Những điều ít người biết về "hảo su cù"
(Vietnamdaily) - Ngoài việc được coi là “thực phẩm vàng” của mùa đông, củ su hào còn có nhiều công dụng bổ ích khác với sức khỏe con người.
Hà Nguyễn (tổng hợp)
-
Su hào có tên khoa học là Brassica oleracea, có nguồn gốc tự nhiên là cải bắp dại. Su hào có thân phình thành củ hình cầu hay hình hơi dẹp, màu xanh nhạt hoặc xanh tía, lá có phiến hình trứng, trơn, phẳng, màu lục đậm.
-
Củ su hào được coi là thần dược của mùa đông với nhiều chất dinh dưỡng như protein, lipid, carbohydrate, chất xơ, canxi, sắt, phospho, kali, natri, đồng, magne, kẽm, selen; vitamin A, B1, B2, B6, C, D, E, biotin, K, P, caroten,...
-
Su hào có vị ngọt nhẹ, tính mát. Loại củ quen thuộc này được dùng để chế biến nhiều món ăn như su hào luộc, su hào xào thịt, su hào hầm xương, nộm su hào, su hào muối,...
-
Ngoài việc được sử dụng như một thực phẩm, theo Đông y, su hào còn có công dụng chữa viêm loét hành tá tràng, tiểu tiện nhỏ giọt, nước tiểu đục; đại tiện xuất huyết, thũng độc, viêm xoang… Lá su hào có tác dụng trị thực tích, đàm tích, ác sang.
-
Ngoài ra, theo các chuyên gia, su hào được đánh giá là loại thực phẩm giúp thanh lọc máu và thận tốt, loại bỏ các chất độc ra khỏi cơ thể, giúp tiêu hóa dễ dàng.
-
Thị trấn Hamburg nằm ở bang Michigan của nước Mỹ được coi là “Thủ đô su hào của thế giới. Nơi đây thậm chí đã từng tổ chức lễ hội su hào với 600 người tham dự vào lúc đông nhất năm 1985.
Hà Nguyễn (tổng hợp)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile