Người xưa dùng quan niệm mê tín để lý giải dịch bệnh như nào?
Hàng ngàn năm trước, nhiều nền văn minh cổ xưa đối diện với những dịch bệnh tồi tệ khiến nhiều người bỏ mạng. Do khoa học, y tế chưa phát triển nên người xưa đã dùng những quan niệm mê tín để lý giải sự bùng phát của dịch bệnh.
Tâm Anh (theo History)
-
Nhiều dịch bệnh tồi tệ đoạt mạng hàng ngàn người bùng phát vào hàng ngàn năm trước. Theo đó, không ít nền văn minh cổ xưa đối diện sự mất mát lớn về con người.
-
Vào thời điểm ấy, những nạn nhân tử vong vì dịch bệnh được lý giải theo những quan niệm mê tín, không có cơ sở khoa học.
-
Trong số này có việc nền văn minh Hy Lạp cổ đại lý giải sự bùng phát của dịch bệnh là do các vị thần gây ra.
-
Theo thần thoại của người Hy Lạp, thần Apollo khiến quân đội của đế chế hùng mạnh này tổn thất lớn khi bắn mũi tên vào trong cuộc chiến thành Troia. Mũi tên của thần Apollo tượng trưng cho bệnh tật và cái chết. Vì vậy, cả con người và động vật nhiễm dịch bệnh rồi tử vong.
-
Để lý giải cho sự việc này, người Hy Lạp thời cổ đại cho rằng, thần Apollo và những vị thần quyền năng khác gieo rắc dịch bệnh vì giận giữ, phẫn nộ với con người.
-
Vì vậy, để ngăn chặn dịch bệnh hoành hành, người xưa thường tổ chức cúng tế để xoa dịu các vị thần.
-
Tương tự như người Hy Lạp cổ đại, người Ai Cập thời cổ đại cũng tin rằng các vị thần, ác quỷ và linh hồn reo rắc dịch bệnh.
-
Chính vì vậy, để chữa lành bệnh và khống chế dịch bệnh, người Ai Cập thường tìm đến các linh mục.
-
Linh mục, thầy tế được cho là có thể liên hệ với thần linh và cầu xin giúp con người trị khỏi bệnh tật thông qua cúng bái và hiến tế cũng như thực hiện trừ ma, diệt quỷ.
-
Song song với đó, linh mục cho bệnh nhân một số gói thuốc gồm các thành phần thảo dược.
-
Mời độc giả xem video: Đồng Tháp: Xử lý đối tượng đăng thông tin sai sự thật về dịch bệnh Corona. Nguồn: THDT.
Tâm Anh (theo History)
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile