|
Nồi và chân kiềng gốm của văn hóa Phùng Nguyên, 3.500-4.000 năm trước, hiện vật của Bảo tàng Lịch sử Quốc Gia Việt Nam. Văn hóa Phùng Nguyên là một nền văn hóa tiền sử thuộc sơ kỳ thời đại đồ đồng, cuối thời đại đồ đá mới, phân bố ở miền Bắc Việt Nam. |
|
Bình gốm văn hóa Phùng Nguyên. Phùng Nguyên là tên một làng ở xã Kinh Kệm, nay là xã Phùng Nguyên, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ, nơi đầu tiên tìm ra di chỉ của nền văn hóa này. |
|
Dọi xe sợi bằng gốm của văn hóa Phùng Nguyên. Các di chỉ Phùng Nguyên đã được phát hiện ở Phú Thọ, Bắc Ninh, Ninh Bình, Hà Nội, Hải Phòng và một vài nơi khác trong lưu vực sông Hồng. |
|
Các loại đồ đựng bằng gốm của văn hóa Phùng Nguyên. Theo các nhà nghiên cứu, đồ gốm Phùng Nguyên có kiểu dáng phong phú, hoa văn tinh tế, đã đạt đến trình độ phát triển cao với việc sử dụng bàn xoay. |
|
Đạn gốm văn hóa Phùng Nguyên. Về loại hình, đồ gốm Phùng Nguyên chủ yếu là đồ gia dụng, gồm nồi, bình, bát có chân đế... Ngoài ra còn có các loại công cụ sản xuất như, đồ trang sức, đạn dùng trong săn bắn... |
|
Mảnh đồ đựng có trang trí hoa văn Phùng Nguyên. Hoa văn gốm Phùng Nguyên rất phong phú gồm văn chải, văn thừng, văn khắc vạch, văn in, văn đan... |
|
Mảnh đồ đựng có trang trí hoa văn Phùng Nguyên. Gốm Phùng Nguyên được nung trong hố hở ở ngoài trời, nhiệt độ khoảng 600-800 độ C.Họ đã biết tráng gốm phủ ngoài trước khi đưa vào lò nung, có thể coi là bước khởi đầu cho kỹ thuật tráng men gốm sau này. |
Mời quý độc giả xem video: Giải mã thông điệp ý nghĩa trống đồng Đông Sơn. Nguồn: Đài Phát thanh - Truyền hình Hà Nội.