Miệng núi lửa trên sao Hỏa “chứa đầy” đá quý?

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra "vầng hào quang" bí ẩn bao quanh các vết nứt trên bề mặt sao Hỏa.
Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy
 Các nhà khoa học thường tập trung vào nước khi tìm kiếm dấu hiệu của sự sống ngoài trái đất. Nhưng do nước không còn chảy trên sao Hỏa nên các nhà khoa học phải săn lùng các dấu hiệu địa chất của nước từng tồn tại ở đó.

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-2
 Dựa vào dữ liệu mới từ tàu thăm dò Mars Curiosity của NASA, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một dấu hiệu như vậy xung quanh các vết nứt trên bề mặt sao Hỏa.

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-3
Xung quanh một số vết nứt là "quầng sáng" của đá có màu sáng hơn, mà các nhà nghiên cứu nhận thấy có khả năng giàu opal. Để opal hình thành, đá giàu silica phải tương tác với nước. 

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-4
Dữ liệu này, cùng với những hình ảnh về quầng nứt gãy cho các nhà nghiên cứu biết rằng, nước phải tồn tại trên khắp Miệng núi lửa Gale rất lâu sau khi hồ bốc hơi, có nghĩa là sự sống có thể tồn tại ở đó lâu hơn, thậm chí có thể vào thời kỳ địa chất hiện đại của Sao Hỏa, bắt đầu từ 2,9 tỷ năm trước. Sao Hỏa được cho là khoảng 4,6 tỷ năm tuổi. 

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-5
Đá Opal (hay còn gọi là đá sắc màu) có tên khoa học là Opan, Từ Opal bắt nguồn từ tiếng La Mã là Opalus. Đây là loại đá mà khi soi đèn vào ta thấy ánh cầu vồng với rất nhiều màu sắc khác nhau. Tại thời trung cổ đá Opal được coi là loại đá báu vật và rất được người Hy Lạp yêu thích và tôn sùng. 

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-6
Đá Opal là sự tổng hợp pha trộn của nhiều loại đá khác nhau mà thành, trong đá Opal có nhiều màu sắc khác nhau bao gồm: màu đỏ của đá hồng ngọc, màu xanh của đá Sapphire, màu vàng của đá thạch anh... vậy nên những người Roman cổ đại cho rằng đá Opal là vua của các loại đá. 

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-7
Ngày nay đá Opal được các chuyên gia gọi với tên gọi khác là "kính vạn hoa" bởi vẻ đẹp và màu sắc đặc biệt của nó. 

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-8
Đá Opal có nguồn gốc từ các vụ phun trào núi lửa, trải qua hàng triệu năm dưới tác dụng của áp suất và nhiệt độ hình thành lên độ trong suốt và màu sắc có trong đá. 

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-9
 Tàu thăm dò Mars Curiosity của NASA có kích thước bằng chiếc ô tô được phóng vào tháng 11/2011 và hạ cánh xuống miệng núi lửa Gale rộng 154km của sao Hỏa vào đêm 5/8/2012.

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-10
Kể từ đó, Curiosity đã giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về khả năng tồn tại sự sống trên sao Hỏa cổ đại và cách hành tinh này đã thay đổi theo thời gian. 

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-11
Trong 9 năm trên sao Hỏa, Curiosity đã đi được tổng cộng 25,98km, và có thể tiếp tục trong thời gian tới. Các thành viên trong nhóm Curiosity cho biết, chiếc tàu thám hiểm này vẫn còn sức khỏe tốt mặc dù tuổi đã tương đối cao, và hệ thống năng lượng hạt nhân của nó được thiết kế để hoạt động trong thời gian tối thiểu là 14 năm Trái đất. (Năm sao Hỏa dài hơn, mỗi năm kéo dài khoảng 687 ngày Trái đất). 

Bat ngo phat hien mieng nui lua tren sao Hoa “chua day” da quy-Hinh-12
Curiosity không phải là robot duy nhất hoạt động trên bề mặt sao Hỏa. Tàu đổ bộ InSight của NASA đã theo dõi các trận động đất trên sao Hỏa kể từ khi hạ cánh vào tháng 11.2018 và tàu thăm dò Perseverance của cơ quan này đã hạ cánh vào tháng 2 vừa qua bên trong miệng núi lửa Jezero rộng 45 km. 
>>>Xem thêm video: NASA 'bắn' tiểu hành tinh để bảo vệ Trái đất (Nguồn: VTV24).


Thiên Trang (TH)

ĐỘC GIẢ BÌNH LUẬN