Kẻ trộm khiếp vía, không thể 'cuỗm' kho báu khủng trong lăng mộ

Lăng mộ Võ Tắc Thiên từng bị trộm mộ "ghé thăm" ít nhất 20 lần nhưng vẫn còn nguyên. Vì sao lại vậy?
  • Ke trom khiep via, khong the 'cuom' kho bau khung trong lang mo
    Võ Tắc Thiên (624 - 705) được biết đến là hoàng đế đầu tiên và cũng là duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Quốc. Ban đầu, bà nhập cung làm phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân. Về sau, Võ Tắc Thiên trở thành sủng phi của Đường Cao Tông Lý Trị - con trai Đường Thái Tông.
  • Ke trom khiep via, khong the 'cuom' kho bau khung trong lang mo-Hinh-2
    Nhờ được Đường Cao Tông sủng hạnh, Võ Tắc Thiên trở thành hoàng hậu. Sau khi hoàng đế Lý Trị băng hà, Võ hậu từng bước thâu tóm quyền lực và cuối cùng lập ra nhà Võ Chu, đăng cơ lên ngôi hoàng đế vào năm 690. Bà tại vị 15 năm và làm gián đoạn nhà Đường.
  • Ke trom khiep via, khong the 'cuom' kho bau khung trong lang mo-Hinh-3
    Trước khi băng hà vào năm 705, Võ Tắc Thiên đã trả lại giang sơn cho con cháu nhà Đường. Đồng thời, người phụ nữ quyền lực này có di nguyện được hợp táng cùng người chồng thứ hai là Đường Cao Tông trong Càn Lăng.
  • Ke trom khiep via, khong the 'cuom' kho bau khung trong lang mo-Hinh-4
    Theo đó, sau khi chết, Võ Tắc Thiên được chôn cất trong Càn Lăng với lượng lớn đồ tùy táng quý giá. Theo một số nguồn tin, khi Đường Cao Tông băng hà, số đồ vật tùy táng chiếm tới 1/3 quốc khố nhà Đường. Khi nữ hoàng đế Võ Tắc Thiên qua đời, kho báu tùy táng giá trị 1/3 quốc khố.
  • Ke trom khiep via, khong the 'cuom' kho bau khung trong lang mo-Hinh-5
    Vậy nên, Càn lăng chứa kho báu tùy táng khổng lồ, trở thành mục tiêu của nhiều kẻ trộm mộ. Các nhà nghiên cứu cho hay Càn Lăng từng ít nhất 17 lần bị trộm mộ đào xới, đục phá, thậm chí dùng mìn nhằm đánh cắp số vàng bạc châu báu bên trong.
  • Ke trom khiep via, khong the 'cuom' kho bau khung trong lang mo-Hinh-6
    Tuy nhiên, những kẻ trộm mộ đều tay trắng trở ra, không thể đột nhập vào bên trong Càn Lăng.
  • Ke trom khiep via, khong the 'cuom' kho bau khung trong lang mo-Hinh-7
    Lý do khiến Càn Lăng bất khả xâm phạm đã được các chuyên gia giải mã sau khi kiểm tra cấu trúc của lăng mộ này. Theo họ, các bức tường của Càn Lăng đều được xây bằng gạch đá vôi lớn, rắn chắc và khó phá vỡ.
  • Ke trom khiep via, khong the 'cuom' kho bau khung trong lang mo-Hinh-8
    Thêm nữa nữa, những người thợ thời Đường đã dùng thiếc để gắn kết và lấp kín khe hở giữa các khối đá. Việc sử dụng thiếc để kết dính các tảng đá với nhau khiến các bức tường trong Càn Lăng càng vững chắc, khó công phá.
  • Ke trom khiep via, khong the 'cuom' kho bau khung trong lang mo-Hinh-9
    Tiếp đến, Càn Lăng nằm ở giữa sườn núi. Cả ngọn núi Lương Sơn giống như chiếc áo giáp tự nhiên bảo vệ cho lăng mộ. Nhờ những lý do đó, lăng mộ này vẹn nguyên theo năm tháng.
  • Mời độc giả xem video: Bí quyết khiến Hoàng đế dù ăn sơn hào hải vị cũng không béo phì.
Tâm Anh/TTCS (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN