản và săn mồi vô cùng lý thú, chính vì điểm này, chúng luôn là nhân vật chính được “săn đón” trong những nghiên cứu của các nhà khảo cổ.

Mời các bạn xem video: Top 10 Loài Động Vật Sống Lâu Nhất Trái Đất. Nguồn: Yan News.



Thùy Dung (T.H)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN