Điều khủng khiếp gì xảy ra với cơ thể khi bạn ăn quá nhiều?
Ăn quá nhiều được định nghĩa đơn giản là khi bạn đưa vào cơ thể lượng thực phẩm vượt quá nhu cầu. Điều này khiến cơ thể bạn phải làm việc quá sức và để lại những hậu quả nghiêm trọng về sức khỏe, tinh thần.
Theo CTV Ngọc Diệp/VOV.VN
-
Đau bụng: Khi bạn ăn quá nhiều, hệ tiêu hóa bị quá tải, dẫn đến đi ngoài thường xuyên và thậm chí tiêu chảy. Hãy ăn chậm và nhai kĩ để tránh cảm thấy thèm ăn quá độ. Nếu bạn bị đi ngoài, hãy uống nhiều nước để bù lại lượng nước bị mất.
-
Cảm giác nóng như giữa mùa hè: Nếu bạn ăn nhiều hơn bình thường, quá trình trao đổi chất trong cơ thể sẽ bị rối loạn. Nhịp tim của bạn sẽ tăng cao và bạn sẽ vã mồ hôi như đang ngồi trong phòng tắm hơi. Bạn không thể dừng lại tình trạng này, nhưng nó sẽ tự kết thúc sau khi trao đổi chất đã hoàn thành.
-
Đầy hơi: Khi nuốt thức ăn, bạn nuốt theo cả một phần không khí. Bạn ăn càng nhiều, lượng khí vào đường tiêu hóa càng lớn, đặc biệt nếu bạn vừa ăn vừa uống nước có ga. Cơ thể cũng sản sinh khí ga khi tiêu hóa thức ăn. Do đó, nếu lượng khí trong hệ tiêu hóa không thoát được ra, bạn sẽ bị đầy bụng.
-
Bồn chồn: Nếu bạn ăn quá nhiều, cơ thể bạn sẽ bồn chồn và bạn sẽ mất ngủ. Ăn quá nhiều sẽ làm rối loạn đồng hồ sinh học qua việc kích thích cơ thể sản sinh hormone. Hơn nữa, nếu thực phẩm bạn ăn giàu carb, dù bạn có ngủ đúng giờ thì bạn cũng dễ bị tỉnh dậy nửa đêm vì đói, khi lượng đường trong máu hạ xuống thấp.
-
Choáng váng: Choáng váng cũng là một tác dụng phụ của ăn uống quá nhiều. Để tiêu hóa thức ăn, quá trình trao đổi chất sẽ được đẩy nhanh và nhịp tim cũng tăng cao. Để giảm cảm giác choáng váng, hãy uống nhiều nước và nghỉ ngơi cho đến khi cảm giác choáng váng giảm bớt.
-
Lo lắng, cáu gắt và khó tập trung: Cảm giác lo lắng, bực bội và khó tập trung khi làm việc gì đó sau một bữa ăn quá no là các dấu hiệu cho thấy cơ thể đang làm việc cật lực để xử lí toàn bộ thức ăn bạn đã ăn. Khi bạn ăn quá nhiều, cơ thể tiết hormone insulin để dự trữ lượng đường thừa cho những lúc đường huyết xuống thấp, hoặc cho những lúc cơ thể cần nhiều năng lượng hơn. Sự dữ trữ này khiến đường huyết tại thời điểm sau ăn giảm mạnh, khiến bạn cảm thấy khó chịu./.
-
Theo CTV Ngọc Diệp/VOV.VN
VNDL_PC_Detail_Natives
VNDL_MB_Detail_Natives_Mobile