|
Tọa sơn quan hổ đấu: Ngồi ở trên núi cao mà xem cọp đánh nhau bình thản quan sát chuyện đấu đá của người ta vì không liên quan đến mình. |
|
Làm bạn với vua như đùa với hổ: Chơi với người có quyền lực lớn thì phải cẩn thận, kẻo bị "vồ" lúc nào không hay. |
|
Ăn như hùm đổ đó: Ăn khỏe, ăn nhanh và vội vàng (“đó” là một dụng cụ bắt tôm cá được đan bằng tre hoặc mây). |
|
Hùm chết để da, người ta chết để tiếng: Ví von những giá trị mà một con người để lại sau khi qua đời đẹp tựa như một tấm da hổ vậy. |
|
Tránh hùm mắc hổ: Tránh được kẻ hung hãn, độc ác này lại gặp phải kẻ khác hung hãn, độc ác hơn. |
|
Xà cung thạch hổ: Chỉ những kẻ hay nghi ngờ, nhìn thấy cây cung thì nghĩ là rắn, nhìn thấy tảng đá lại tưởng là cọp. |
|
Hổ vằn ngoài da, người vằn trong bụng: Lòng người khó lường. |
|
Ki cóp cho cọp nó tha: Dành dụm, tích trữ nhưng để kẻ khác cuỗm mất. |
|
Cầm gươm đằng lưỡi, cưỡi hổ đằng đầu: Làm việc dại dột và nguy hiểm. |
|
Chim cùng thì mổ, hổ cùng thì vồ: Cách tự vệ và phản công tất yếu khi bị dồn ép vào thế cùng lực kiệt. |
Mời quý độc giả xem video: Mâm cỗ Tết cổ truyền của người Hà Nội xưa. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.