|
Khi muốn nói đến ai đó phải chịu đựng mọi gian khổ để mưu việc lớn, người Á đông thường ví von bằng câu thành ngữ “nằm gai nếm mật” hay “nếm mật nằm gai”. Câu này có nguồn gốc từ đâu? |
|
Nhiều người hẳn sẽ bất ngờ nếu biết “nằm gai nếm mật” là câu chuyện xảy ra cách đây 2.500 năm trước ở nước Trung Hoa thời Xuân Thu - Chiến Quốc. Thời điểm đó, cuộc chiến tranh giữa nước Việt và nước Ngô đang diễn ra khốc liệt. |
|
Trận đánh cuối cùng của hai nước ở Cối Kê vô cùng tàn khốc. Cuối cùng quân nước Việt sức cùng lực kiệt, vua nước Việt là Việt vương Câu Tiễn phải mở cửa thành hàng quân Ngô. |
|
Vua nước Ngô là Phù Sai cho bắt vua Câu Tiễn cùng Hoàng hậu và tướng Phạm Lãi mang về nước. Trong thân phận tù nhân, ba người ngày phải cắt cỏ cho ngựa, quét dọn chuồng ngựa, vô cùng tủi nhục. Ba năm sau, Ngô Phù Sai trả tự do cho Câu Tiễn và đồng sự. |
|
Sau khi về nước, họ chiêu hiền đãi sĩ, mưa tính việc báo thù. Một lần, Phạm Lãi đến gần chỗ vua thường nằm và phát hiện ra, dưới chỗ vua nằm là một lượt gai, phía trên treo lủng lẳng một túi mật đắng, thỉnh thoảng vua lại nhấm một giọt. Thấy lạ, Phạm Lãi bèn hỏi cớ sự. |
|
Câu Tiễn thong thả trả lời: “Tự hành, đó cũng là nuôi chí. Ta làm như vậy là để nhớ những cay đắng, tủi nhục từ trận Cối Kê thảm hại năm xưa”. |
|
Ít lâu sau, nước mạnh, dân giàu, quân đội lấy lại khí thế, Phạm Lãi lại giúp Việt vương Câu Tiễn dàn trận đánh nước Ngô. Lần này tình thế đã đảo ngược. Nước Ngô suy yếu rơi vào tay Câu Tiễn. Công “nếm mật nằm gai” của ông đã được đền đáp xứng đáng... |
Mời quý độc giả xem video: Có Một Ninh Bình Non Nước Hữu Tình Đến Thế. Nguồn: VTV Review.