Các nhà nghiên cứu Nhật đã theo dõi 1.083 người vòng 5 năm dựa vào tốc độ ăn nhanh, bình thường và chậm. Các nhà nghiên cứu cũng theo dõi chế độ ăn uống của bản thân, hoạt động thể chất và các vấn đề về sức khỏe. Ban đầu, không ai trong số họ có các hội chứng chuyển hóa (gồm các tình trạng như béo phì, huyết áp cao, cholesterol máu cao) có thể dẫn tới các vấn đề về sức khoẻ như bệnh tim mạch và tiểu đường.
Theo kết quả được công bố trên tạp chí Circulation, 5 năm sau, 84 người tham gia báo cáo đã bị chẩn đoán mắc hội chứng chuyển hóa và điều này có liên quan đến tốc độ ăn uống của họ. Cụ thể, những người ăn nhanh có nguy cơ mắc hội chứng chuyển hóa cao hơn 89% so với những người ăn chậm và bình thường.
|
Ảnh minh họa: Shutterstock. |
Nhóm nghiên cứu kết luận rằng, việc ăn quá nhanh có liên quan đến các yếu tố như tăng cân không kiểm soát, tăng huyết áp và đường huyết không ổn định.
Cũng theo nghiên cứu này, việc nhai chậm rồi nuốt thức ăn từ từ sẽ giúp bạn có cảm giác no lâu hơn, từ đó giảm cảm giác thèm ăn của bạn. Khi ăn tốc độ nhanh, não không thể xử lý được cảm giác thèm ăn và khiến bạn ăn quá nhiều dù không có cảm giác đói nữa.
Khi ăn nhanh, bạn sẽ nuốt thức ăn khi chưa được xé nhỏ. Điều này sẽ gây ra chứng ợ nóng và tăng lượng acid dạ dày vì các loại thực phẩm khó được tiêu hóa.
Trước đó, cũng có nhiều nghiên cứu ủng hộ việc ăn chậm để kiểm soát tốt các vấn đề về sức khỏe. Một nghiên cứu ở Trung Quốc cho thấy, cả hai người đàn ông béo phì đều ăn ít hơn khi nhai 40 lần thay vì 15 lần trước khi nuốt. Nghiên cứu khác cho biết, việc bạn nhai thức lâu hơn có thể đốt cháy nhiều calo hơn (khoảng hơn 1.000 calo mỗi tháng).