Những đại kỵ khi ăn lươn ít ai hay biết

Lươn là thực phẩm không chỉ ngon, bổ dưỡng mà còn chữa được rất nhiều bệnh. Tuy nhiên, trên thực tế không phải ai cũng biết ăn lươn đúng cách để khỏi rước bệnh vào người.
Nhung dai ky khi an luon it ai hay biet
Ảnh minh họa: Internet. 
Theo cựu đại tá, lương y đa khoa Bùi Hồng Minh (Nguyên Chủ tịch Hội Đông y Ba Đình, Hà Nội), trong Đông y, lươn có tính ôn, vị ngọt, công hiệu bổ khí dưỡng huyết, làm mạnh gân cốt, thanh nhiệt, nhuận tràng, an thần, mạnh gân xương, thích hợp với người lao lực, ho hen, tiêu khát, kiết lỵ, phong thấp đau nhức, gân cốt rã rời, thận hư đau lưng, liệt thần kinh mặt.
Người phương Đông còn gọi lươn là thiện ngư (cá lành), trường ngư, hoàng đán, hoàng thiện, hải xà, đán ngư… và đánh giá lươn là một trong "tứ đại hà tiên" (4 món ngon dưới nước). Trong khi người Nhật Bản nhận định thịt lươnchẳng khác gì "sâm động vật", là thực phẩm giúp thông huyết mạch, lợi gân cốt cực quý trong Đông y.
Tuy nhiên khi ăn lươn nên lưu ý những điều sau:
Không ăn lươn cùng thực phẩm có tính hàn
Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo, sau khi ăn lươn, chạch bạn không nên ăn các thực phẩm mang tính hàn như chuối tiêu, tôm cua biển, dưa hấu... vì kết hợp những thực phẩm này với nhau có thể khiến bạn bị ngộ độc.
Không nên ăn lươn đã chết
Không ít bà nội trợ quan niệm, lươn chết hoặc đã ươn chỉ kém tươi ngon một chút so với lươn còn sống. Nhưng bạn không nên tiếc rẻ để ăn những con lươn đã chết hoặc ươn dù cho trong thịt lươn chứa rất nhiều protein, trong đó có hợp chất Histidine tốt cho cơ thể.
Cũng bởi, khi lươn chết hợp chất này có thể chuyển hóa thành chất độc Histamine. Bình thường, cơ thể người có thể chịu đựng một hàm lượng chất độc này, nhưng nếu hàm lượng cao hoặc cơ thể yếu, mới bệnh xong hoặc trẻ em có sức đề kháng kém sẽ có nguy cơ bị ngộ độc rất cao.
Nhung dai ky khi an luon it ai hay biet-Hinh-2
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh gút là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao. Ảnh minh họa: Internet. 
Ăn lươn chưa chín
Bạn có thể chế biến lươn theo nhiều cách khác nhau, tuy nhiên, dù chế biến theo cách nào cũng phải đảm bảo lươn được chín. Bởi trong lươn có một loại ký sinh trùng rất dai và chịu được nhiệt cao. Nếu chỉ xào qua, những ấu trùng này vẫn sống và sẽ theo đường ăn uống đi vào cơ thể bạn.
Ăn lươn khi bị bệnh gút
Các nhà khoa học chỉ ra rằng, bệnh gút là bệnh của rối loạn chuyển hóa đạm dẫn đến việc tăng acid uric trong máu. Lươn là thực phẩm giàu chất đạm vì thế những người bị bệnh gút không nên ăn nhiều thịt lươn để tránh tình trạng bệnh tăng cao.
Những người đang dùng thuốc hà thủ ô đỏ
Hà thủ ô đỏ chủ yếu được biết đến như là một vị thuốc bổ, trị suy nhược thần kinh, ích huyết, khỏe gân cốt, đen râu tóc... Tuy nhiên, những người đang dùng thuốc hà thủ ô đỏ nên kiêng ăn cá không vảy như lươn, chạch.
Lươn thường chui rúc dưới ao bùn, sình lầy, nước đục... Vì sống trong môi trường bẩn như thế, lại thêm thói ăn tạp, nên hệ tiêu hóa và chính cả thịt lươn có thể nhiễm vi trùng và ký sinh trùng. Theo nghiên cứu của GS Trần Vinh Hiển, cố vấn khoa học Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP HCM, trên cả lươn nuôi và lươn hoang dã tỉ lệ nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum từ 0,8-29,6%, mùa khô tỉ lệ thấp và tăng dần trong mùa mưa. 
Giáo sư Trần Thị Kim Dung, bộ môn ký sinh trùng Đại học Y dược TP HCM, cũng cảnh báo tình trạng nhiễm ấu trùng Gnathostoma spingerum khá cao ở người có thói quen ăn thức ăn chưa nấu chín kỹ như lươn xào tái, lươn gỏi...
Cũng cần lưu ý, vì thịt lươn có nhiều chất đạm, đặc biệt có axit amin histidine- là một axit amin “tối cần thiết” cho trẻ em; bình thường histidine rất tốt cho cơ thể, nhưng khi con lươn chết, axit amin này biến đổi thành chất histamine, một chất độc gây ra dị ứng miễn dịch có hại cho con người.
Tóm lại, lươn là thực phẩm rất tốt, rất bổ cho cơ thể. Nhưng theo GS.TS Nguyễn Thị Lâm, phó viện trưởng Viện Dinh dưỡng quốc gia, khi chế biến cần lưu ý hai điều: một là phải đun nấu thật chín để loại trừ hẳn các ký sinh trùng “kháng nhiệt” vốn khá nhiều trong thịt lươn và hai là không dùng thịt lươn chết hoặc bị ươn.
Theo Quảng An/Tiền Phong

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN